“Hãy hiểu chính mình!”

Một phần của tài liệu Trí tuệ xúc cảm (Trang 30)

Theo một truyện cổ Nhật Bản, có anh chàng võ sĩ hung hăng thách thức một vị thiền sư giải thích cho anh ta thế nào là thiên đường và địa ngục. Thiền sư đáp lại với thái độ khinh miệt:

– Anh là kẻ lỗ mãng, ta không muốn mất thì giờ với những kẻ như anh. Cảm thấy bị lăng nhục, võ sĩ giận điên người và rút kiếm ra, thét to: – Ta có thể giết ngươi vì sự hỗn xược.

– Đó chính là địa ngục − Thiền sư thản nhiên đáp lại.

Kinh ngạc vì lời nói rất đúng ấy, võ sĩ bình tĩnh trở lại, tra gươm vào vỏ, chào thiền sư và cảm ơn ông ta vì đã giúp mình “đốn ngộ”.

– Đó chính là thiên đường − Thiền sư nói thêm.

Câu chuyện này cho thấy, buông thả mình theo những xúc cảm và có ý thức về chúng thật khác nhau. Yêu cầu của Socrate là “Hãy hiểu chính mình!” nói lên nguyên tắc cơ bản của xúc cảm: phải có ý thức về những tình cảm của mình ngay từ khi chúng vừa xuất hiện.

Có vẻ như những tình cảm của chúng ta rất rõ ràng, nhưng khi nhớ lại những tình tiết đã xảy ra, chúng ta đều không chú ý tới tình cảm thật sự của mình, hoặc có chú ý tới thì quá muộn. Các nhà tâm lý học gọi ý thức về tư duy của mình là siêu nhận thức (metacognition) và ý thức về những xúc cảm của mình là siêu tâm trạng (metamood). Tôi thích nói tới ý thức về bản thân (self-awareness) để chỉ sự chú ý thường xuyên tới trạng thái nội tâm của mình . Trong ý thức hướng nội ấy, tinh thần thường quan sát và xem xét chính kinh nghiệm của mình, kể cả các xúc cảm .

Ý thức về bản thân dường như xuất phát từ sự kích thích của vỏ não mới, đặc biệt là những vùng của ngôn ngữ phụ trách việc nhận biết và gọi tên những xúc cảm được gây ra.

Tóm lại, theo cách nói của John Mayer, một trong những cha đẻ của lý thuyết về trí tuệ xúc cảm, thì ý thức về bản thân có nghĩa là chúng ta đồng thời “có ý thức” về tâm trạng tức thời và cả về những ý nghĩ liên quan với tâm trạng ấy.3 Ý thức về bản thân có thể mang hình thức sự quan tâm “khách quan” không xét đoán đối với những trạng thái nội tâm của mình. Nhưng Mayer nhận xét rằng tính nhạy cảm ấy cũng có thể kém vô tư hơn. Khi đó, ý thức về những xúc cảm của mình được thể hiện thành ý nghĩ như: “Lẽ ra ta không nên cảm thấy như thế”, “Mình sẽ nghĩ đến những điều tốt đẹp để vui lên” hoặc nếu phạm vi của ý thức hẹp hơn, đó là ý nghĩ thoáng qua, như “Đừng nghĩ tới điều đó nữa” để phản ứng với sự kiện đặc biệt gây khó chịu.

Tuy có sự phân biệt logic giữa việc có ý thức về những tình cảm của mình và việc muốn thay đổi chúng, Mayer cho rằng trên thực tế, hai thái độ ấy thường đi đôi với nhau tức là, thừa nhận mình đang ở trong tâm trạng hung dữ cũng là muốn mình không như vậy. Nhưng sự chấp nhận này khác với những cố gắng của chúng ta nhằm chấm dứt tình trạng mình bị bốc đồng cuốn theo. Khi chúng ta nói “Dừng lại ngay” với đứa trẻ vừa đứa bạn nó, chúng ta có thể bắt nó dừng lại, nhưng không hẳn làm cho nó bình tâm được. Sự giận dữ vẫn ám ảnh đứa trẻ – “Nhưng nó làm vỡ đồ chơi của cháu!” – vì nó không được xoa dịu. Ý thức về bản thân có ảnh hưởng mạnh hơn với những xúc cảm thù địch và gây hấn. Hiểu rằng mình đang giận dữ sẽ mở rộng các khả năng giải quyết quyết định cứ để mặc nó hoặc tự giải thoát khỏi nó.

Theo Mayer, con người có thể được chia thành ba nhóm khác nhau tùy theo quan hệ của họ với xúc cảm:

– Những người có ý thức về bản thân mình. Những người này tinh tế trong đời sống tình cảm của mình. Sự hiểu biết về những xúc cảm của chính họ đôi khi làm rõ thêm một số nét nhân cách khác như: độc lập, có tâm lý tốt, có ý thức về giới hạn của bản thân và nói chung có quan niệm tích cực về cuộc sống. Khi ở trong tâm trạng xấu, họ không bao giờ u uất kéo dài mà có thể nhanh chóng thoát ra. Tóm lại, tính cách của họ giúp họ chế ngự các xúc cảm.

– Những người để những xúc cảm của mình nhấn chìm. Những người này thường nghĩ họ không thể thoát khỏi những xúc cảm của mình, như thể bị chúng chỉ huy. Họ thất thường và không hề có ý thức về những tình cảm của mình, đến mức bị chìm ngập vào đó và bỏ mất mọi cảm giác về không gian. Do đó, họ cũng chẳng làm gì nhiều để thoát khỏi tâm trạng xấu và thường có cảm giác là không thể kiểm soát được đời sống tình cảm của mình.

– Những người chấp nhận các thiên hướng tinh thần của mình. Họ là người vừa có ý thức về những gì mình cảm nhận vừa chẳng làm gì để điều chỉnh lại. Dường như nhóm người này chia thành hai: một bên là những người có tâm trạng tốt, do đó, ít muốn thay đổi tâm trạng; một bên là những người vừa có ý thức về sự biến đổi tâm

trạng của mình và chấp nhận chúng, lại vừa có khuynh hướng buông xuôi và chẳng làm gì cả. Khuynh hướng này thường gặp ở những người suy sụp, cam chịu thất vọng. Người sôi nổi và người lãnh đạm

Hãy tưởng tượng các bạn đang ngồi trên máy bay từ New York đến San Francisco. Chuyến bay yên ổn, nhưng khi tới gần dãy núi Rockies, giọng nói của người phi công vang lên: “Thưa các quý ông quý bà, chúng ta sắp gặp khu vực thời tiết xấu. Xin mời các vị về chỗ ngồi và thắt dây an toàn lại.” Máy bay dữ dội như chiếc thuyền giữa cơn sóng gió.

Bạn phản ứng như thế nào? Bạn cắm cúi vào việc đọc báo và không chú ý gì tới những điều đang diễn ra, hay đọc rất kỹ quy định về an toàn, thăm dò dấu hiệu hốt hoảng trên mặt các nữ tiếp viên và căng tai ra để thấy yên tâm vì nghe các động cơ vẫn quay đều?

Phản ứng tự nhiên nhất bộc lộ rõ thái độ của chúng ta đối với những thử thách. Kịch bản máy bay trên là một phần của trắc nghiệm do nhà tâm lý học Suzanna Miller đưa ra nhằm đánh giá xem đối tượng có khuynh hướng chú ý tới tất cả chi tiết của một tình huống nguy hiểm không, hay trái lại, đối tượng cố nghĩ tới chuyện khác để đánh lạc hướng sự lo âu của mình. Hai hướng chú ý trên phản ánh hai cách nhận biết rất khác nhau về những phản ứng xúc cảm của mình. Những người hướng sự chú ý của mình vào bên trong do cảnh giác thường vô tình cường điệu phản ứng của mình, nhất là khi họ thiếu bình tĩnh do ý thức về bản thân đem lại. Những xúc cảm của họ, vì thế, dường như mạnh hơn. Còn người hướng sự chú ý của mình ra bên ngoài như tìm cách tự khuây khỏa thì ít có ý thức hơn về những phản ứng tâm lý của mình và do đó, làm giảm bớt cảm nhận về tình huống nguy hiểm.

Nói rõ hơn, điều đó nghĩa là một số người để mình bị chìm ngập trong ý thức về các xúc cảm, trong khi những người khác hầu như không có sự cảm nhận chúng. Giống như chàng sinh viên thấy lửa cháy trong phòng ngủ, nhưng không hề hấp tấp, vội vàng đi tìm bình dập lửa vì anh ta không cảm thấy tình thế khẩn cấp.

Câu chuyện này được nhà tâm lý học Edward Diener kể cho tôi. Chàng sinh viên ấy là người ít xúc cảm nhất mà ông từng thấy. Anh ta không có một niềm say mê, dù nhỏ nhất. Anh ta đi qua cuộc đời dửng dưng, ngay cả khi gặp tai họa trong phòng ngủ của mình.

Ở trường hợp đối lập, một người phụ nữ sau khi bị mất chiếc bút mình yêu thích đã ủ rũ nhiều ngày liền. Một lần bị thu hút bởi lời quảng cáo bán giày hạ giá, chị ta liền gác lại công việc đang làm, nhảy lên ô tô và phải mất ba giờ để tới cửa hàng bán giày hạ giá ở Chicago.

Diener nhận xét rằng, nhìn chung, phụ nữ cảm nhận những xúc cảm tích cực hay tiêu cực mạnh hơn đàn ông. Ngoài sự khác nhau về giới tính, đời sống tình cảm của những người có khả năng chú ý thường phong phú hơn. Tính nhạy cảm về sự chú ý này trước hết có ở phụ nữ, chỉ cần sự kích thích nhỏ nhất cũng đủ gây ra cơn bão xúc cảm. Trong khi với những đối tượng ở cực kia, tình thế gay go nhất trên thực tế cũng không gây ra sự rùng mình nào.

Người không có tình cảm

Gary làm Ellen, vợ chưa cưới của anh ta bực mình, vì tuy anh ta thông minh, thành công trong nghề nghiệp nhưng về tình cảm lại là kẻ trống rỗng và vô cảm. Tỏ ra xuất sắc về khoa học và nghệ thuật, nhưng khi phải biểu lộ tình cảm của mình kể cả đối với Ellen, anh ta lại rơi vào câm lặng. “Tính tôi không thích biểu hiện các xúc cảm của mình. Tôi không biết nói gì và tôi chẳng cảm thấy xúc cảm mạnh mẽ nào, dù tích cực hay tiêu cực”, anh ta nói với bác sĩ điều trị mà anh ta đã đến khám theo yêu cầu của Ellen.

Anh ta không thể nói rõ tình cảm của mình với ai vì anh ta không biết mình cảm thấy gì. Anh ta nhớ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy tức giận, buồn rầu hay vui mừng cả4. Như bác sĩ điều trị của anh ta nhận xét, sự trống rỗng về xúc cảm ấy làm Gary và những người giống anh ta trở nên tẻ nhạt: “Họ làm mọi người chán. Vì thế, những người vợ bảo họ tìm tới các nhà điều trị tâm lý.” Sự trống rỗng về tình cảm của Gary minh họa cho chứng không diễn đạt được xúc cảm. Những người như anh ta không tìm được từ ngữ để diễn đạt tình cảm của mình. Thật ra, dường như họ chỉ đơn giản là không có tình cảm, dù có thể do họ bất lực về diễn đạt hơn là không có chút cảm xúc nào. Một trong những đặc trưng lâm sàng của người mắc chứng này là họ khó mô tả các tình cảm của họ cũng như của người khác và vốn từ “tình cảm” của họ hết sức hạn chế5. Hơn nữa, họ không thể phân biệt được xúc cảm khác nhau của mình và quan hệ giữa xúc cảm ấy với những cảm giác thể chất: một người mắc chứng này có thể hồi hộp, bồn chồn, toát mồ hôi, nhưng lại không biết rằng mình đang lo lắng.

“Những người mắc chứng không diễn tả được xúc cảm rất khác biệt, và giữa một xã hội được các tình cảm chi phối, họ lạc lõng như đến từ một hành tinh khác”− nhà tâm bệnh học Peter Sifneos, người tạo ra từ alexithymia năm 1972, mô tả họ như vậy. Chẳng hạn, những người mắc chứng này hiếm khi khóc, nhưng đã khóc thì khóc sướt mướt. Nhưng hỏi tại sao họ buồn thì họ chẳng biết trả lời thế nào. Một phụ nữ mắc chứng này đã khóc suốt đêm sau khi xem bộ phim kể về một bà mẹ có tám con chết vì ung thư. Khi bác sĩ gợi ý rằng phản ứng trên có lẽ do người mẹ của bà đang hấp hối vì bị ung thư, thì bà ngồi bất động, câm lặng và bối rối. Ông ta bèn hỏi bà đang cảm thấy gì, bà nói bà “thấy trong mình hết sức khó chịu” nhưng không biết nói cụ thể hơn về tình cảm của mình. Rồi bà nói thêm rằng bà đã khóc mà không biết chính xác tại sao.

Đó chính là cái nút của vấn đề. Không phải những người mắc chứng này không có tình cảm, mà là họ không thể biết được chính xác tình cảm của mình đặc biệt là không biết diễn đạt tình cảm bằng lời. Họ thiếu hẳn năng lực làm cơ sở cho trí tuệ xúc cảm: ý thức về bản thân, tức là biết được mình cảm thấy điều gì khi xúc cảm của mình xuất hiện. Khi có chuyện xảy ra, hay một người nào đó đánh thức những tình cảm trong họ, họ cảm thấy hoang mang và bối rối, muốn tránh đi bằng mọi giá. Khi xúc cảm xuất hiện, họ liền coi đó là nguồn gốc của sự phiền nhiễu. Họ cảm thấy “khó chịu kinh khủng” nhưng không biết diễn đạt chính xác họ cảm thấy khó chịu như thế nào và vì cái gì.

Trong khi đến nay, vẫn chưa ai xác định chắc chắn được nguyên nhân của chứng không thể diễn đạt các xúc cảm, thì bác sĩ Sifneos cho rằng, đây có thể là sự tách rời giữa hệ thống rìa và vỏ não mới, đặc biệt với các trung tâm ngôn ngữ. Điều này phù hợp với những gì chúng ta đã biết về bộ não xúc cảm. Những người động kinh, khi bị cắt đi sự liên lạc này để ngăn ngừa những cơn bệnh mới, đều trở nên trống rỗng về xúc cảm, giống như những người mắc chứng không thể diễn đạt được xúc cảm và bỗng nhiên mất hết đời sống tưởng tượng. Tóm lại, tuy các vòng mạch của bộ não xúc cảm vẫn có thể phản ứng, nhưng vỏ não mới không thể phân biệt được các xúc cảm và không thể diễn đạt bằng những sắc thái của ngôn ngữ.

Ca ngợi tình cảm sâu sắc

Elliot từng khổ sở vì khối u to bằng quả cam nằm ngay sau trán. Ca phẫu thuật đã cắt bỏ nó, nhưng những ai từng biết rõ Elliot đều khẳng định rằng anh ta không như trước nữa, nhân cách của anh ta đã biến đổi hẳn. Trước đây, Elliot là luật sư nổi tiếng, bây giờ, anh ta không thể làm việc được. Vợ anh ta đã bỏ anh ta.

Trường hợp của anh ta thật rắc rối. Những năng lực trí tuệ của anh ta vẫn còn nguyên, nhưng anh ta mất hết thì giờ vào những chi tiết nhỏ nhặt và dường như đã mất hết mọi khả năng nhận xét về những công việc cần ưu tiên. Anh ta tìm đến một nhà thần kinh học với hy vọng việc phát hiện ra vấn đề gì đó về thần kinh sẽ cho phép anh ta được hưởng khoản trợ cấp tàn tật.

Antonio Damasio, nhà thần kinh học mà Elliot đến khám đã kinh ngạc khi thấy anh ta thiếu mất một số yếu tố trong danh mục năng lực tinh thần. Trong khi năng lực lập luận, trí nhớ, sự chú ý và những năng lực nhận thức khác còn nguyên vẹn, thì Elliot hầu như quên hết cảm giác về những gì từng xảy ra với mình. Càng kinh ngạc hơn khi anh ta kể lại cuộc đời mình như một khán giả thờ ơ, không say mê, không tiếc nuối, không buồn rầu, không một chút thất vọng hay giận dữ nào.

Theo Damasio, sự vô thức về xúc cảm của Elliot là do anh ta bị cắt đi một phần các thùy trán trước để lấy khối u ra. Ca phẫu thuật đã cắt đứt liên lạc giữa các trung tâm

bên dưới của bộ não xúc cảm đặc biệt là của hạnh nhân và các vòng mạch kết nối với vỏ não mới, nơi trú ngụ của tư duy. Từ đó, Elliot suy nghĩ giống như cái máy: anh ta có thể thực hiện một thao tác cần thiết dù rất nhỏ để đưa ra một quyết định, nhưng hoàn toàn không thể phân định giá trị của những khả năng khác nhau. Đối với anh ta, mọi sự lựa chọn đều như nhau. Theo Damosio, ý thức quá ít ỏi về tình cảm đã làm lập luận của Elliot bị sai lạc.

Sự thiệt thòi này biểu hiện ở những quyết định bình thường nhất. Khi Damasio thử ấn định ngày giờ của lần gặp sau, Elliot tỏ ra lúng túng, do dự. Anh ta có lý do để bác bỏ hay chấp nhận mỗi lần hẹp gặp ấy, nhưng không thể cảm thấy được lúc nào là thích hợp với anh ta hơn. Vì thiếu ý thức về những tình cảm của mình, anh ta không lựa chọn được.

Bài học rút ra là tình cảm đóng một vai trò cơ bản trong những quyết định của chúng

Một phần của tài liệu Trí tuệ xúc cảm (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w