8. Kết cấu của luận văn
1.3 Hậu quả của giảm sút tầng tầng ôzôn
Tầng ôzôn của trái đất nằm ở tầng bình lưu thấp, ngay phía trên tầng đối lưu (bắt đầu từ bề mặt trái đất lên cao khoảng 12 km) đón nhận các tia cực tím có hại từ mặt trời.
Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím có năng lượng cao được coi là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học như gia tăng các khối u ác tính C (ung thư da). Theo một nghiên cứu, tăng 10% các tia cực tím có năng lượng cao được coi là liên quan với tăng 19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ.
Tăng cường bức xạ tia cực tím có thể tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển và ảnh hưởng đến mùa màng. Các loại cây bị ảnh hưởng rất lớn.
Do những thiệt hại ở lá cây gây ra bởi khí ôzôn, sản lượng nhiều loại cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế, như lúa phụ thuộc vào quá trình cố định N2 của vi khuẩn lam rất nhạy cảm với ánh cực tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng.
Bên cạnh các ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ cực tím đối với sinh vật, gia tăng tia cực tím trên bề mặt sẽ làm gia tăng lượng ôzôn ở tầng đối lưu. Ở mặt đất ôzôn thông thường được công nhận là một yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe vì ôzôn có độc tính vì là chất oxy hóa mạnh.
Vì tầng ôzôn hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ôzôn dự đoán sẽ dẫn tới tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt Trái Đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư da. Mặc dù sự giảm sút của ôzôn ở tầng bình lưu gắn liền với các chất CFC và có nhiều lý lẽ trên lý thuyết để tin rằng giảm sút ôzôn sẽ dẫn đến tăng tia cực tím trên bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên chưa có nhiều quan sát trực tiếp nhằm chứng minh liên hệ giữa giảm sút ôzôn và gia tăng tỷ lệ phát bệnh ung thư da ở con người.