Những bất cập hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạch nhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 59)

8. Kết cấu của luận văn

2.7.2.2 Những bất cập hiện nay

thuế, về các biện pháp phi thuế cũng như các biện pháp hỗ trợ nhập khẩu công nghệ KH&CN phòng cháy chữa cháy còn ở mức độ hạn chế, chưa đủ giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, hạn chế để tiếp cận và đổi mới công nghệ "chất chữa cháy sạch".

 Vấn đề ngược lại, trong tình trạng hiện nay, khi chính sách thuế dành nhiều ưu đãi cho việc nhập khẩu sử dụng "chất chữa cháy sạch" (hiện nay thuế nhập khẩu các thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy áp dụng thuế nhập khẩu bằng 0%), dẫn đến một hệ lụy là các đơn vị xuất nhập khẩu sẽ biến hoá những công nghệ chất chữa cháy có ảnh hưởng đến môi trường thành những công nghệ "chất chữa cháy sạch" nhằm hưởng lợi từ những khoản thuế ưu đãi bất chính. Ví dụ: Công ty cổ phần XNK Kinh Thương (số 341 Trần Bình Trọng, phường 4, quận 5, TP HCM) do Phạm Gia Hải làm Giám đốc đã kê khai mặt hàng máy bơm nước thành máy bơm nước chữa cháy chuyên dụng để được ưu đãi về thuế nhập khẩu với tổng giá trị hàng hóa gần 5,6 tỷ đồng, trốn thuế với số tiền hơn 419 triệu đồng.

 Ở Việt Nam có một hệ thống thuế phức tạp với nhiều mức thuế suất, nhưng lại rất lỏng lẻo và thường xuyên thay đổi, thì việc gian lận và luồn lách thuế là chuyện dễ dàng xảy ra mà khó kiểm soát nổi.

 Thay vì đổi mới công nghệ "chất chữa cháy sạch" hoặc nghiên cứu ra những công nghệ mới nhằm bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp chỉ cần nghiên cứu biến hết những công nghệ chất chữa cháy có ảnh hưởng đến môi trường thành những công nghệ "chất chữa cháy sạch" để tận hưởng chính sách ưu đãi lớn về thuế của nhà nước. Bởi lẽ, để xác định được tính chất hoá học của các chất chữa cháy “bẩn” thì cần phải có trang thiết bị máy móc và thời gian nhất định thì mới có kết quả một cách chính xác được. Điều này để thực hiện được đòi hỏi phải có sự đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ việc kiểm soát thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó cũng phải đòi hỏi một đội ngũ cán bộ thuế và hải quan có trình độ nhất định nhằm kiểm

soát được chất nào là chất ảnh hưởng đến môi trường, chất nào là "chất chữa cháy sạch".

 Các cán bộ thuế vụ, cán bộ hải quan hướng dẫn không có trình độ, hoặc nắm bắt cập nhật không đầy đủ những "chất chữa cháy sạch" để có thể hướng dẫn doanh nghiệp kê khai việc xuất nhập khẩu, chưa kể đồng loã với doanh nghiệp trốn thuế gây thất thoát một lượng lớn ngân sách của nhà nước, tạo ra bất bình đẳng trong cạnh tranh. Những doanh nghiệp nào không “hợp tác” với cán bộ hải quan thì phải chịu nhiều phiền toái.

 Tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa so với các doanh nghiệp nước ngoài vì điều kiện nước ta còn nghèo.

 Sử dụng thuế môi trường nói chung và đối với các chất chữa cháy có ảnh hưởng đến môi trường thì vô hình trung đa thừa nhận quyền sử dụng các chất chữa cháy có ảnh hưởng đến môi trường ở một mức độ nào đó. Như vậy, vô hình chung nước ta đi ngược lại với các cam kết của Nghị định thư.

 Ngoài ra, còn có thể kể thêm một số rào cản quan trọng như rào cản mang tính kỹ thuật, khả năng thể chế không đủ năng lực, không đủ năng lực tài chính, thiếu nền tảng pháp luật căn bản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạch nhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)