Một số quan điểm về việc sử dụng chất chữa cháy Halon hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạch nhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 65)

8. Kết cấu của luận văn

3.1 Một số quan điểm về việc sử dụng chất chữa cháy Halon hiện

3.1.1 Quan điểm thứ 1

Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy, ở một số doanh nghiệp của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và những đơn vị có điều kiện thì họ hoàn toàn thống nhất theo quan điểm phải thay đổi hoàn toàn công nghệ chất chữa cháy gây ảnh hưởng đến môi trường và sẵn sàng chi tiền để đầu tư sử dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" cho cơ sở của mình.

Theo Hiệp ước Quốc tế thì phải thay đổi toàn bộ tất cả hệ thống nào sử dụng Halon.

Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ôzôn (1985) và Nghị định Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (1987) đã được Việt Nam chính thức tham gia từ tháng 1/1994. Đến nay đã có 180 quốc gia phê chuẩn. Hiện đã có 36 văn bản pháp quy liên ngành được ban hành; 60 công ty đa quốc gia và trong nước tham gia; 28 dự án do Quỹ đa phương hỗ trợ thực hiện.

Vì vậy, đứng trước tình trạng đó cần phải thực hiện theo những quy định đã đặt ra là thay đổi toàn bộ những công nghệ còn sử dụng chất Halon chuyển sang sử dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch". Thậm chí các doanh nghiệp cam kết đối với các dự án tiếp theo sẽ hoàn toàn sử dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch".

3.1.2 Quan điểm thứ 2

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, qua những thống kê sơ bộ cho thấy rằng: Việt Nam là một đất nước đang phát triển đi lên, chúng ta từng bước tranh thủ tận dụng những thành quả của các nước phát triển để đi tắt, đón đầu nhằm rút ngắn khoảng cách và thời gian tổ chức sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Vì vậy, không chỉ một

sớm một chiều là có thể thay thế những công nghệ cũ lạc hậu bằng những công nghệ mới hiện đại ngay lập tức được.

Trong tất cả các khí chữa cháy thì khí Halon là rẻ nhất. Halon là một thương phẩm tiêu chuẩn với rất nhiều ứng dụng và có ở khắp nơi trên thế giới. Do đó, nó rất rẻ và sẵn sàng cho việc nạp lại khí sau khi sử dụng, nhất là trong các ứng dụng phun khí cục bộ.

Nghiên cứu về tính chất hoá học thì Halon có tác dụng chữa cháy rất hiệu quả, với tác dụng ức chế phản ứng cháy (xúc tác âm) nên đặt biệt được nhiều doanh nghiệp chú ý sử dụng.

Đối với các ngành hàng không, ngành công nghiệp thì Halon vô cùng quan trọng vì đây là hoá chất duy nhất được chấp nhận trên thị trường quốc tế. Vì vậy, trong thời gian tới nhu cầu sử dụng vẫn còn phải duy trì.

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), phần lớn các doanh nghiệp ở nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ. 80 - 90% công nghệ nước ta sử dụng là công nghệ ngoại nhập, có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ từ những năm 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang 13. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính có hạn, việc tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn rất khó khăn vì phải thế chấp nhà và đất mà nói chung là họ không có, cho nên họ không dám mơ tưởng đến “đổi mới công nghệ”. Chính vì vậy, cần phải thay thế dần dần và từng bước để theo kịp môi trường Quốc tế, vì nước ta còn nghèo, công nghệ còn lạc hậu chưa thể đáp ứng được ngay nhu cầu phát triển trước mắt. Có như vậy chúng ta mới có được những bước tiến từ từ vững chắc để hoà nhịp với thế giới.

Theo phiếu điều tra kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp chỉ tính đến hiệu quả kinh tế, bởi lẽ để đầu tư một công nghệ mới bảo vệ môi trường thì quá tốn kém, nên hầu hết các ý kiến đều cho rằng giữ nguyên công

nghệ chất chữa cháy cũ vì “trước kia tôi dùng mãi có chết ai đâu” hoặc là “Việt Nam mình sử dùng như vậy thì nhằm nhò gì so với trên thế giới”

Mới lại “mấy năm nay có cháy đâu mà sử dụng, vậy lấy gì ảnh hưởng đến môi

trường được

Trên cơ sở các quan điểm nêu trên, việc hoàn thiện một số giải pháp chính sách được thực hiện trên cơ sở các định hướng sau:

3.2 Định hƣớng một số giải pháp chính sách nhằm ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch"

3.2.1 Mục tiêu

 Đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ "chất chữa cháy sạch" nhằm bảo vệ môi trường.

 Thu hút nguồn nhân lực trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất ra công nghệ "chất chữa cháy sạch"

 Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch", đầu tư phát triển công nghệ "chất chữa cháy sạch"

 Hình thành những cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện nhiệm vụ, chương trình, dự án về công nghệ "chất chữa cháy sạch".

 Xây dựng môi trường pháp lý giúp cho doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ôzôn trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

 Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ "chất chữa cháy sạch".

 Giúp doanh nghiệp thấy rõ được tầm quan trọng trong việc đổi mới công nghệ "chất chữa cháy sạch" nhằm thực hiện lợi ích trước mắt bảo vệ tính mạng, tài sản của doanh nghiệp và góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

3.2.1 Định hướng một số giải pháp chính sách 3.2.1.1 Chính sách tài chính

 Chính sách tài chính là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển KH&CN nói chung và công nghệ "chất chữa cháy sạch" nói riêng ở Việt Nam hiện nay.

 Chính sách tài chính phải được xây dựng trên môi trường pháp lý chặt chẽ, tạo điều kiện cơ sở hạ tầng tốt nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư tài chính cho công nghệ "chất chữa cháy sạch".

 Đầu tư Ngân sách Nhà nước có trọng tâm, trọng điểm để tạo bước bứt phá về một số công nghệ "chất chữa cháy sạch", bảo đảm các dự án đầu tư đổi mới công nghệ do ngân sách Nhà nước hỗ trợ phải gắn với nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp.

 Tranh thủ tối đa các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Tích cực xây dựng các dự án khả thi nhằm tranh thủ tối đa hỗ trợ từ các nguồn vốn tín dụng, vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn hỗ trợ quốc gia. Với thực trạng là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi tiêu của ngân sách rất lớn và áp lực cân đối ngân sách là không nhỏ, nhưng không phải thế là tận thu để bao chi. Làm như vậy sẽ phá vỡ tính kỷ luật tài chính tổng thể, gây kìm hãm, không kích thích đầu tư, phát triển công nghệ mới.

 Chính sách tài chính hình thành mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các tổ chức khoa học công nghệ, giữa doanh nghiệp với các tổ chức đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao nguồn lực kinh tế và đầu tư phát triển công nghệ "chất chữa cháy sạch".

 Chính sách tài chính khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy hết nội lực của mình trong công cuộc đổi mới công nghệ.

 Đầu tư tài chính cho công nghệ "chất chữa cháy sạch" không những góp phần chữa cháy nhanh, hiệu quả không ảnh hưởng đến tính mạng của con người mà còn góp phần làm cho giảm thiểu những tác động xấu đến tầng ôzôn.

 Thu hút được nhiều nguồn kinh phí nhằm thúc đẩy hoạt động R&D trong việc tạo ra những sản phẩm mới, quy trình công nghệ "chất chữa cháy sạch" mới, vừa phục vụ tốt trong công tác phòng cháy chữa cháy và góp phần bảo vệ môi trường.

3.2.1.2 Chính sách thuế môi trường

 Sử dụng chính sách thuế môi trường không những tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tạo động lực cho việc ứng dụng và nghiên cứu ra công nghệ mới – công nghệ "chất chữa cháy sạch" phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy, vì nó sẽ cho phép mỗi doanh nghiệp tự quyết định xem nên “trả thuế môi trường hay nên đổi mới sang công nghệ "chất chữa cháy sạch" để giảm thiểu chi phí”.

 Cải cách chính sách thuế môi trường phải phù hợp với hệ thống thuế và các loại hình thuế trên cả nước. Xây dựng các quy định của chính sách thuế môi trường cần đơn giản, rõ ràng phù hợp với trình độ của bộ máy quản lý thuế cũng như người nộp thuế, đảm bảo tính dễ hiểu, dễ chấp hành và dễ thực hiện.

 Từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 Vận dụng linh hoạt giữa thuế môi trường và thuế nhập khẩu, tạo sự đối nghịch giữa hai loại hình thu thuế bằng cách tăng thuế vi phạm môi trường và cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những bước đi quan trọng nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đổi mới công nghệ "chất chữa cháy sạch".

 Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập, hệ thống thuế Việt Nam phải có sự tương đồng với quốc tế về một số loại thuế có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế.

 Kiện toàn bộ máy quản lý thuế cho phù với yêu cầu đổi mới chính sách thuế, trong đó xác lập cơ chế phối hợp đồng bộ giữa cơ quan thuế

và các đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhằm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà nước.

 Tăng cường sự giáo dục tuyên truyền; nâng cao ý thức của công chúng về ý thức chấp hành chính sách thuế; từng bước đưa thuế trở thành chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống xã hội.

3.2.1.3 Chính sách kiểm soát sử dụng

 Hình thành một môi trường pháp lý chặt chẽ trong việc quản lý sử dụng chất chữa cháy ảnh hưởng đến môi trường ở Việt Nam. Trên cơ sở các văn bản pháp lý đã hình thành, thực hiện triệt để theo tiến trình cam kết trong Nghị định thư Montreal.

 Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong công tác phòng cháy chữa cháy, tăng cường hành động kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất chữa cháy ảnh hưởng đến môi trường.

 Quản lý và kiểm soát thông tin một cách chính xác, nắm bắt việc sử dụng để có những đề xuất thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạch nhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)