Do yêu cầu hội nhập và phát triển cần phải thay thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạch nhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)

8. Kết cấu của luận văn

2.5.1Do yêu cầu hội nhập và phát triển cần phải thay thế

Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình Quốc Gia trong việc tiếp nhận và quản lý tài chính từ các nguồn trong nước và ngoài nước liên quan đến thực hiện Chương trình Quốc Gia.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác phòng cháy chữa cháy trong hợp tác quốc tế về KH&CN phải được đẩy mạnh nhằm khai thác những cơ hội mà toàn cầu hoá có thể mang lại. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, cần nghiên cứu thay thế, nhập khẩu và từng bước sản xuất ra các công nghệ mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - kỹ thuật; đồng thời nâng cao năng lực KH&CN nội sinh để tiếp thu có hiệu quả thành tựu KH&CN hiện đại của thế giới.

Vì vậy, chúng ta cần phải sớm có những chiến lược và những kế hoạch cụ thể để thực hiện một cách triệt để từng bước tìm ra những giải pháp thích hợp cho việc thay thế, ứng dụng và nghiên cứu sản xuất.

2.5.2 Các kết quả đạt được trong việc hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn.

Việt Nam chính thức phê chuẩn Nghị định thư Montreal vào tháng 1 năm 1994. Nhờ các chính sách cương quyết của Chính phủ, nỗ lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan liên quan, sự tham gia của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người tiêu dùng cùng hỗ trợ tài chính của quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc từng bước hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn.

Hai văn bản quan trọng liên quan đến lĩnh vực này đã được Việt Nam ban hành là:

- Nghị định về cấm nhập khẩu các thiết bị làm lạnh sử dụng khí gas lạnh CFC - một trong 10 chất chính làm suy giảm tầng ôzôn đang được sử dụng ở Việt Nam.

- Thông tư liên tịch của hai Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc xuất nhập khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ôzôn theo quy định của Nghị định thư.

Để hoàn thành đúng lộ trình cam kết của Nghị định thư Montreal là đến năm 2010 loại trừ hoàn toàn các chất chính làm suy giảm tầng ôzôn như CFC, Halon và đến năm 2040 loại trừ hoàn toàn các chất khác làm suy giảm tầng ôzôn.

Nghị định thư Montreal ra đời nhằm hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất các-bon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit các-bon, các hợp chất của brôm (Halon) và methylchloroform để bảo vệ tầng khí quyển có chức năng lọc ánh sáng mặt trời, ngăn chặn bức xạ tia cực tím có hại chiếu xuống, bảo vệ sự sống trên trái đất.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu không có nghị định thư Montreal, bầu khí quyển của chúng ta đã phải hấp thụ một lượng khí nhà kính

cao gấp đôi hiện nay. Bên cạnh đó, nghị định thư Montreal ra đời còn giúp thế giới tránh được hàng chục triệu ca ung thư da và những khoản tiền lớn nhằm phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ. Chính vì vậy, việc loại trừ Halon đang là một vấn đề cấp bách hiện nay. Thời hạn loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn dành cho các nước thuộc điều 5 được nêu trong bảng 7 và bảng 8.

Bảng 7. Thời hạn loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn

Năm Thời hạn loại trừ

7.1999 Giữ nguyên CFC tại phụ lục A bằng mức trung bình 1995-1997

2002 Giữ nguyên Halon bằng mức trung bình 1995-1997 và MeBr bằng mức trung bình 1995-1998

2003 Giảm 20% CFC tại phụ lục B so với mức trung bình 1998-2000, giữ nguyên Metilclorofom bằng mức trung bình 1998-2000

2005 Giảm 50% CFC tại phụ lục A và Halon so với mức trung bình 1995-1997 2007 Giảm 85% CFC tại phụ lục A và B tương ứng với mức trung bình 1995-

1997 và 1998-2000

2010 Loại trừ 100% CFC, Halon và Tetraclocacbon; giảm 70% Metilclorofom so với mức trung bình 1998-2000

2015 Loại trừ 100% Metilclorofom

2016 Giữ nguyên HCFC bằng mức trung bình 2015 2040 Loại trừ HCFC

Bảng 8. Hạn định loại trừ Halon theo kế hoạch đề xuất (tấn ODS)

Nhóm II phụ lục A 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hạn định loại trừ

cho Việt Nam

37,06 18,53 18,53 18,53 18,53 18,53 - Mức giảm tạm thời

của Việt Nam

Bộ Thương mại cấp hạn ngạch nhập khẩu các chất thuộc Phụ lục 1 của Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT ngày 11/07/2005, theo nghĩa vụ loại trừ dần của Việt Nam đến năm 2010 do Nghị định thư quy định.

Tổng hạn ngạch nhập khẩu từng năm đến năm 2010 cho từng nhóm chất như sau:

Năm 2002: giữ nguyên lượng tiêu thụ Halon ở mức trung bình thời kỳ 1995 - 1997 (Mức trung bình thời kỳ 1995 - 1997 của Việt Nam là 37,07 tấn ODS).

Năm 2005: giảm 50% lượng tiêu thụ Halon trung bình thời kỳ 1995 – 1997. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010: Loại trừ 100% Halon theo sửa đổi bổ sung London của Nghị định thư Montreal.

Ngoài Nghị định thư Montreal, Việt Nam cũng đã tham gia Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính, nhằm ngăn chặn tình trạng trái đất ấm lên.

Theo ước tính của các nhà khoa học, kể từ tháng 1/1/2010, khoảng 1,5 tỷ tấn các chất làm suy giảm tầng ôzôn nhóm CFC, Halon và CTC sẽ được loại trừ hoàn toàn trên thế giới, giảm phát thải khoảng 25 tỷ tấn CO2 tương đương, đóng góp một phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu (các chất làm suy giảm tầng ôzôn cũng là các khí nhà kính gây nóng lên toàn cầu cao gấp hàng nghìn lần CO2). Trong thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn Halon và gần 400 tấn methyl bromide - những chất gây suy giảm tầng ôzôn. Song nhờ những nỗ lực giảm thiểu, trên 200 tấn CFC 12 (chiếm gần 1/2 tổng số CFC được sử dụng trong cả nước) đã được loại trừ và đến thời điểm này không còn doanh nghiệp nào tại Việt Nam sử dụng CFC trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạch nhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)