Ví dụ:
Tớ nhảy qua con cá chuối bao giờ?
Sao mẹ chẳng thấy giống con ngựa nhỉ?
Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều mà cậu không muốn?
Lẽ nào thóc ấy còn mọc đợc?
Về hình thức các câu đều chứa các đại từ nghi vấn “bao giờ, sao, vì sao, lẽ nào” giống câu nghi vấn chân chính. Có câu chứa cả đại từ nghi vấn (ĐTNV) và ngữ khí từ (NKT).
Ví dụ:
Sao mẹ chẳng thấy giống con ngựa nhỉ? ĐTNV NKT NKT
Về hình thức là vậy nhng ý nghĩa nghi vấn lại không phải là hỏi mà là phủ định.
Ví dụ:
Tớ nhảy qua con cá chuối bao giờ?
Đại từ bao giờ dùng để hỏi về thời gian nhng ở đây nó nhằm phủ định việc nhảy qua con cá chuối hay ngời nói khẳng định không nhảy qua.
Mỗi phơng thức thể hiện có ý nghĩa phủ định riêng Ví dụ:
Sao mẹ chẳng thấy giống con ngựa nhỉ?
Thờng thờng ý nghĩa nghi vấn của từ sao dùng để hỏi về nguyên nhân. Nhng trong câu này nó kết hợp với hoàn cảnh sử dụng (ngời mẹ nhìn thấy con trai vẽ ngựa mà không giống ngựa) nên ý nghĩa nghi vấn trở thành phủ định (đó không phải là con ngựa). Các ngữ khí từ đợc sử dụng mang phần ít ý nghĩa của ngữ khí từ đặt trong câu nghi vấn chân chính.
Ví dụ:
Sao mẹ chẳng thấy giống con ngựa nhỉ?
Ngời mẹ vừa có ý thăm dò, vừa muốn có sự đồng tình của con khi khẳng định đó không phải là con ngựa.
ý nghĩa phủ định của loại câu này chủ yếu nhằm hai mục đích - Nhấn mạnh ý nghĩa phủ định:
Lẽ nào thóc ấy còn mọc đợc? - Bác bỏ ý kiến của ngời khác:
Ví dụ:
Tớ nhảy qua con cá chuối bao giờ?