e. Sản Phẩm
4.1.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện các chương trình quảng cáo
hiệu
a. Cơ sở đưa ra giải pháp:
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường toàn cầu thì bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và cạnh tranh được thì phải ghi được tên tuổi của Công ty mình nhưng muốn thương hiệu của Công ty mình đi vào trong tâm trí khách hàng một cách rộng rãi thì Công ty trước hết cần áp dụng phương thức quảng cáo. Đặc biệt Việt Nam đang là thị trường bán lẻ hấp dẫn so với các nước trong khu vực và thế giới. Với Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang hiện nay, qua phân tích ở phần thực trạng thì hoạt động quảng cáo của Công ty đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Cụ thể Công ty đã quảng bá hình ảnh Công ty mình đến đại đa số khách hàng, đã xây dựng được vị trí tốt trong tâm trí khách hàng. Doanh thu tiêu thụ tăng lên do tác động của hoạt động quảng cáo qua các năm chứng tỏ hoạt động này của Công ty là hiệu quả.
- Mặc khác, việc sử dụng phương tiện truyền thông cho hoạt động quảng cáo còn rất hạn chế về số lượng và số lần phát hành.
- Chưa có chuyên viên quản lý thống kê việc bán hàng qua mạng để thu tập các phản hồi và các đơn đặt hàng từ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trang web thiếu giao diện liên hệ giữa khách hàng và cấp quản lý của Công ty, và thông tin chi tiết bằng tiếng anh.
- Các hoạt động quảng cáo ngoài trời dễ bị mất màu làm mờ nhạt hình ảnh quảng cáo của Công ty.
- Do tính đặc thù riêng của mỗi loại báo, tạp chí mà Công ty cần phải chọn lựa kỹ để đăng mục quảng cáo.
b. Nội dung giải pháp:
Việc đầu tiên là Công ty phải biết xác định các mục tiêu cho hoạt động quảng cáo của mình, việc xác định mục tiêu phải xuất phát từ những quyết định trước đó về thị trường trọng điểm, định vị trí của doanh nghiệp trong thị trường trọng điểm đó và sử dụng phối thức tiếp thị trong thị trường như thế nào.
Các mục tiêu mà Công ty cần phải hướng tới là:
- Đưa thông tin đến với khách hàng một cách kịp thời và nhanh chóng nhất. - Củng cố hình ảnh của doanh nghiệp vào tâm trí của khách hàng.
- Thông báo cho thị trường biết về một sản phẩm mới. - Nêu ra những đặc điểm mới của sản phẩm.
- Thông báo cho thị trường biết về thay đổi giá. - Giải thích nguyên tắc hoạt động của sản phẩm. - Mô tả những dịch vụ hiện có.
- Điều chỉnh lại những ấn tượng không đúng. - Giảm bớt nỗi lo ngại của người mua.
Sau khi đã xác định mục tiêu cho quảng cáo, Công ty cần phải tiến hành xây dựng ngân sách quảng cáo cho từng loại sản phẩm của mình. Vai trò của quảng cáo là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhưng khó khăn nhất vẫn là các nhà quản trị phải xác định ngân sách dành cho quảng cáo là bao nhiều là vừa đủ. Trên thực tế mặc dù quảng cáo được xem như là một khoản chi phí lưu động nhưng thực ra một phần của chi phí lại tạo nên giá trị vô hình cho doanh nghiệp, giá trị đó chính là uy tín của doanh nghiệp.
Công ty cần phải xây dựng bảng dự trù ngân sách dành cho hoạt động quảng cáo của mình, theo từng phương tiện cụ thể với từng hạng mục chi phí cụ thể.
Trong thời gian tới, Công ty cần quyết định về phương tiện quảng cáo nào là cần thiết nhất, vì mỗi phương tiện quảng cáo có mặt tích cực cũng như hạn chế vì vậy Công ty cần xem xét kỹ nguồn tài chính của mình để quyết định chọn hình thức quảng cáo nào là phù hợp nhất như báo, tạp chí, truyền hình... Bên cạnh đó, phải xây dựng một chương trình cụ thể để nhằm giám sát toàn bộ hoạt động này.
- Cần có các video clip quảng cáo bắt mắt hơn, và hiện nay Công ty cũng đã đầu tư quảng cáo trên truyền hình VTV1, VTV3 vì Công ty cho rằng đây là những kênh được phát rộng rãi nhất.
- Công ty đang có xu hướng giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài nhiều hơn vì vậy cần phải có một lực lượng quản lý mạng chuyên nghiệp và trình độ ngoại ngữ tốt để nắm bắt được các nhu cầu của các thị trường này một cách nhanh nhất, nên Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng truy cập Website: tốc độ và hình ảnh trên trang Web bắt mắt hơn, thông tin về Công ty và các mặt hàng cụ thể và đầy đủ hơn, một số trang web để thu thập ý kiến khách hàng.
- Thay đổi bảng quảng cáo ngoài trời theo đúng tuổi thọ của nó. - Lựa chọn báo, tạp chí phổ biến về chuyên ngành thực phẩm.
Quyết định về phân bổ ngân sách quảng cáo cho các thị trường
Thị trường của Công ty trong thời gian vừa qua chủ yếu là thị trường trong nước, với mức tiêu thụ đạt 11,485,582 ngàn đồng năm 2006 và 19,751,243 ngàn đồng năm 2007 và đạt 28,941,327 ngàn đồng năm 2008. Trong tổng mức tiêu thụ trên thì có sự đóng góp của 3 thị trường Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam, đặc biệt là 3 tỉnh Nha Trang, Hà Nội và Đà Nẵng. Như vậy, việc phân bố ngân sách quảng cáo cho từng thị trường của Công ty nên tập trung nhiều vào 3 thành phố này. Việc đăng tải thông tin tập trung vào các thành phố này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có thể cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ hiện tại của mình tại các thị trường này.
d. Hiệu quả mang lại khi áp dụng:
- Khi xây dựng xong một chương trình hành động cụ thể, ban quản trị có thể dễ dàng quản lý được chương trình trong quá trình hoạt động.
- Có thể nhanh chóng kịp thời nắm bắt được các thông tin phản hồi từ khách hàng một cách chính xác để có thể kịp thời điều chỉnh lại chương trình sao cho phù hợp với yêu cầu thực tại hơn. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy thích công ty mình hơn.
- Hình ảnh của Công ty ngày càng được nâng cao và rộng rãi hơn, lòng tin của khách hàng vào Công ty ngày càng được củng cố và thêm vững chắc.
4.1.4 Giải pháp 4: Góp phần hoàn thiện hoạt động khuyến mãi, nâng cao uy tín
thương hiệu.
a. Cơ sở đưa ra giải pháp
Hoạt động khuyến mãi của Công ty trong thời gian vừa qua thì bên cạnh những chương trình hành động cụ thể mang lại những hiệu quả thiết thực còn có những hạn chế trong hoạt động khuyến mãi. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động khuyến mãi đạt được cũng có tác động đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, không có sự thành công nào mà không mắc phải những thiếu sót, mặc dù hoạt động có hiệu quả trong 3 năm nghiên cứu, nhưng trên thực tế thì hoạt động khuyến mãi còn nhiều hạn chế về loại hình áp dụng chương trình. Chương trình khuyến mãi được áp dụng này cũng là một trong những chiến lược kinh doanh của công ty cụ thể như: kèm hàng khuyến mãi cho một số sản phẩm tiêu thụ chậm và công ty còn tranh thủ vào các thời điểm khác nhau như: (các dịp lễ, tết…) để áp dụng chương trình này với mục đích nâng cao doán số bán hàng. Tuy nhiên các chương trình khuyến mãi của công ty đa số được áp dụng nhiều và thường xuyên đối với các khách hàng lớn của Công ty.
Chương trình khuyến mãi của công ty được áp dụng với mục đích là thu hút lượng khách hàng tiếp cận với các sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên công ty
vẫn chưa áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau để khách hàng chú ý hơn và thời gian áp dụng các hình thức này khá lâu. Có thể nói các chương trình khuyến mãi của công ty thường có tính chất lập lại qua các năm.
b. Nội dung giải pháp
Xây dựng thêm các công cụ khuyến mãi:
Ngoài các chương trình khuyến mãi mà Công ty hiện có thì Công ty cần phải xây dựng thêm các công cụ khuyến mãi nhằm gia tăng lượng khách hàng (lớn, nhỏ lẻ) của mình, các công cụ xây dựng thêm có thể là:
- Quà tặng, phiếu thưởng, phần thưởng cho khách hàng khi mua hàng thường xuyên hay mua nhiều, gói hàng miễn phí, quà tặng, phiếu đổi hàng.
- Kích thích thương mại bằng hình thức: Tài trợ mua hàng, đây là những khoản tiền được trừ bớt hay chiết khấu giảm giá mỗi khi những đại lý của Công ty mua hàng số nhiều trong một thời gian nhất định. Cách khuyến khích này sẽ giúp cho các đại lý có thể mua với số lượng lớn hoặc chấp nhận bán một mặt hàng mà bình thường họ không lấy. Điều này cũng dể hiểu bởi vì các đại lý của Công ty có thể sử dụng khoản tiền này dùng vào giảm giá khi bán hàng
- Tặng hàng miến phí: là những lô hàng tăng thêm cho người bán khi họ mua đến một khối lượng nào đó. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những khoản tiền thúc đẩy để nhằm khuyến khích những đại lý hoặc lực lượng bán hàng của Công ty khi những người này tích cực đẩy mạnh tiêu thụ hàng của doanh nghiệp.
Mở rộng chương trình khuyến mãi cho các sản phẩm khác và khách hàng, thường thay đổi cách khuyến mãi:
- Chương trình khuyến mãi của Công ty hiện nay đang thực hiện được áp dụng cho một số mặt hàng và chủ yếu là các đại lý, các nhà phân phối và các quán cà phê trên toàn quốc. Cho nên trong thời gian tới, Công ty cần thiết phải thiết lập các chương trình khuyến mãi mới rộng hơn cho các loại sản phẩm so với chương trình hiện nay. Ngoài việc áp dụng chương trình khuyến mãi cho các nhà tiêu thụ
sản phẩm lớn nhằm gia tăng doanh số bán hàng, với mục tiêu chiến lược là thị phần và doanh thu nên Công ty cũng cần chú ý khuyến mãi cho các khách tiêu dùng nhỏ lẻ theo từng thời điểm thích hợp để gia tăng được doanh thu hơn nữa. Tích cực hơn nữa vì đây là một trong những lượng khách hàng rất lớn và tiềm năng của Công ty.
- Đối với xu hướng tiêu dùng sản phẩm cà phê hòa tan thì Công ty nên có chính sách khuyến mãi vào các tháng gần tết nguyên đán, chương trình khuyến mãi có thể là 3:1; 5:1… Chương trình này còn phụ thuộc vào chính sách của Công ty và đối thủ cạnh tranh.
- Còn đối với loại cà phê bột thì Công ty cần xây dựng chính sách khuyến mãi mùa vụ va tùy vào lãnh thổ: Miền Nam, Miền Trung khuyến mãi vào các tháng 1->8, miền bắc từ tháng 5->11 bằng chương trình khuyến mãi sản lượng, phiếu giảm giá…
Tham gia vào Hội chợ triển lãm tổ chức tại các Tỉnh trên toàn quốc:
Trong thời gian qua công ty cũng đã tham gia một số hội chợ, triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức hàng năm và các hội chợ triển lãm của chuyên ngành nông sản trên toàn quốc với mục đích có nhiều cơ hội giới thiệu sản phẩm của Công ty mình đến tận tay khách hàng ở nhiều nơi.
c. Hiệu quả đạt được
- Khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các chương trình khuyến mãi, sẽ kích thích sự gia tăng tiêu thụ hàng hóa của Công ty thay vì sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Gia tăng được cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành.
- Nâng cao hình ảnh của Công ty cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng. Việc mở rộng được phạm vi áp dụng hình thức khuyến mãi đối với tất cả khách hàng sẽ giúp Công ty thu hút được lượng khách hàng mà hiện nay đang mua hàng của các đối thủ Trung Nguyên, Hoàng Tuấn và Năm Ngọc. Từ đó sẽ gia tăng được doanh thu, lợi nhuận và các lợi ích khác nhau cho Công ty.
4.2 Một số kiến nghị
4.2.1 Đối với Nhà nước
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới trong khi thực trạng chung của các doanh nghiệp, các thương hiệu Việt Nam hiện nay còn yếu về nhiều mặt. Do đó rất cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và các chính quyền địa phương để các thương hiệu của Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường toàn cầu này bằng các biện pháp sau:
- Nhà nước và chính quyền địa phương phải luôn gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân xây dựng thương hiệu Việt rồi cho từng địa phương trong tâm trí mọi người trên thế giới với đặc trưng riêng.
- Chính phủ Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các hiệp hội, hiệp ước bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền tác giả nhằm bảo vệ các thương hiệu Việt tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp và xâm hại.
- Nhà nước cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc soạn thảo và hoàn thiện các luật và quy định đến bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu và quyền tác giả một cách rõ ràng, minh bạch hơn nữa nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền đang phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời tuyên truyền ý thức tôn trọng quyền tác giả và sử dụng sản phẩm có bản quyền của người dân và các doanh nghiệp.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về thương hiệu cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ mình của các doanh nghiệp Việt Nam.
4.2.2 Đối với Công ty cổ phần cà phê Mê Trang
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang, ngoài những thành tích mà Công ty đã đạt được, em nhận thấy Công ty cần khắc phục một số điểm tồn tại (hạn chế) sau:
- Công ty cần không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị cho cán bộ công nhân viên Công ty. Đồng thời tuyển dụng thêm những cán bộ, nhân viên có trình độ cho Công ty nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao uy tín cho Công ty đối với công chúng.
- Với quy mô, tốc độ tăng trưởng hiện nay của Công ty, Công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới bằng cách thành lập phòng R&D của Công ty. Phòng R&D này sẽ có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho toàn bộ các đơn vị của Công ty, làm đa dạng hóa loại hình sản phẩm và dịch vụ của Công ty.
- Công ty cần chú ý hơn nữa tới việc xây dựng bản sắc văn hóa riêng cho đơn vị mình. Qua đó tạo cho thương hiệu của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang một bản sắc riêng, một cá tính riêng.
4.3 Kết luận
4.3.1 Những kết quả đạt được của đề tài
Nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tân tình của thầy Võ Hoàn Hải và từ phía Công ty cổ phần cà phê Mê Trang em đã hoàn thành đề tài “Định vị thương hiệu cà phê Mê Trang tại thị trường Nha Trang”. Đề tài đã đạt được những kết quả sau:
- Thứ nhất, đã giải quyết được mục tiêu chính của đề tài là Định vị thương hiệu cà phê Mê Trang.
- Thứ hai, bước đầu đã nghiên cứu được xu hướng tiêu dùng và một số yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm cà phê tại thị trường Nha Trang. Qua đó có thể giúp các Công ty hoạt động trong ngành hiểu rõ thêm nhu cầu của khách hàng từ đó đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng và có được những quyết định đúng đắn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.