Tính cách không phải là số phận

Một phần của tài liệu Trí tuệ xúc cảm (Trang 137)

Tính khí là cái nền quy định tính cách sâu xa của mỗi con người. Tính khí là tập hợp những thiên hướng đặc trưng cho đời sống xúc cảm. Tính khí từ khi sinh ra là một phần di sản di truyền của cha mẹ dành cho con cái mà ông trời đã định sẵn và nó có ảnh hưởng suốt đời. Vậy có thể thay đổi những xúc cảm bẩm sinh đó không? Sinh học có quyết định số phận những xúc cảm của chúng ta không?

Câu trả lời rõ nhất đã được đưa ra bởi Jerome Kagan thuộc trường Đại học Harvard. Theo ông, có ít nhất bốn loại tính khí cơ bản: nhút nhát, táo bạo, lạc quan và u sầu. Mỗi tính khí ấy tương ứng với một sơ đồ họat động não khác nhau. Tuy nhiên, có vô số sắc thái tính khí, mỗi sắc thái dựa vào những khác biệt bẩm sinh trong vòng mạch xúc cảm; khả năng đánh thức một xúc cảm nào đó, cũng như độ dài và cường độ của nó, lại khác nhau từ người này sang người khác. Những công trình của Kagan nghiên cứu về một trong những mặt này: sự đối lập giữa các cực táo bạo và nhút nhát.

Kagan nhận thấy rằng những người trưởng thành nhút nhát vốn là những đứa trẻ rất nhạy cảm và hay sợ. Ngay từ những năm đầu tiên, những đứa trẻ này sợ tất cả mọi cái khác thường. Chúng khó ăn những thứ gì chúng chưa biết, ngại ngùng khi đến gần những con vật hay nơi xa lạ và tỏ ra nhút nhát với ai chúng chưa biết. Chúng cũng có xu hướng tự coi mình phạm tội và cảm thấy ân hận. Tính lo lắng làm chúng bị tê liệt trong đời sống xã hội. Khi trở thành người lớn, chúng thường giữ yên lặng, sống trầm và lúng túng khi phải nói trước công chúng.

Lúc lên hai, năm và bảy tuổi, Tom là một trong những đứa trẻ rụt rè nhất. Lúc 11 tuổi, cứ mỗi lần nó phải nói chuyện với ai đó là nó lại toát mồ hôi. Trong nó luôn thường trực nỗi lo sợ, ám ảnh: sợ nhà nó bị cháy, sợ nhảy xuống một bể bơi, sợ ở một mình trong bóng tối. Và nó thường thấy ác mộng, những con quái vật tấn công. Đến năm 13 tuổi, nó ít nhút nhát hơn, nhưng bao giờ cũng cảm thấy sợ hãi khi có mặt những đứa trẻ khác và nhất là sợ không đạt kết quả khá ở nhà trường, tuy nó thuộc tốp những đứa đứng đầu lớp. Là con một nhà khoa học, Tom cũng ôm ấp mơ ước đi theo con đường này vì sự đơn độc của hướng đi này lại rất thích hợp với thiên hướng nội tâm của nó.

Ngược lại, Ralph luôn luôn tự tin và cởi mở. Bao giờ cũng thoải mái và linh hoạt, lúc 13 tuổi nó đã chuyện trò hết sức tự nhiên và đầy hứng thú, không hề tỏ ra dấu hiệu bị kích thích nào và giọng nói rất tự tin, thân mật, như thể người nói chuyện với nó, một người hơn nó tới 25 tuổi, là một người bạn. Cởi mở và được bạn bè yêu thích, Ralph chưa bao giờ cảm thấy e dè cả.

Những đứa trẻ nhút nhát dường như từ khi sinh ra đã sở hữu những vòng mạch nơ-ron khiến chúng nhạy cảm ngay cả với tác động nhẹ nhất, tim chúng đập nhanh hơn những đứa trẻ khác khi ở trong hoàn cảnh mới hoặc khác thường. Xu hướng lo sợ có lẽ là cơ sở của tính nhút nhát ở chúng. Có thể đó chính là lý do khiến những phụ nữ trung niên vốn nhút nhát thường sợ hãi, lo âu, cảm thấy mình có tội và luôn gặp stress, như nhức đầu hay rối loạn tiêu hóa, nhiều hơn so với người cùng độ tuổi.

Đặc điểm thần kinh của tính nhút nhát

Theo Kagan, điều làm Tom − đứa trẻ nhút nhát, khác với Ralph − kẻ táo tợn, chính là tính dễ bị kích động của vòng mạch nơ-ron hướng vào hạnh nhân. Ở những người rất nhút nhát như Tom, vòng mạch này rất nhạy cảm với kích động. Chính vì thế, họ tránh những gì chưa từng biết, thường hay nghi ngại và lo hãi. Còn những người như Ralph thì có ngưỡng kích động của hạnh nhân cao hơn nhiều, do đó, họ ít sợ sệt hơn, cởi mở hơn và thích tìm kiếm cái chưa biết và cái mới.

Khả năng của một đứa trẻ dễ bị kích thích và rối loạn vì những vật hay những người nó chưa biết, cho phép xác định rất sớm kiểu sơ đồ hóa học thần kinh mà nó thừa hưởng được. Khi mới đẻ, cứ 5 đứa trẻ thì có 1 đứa trẻ nhút nhát và 2 đứa trẻ có tính khí mạnh bạo.

Theo Kagan, khi được tám hay chín tháng tuổi, nỗi sợ “cái chưa biết” đã xuất hiện ở trẻ em; nếu người mẹ đặt nó vào căn phòng có người lạ, nó sẽ khóc. Cũng theo Kagan, rất có thể những đứa trẻ nhút nhát kế thừa những tỷ lệ cao về norepinephrine và các hóa chất có khả năng kích hoạt hạnh nhân (amygdala) và vì thế tạo ra một ngưỡng thấp, khiến hạnh nhân dễ bị kích động.

Một dấu hiệu cho thấy tính nhạy cảm kịch phát ấy: khi các chàng trai hay các cô gái, vốn là những đứa trẻ nhút nhát, thực hành trong phòng thí nghiệm và họ bị căng thẳng, khó chịu với mùi hóa chất, mùi của các dụng cụ trong phòng, thì nhịp tim của họ vẫn giữ ở mức độ cao lâu hơn người khác; điều đó có nghĩa là sự kịch phát chất norepinephrine đã duy trì hạnh nhân trong trạng thái kích động, và qua những vòng mạch nơ-ron nối tiếp, nó tiếp tục kích thích hệ thần kinh giao cảm. Kagan nhận thấy rằng ở những đứa trẻ nhút nhát, tất cả các chỉ số về mức độ phản ứng đều tăng quá mức: huyết áp tăng khi nghỉ ngơi, con ngươi giãn to, tỷ lệ norepinephrine cao hơn trong nước tiểu, v.v…

Im lặng là dấu hiệu khác của sự nhút nhát. Mỗi lần nhóm Kagan quan sát trẻ em ở nhà trẻ, khi có mặt người lạ thì đứa nhút nhát nói ít hơn những đứa khác. Kagan cho rằng sự im lặng, nhút nhát trước một điều mới mẻ hay trước vật gì đe doạ cho thấy hoạt động của những vòng mạch nơ-ron nối liền não trước, hạnh nhân và các cấu trúc lân cận điều khiển lời nói (những vòng mạch ấy cũng ngăn cản chúng ta nói, dù chỉ là một lời rất ngắn, trong trường hợp bị stress).

Những đứa trẻ siêu nhạy cảm có xu hướng mắc những rối loạn gắn liền với sự lo hãi, như những cơn hốt hoảng, từ lúc lên bốn hay năm tuổi. Trong một cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 754 trẻ, họ đã ghi nhận rằng 44 đứa trong số đó đã có ít nhất một cơn hoảng hốt hoặc đã có một số dấu hiệu lo sợ. Những mối lo lắng ấy nói chung do sự lo sợ thông thường ở lứa tuổi thiếu niên đem lại, như lần hò hẹn đầu tiên với một cô gái hoặc một kỳ thi quan trọng, tức là những hoàn cảnh mà phần lớn các em gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Nhưng những em nhút nhát và hay sợ lại có những dấu hiệu hoảng hốt như hồi hộp, thở nhanh hay cảm thấy nghẹt thở khi có cảm giác điều khủng khiếp sắp xảy ra khiến cho các em sẽ trở thành điên hoặc sẽ chết. Theo các nhà nghiên cứu, nếu những chuyện đó không đủ quan trọng để cho “sự nhiễu tâm lo ngại” phát sinh, thì chúng cũng chỉ ra rằng thiếu niên này có thiên hướng mắc chứng rối loạn hơn những em khác.

Sự xuất hiện những cơn lo lắng gắn chặt với tuổi dậy thì. Những cô gái với rất ít các dấu hiệu dậy thì xuất hiện đã khẳng định là họ không có mối lo lắng ấy, nhưng trong số những cô gái đã trải qua tuổi dậy thì, có 8% trải qua các cơn hoảng hốt.

Tính khí lạc quan, yêu đời

Trong những năm 1920, khi còn là một cô gái, dì June của tôi rời quê hương Kanasas của mình để tới Thượng Hải, chuyến đi nguy hiểm đối với một phụ nữ đơn độc thời ấy. Ở đó, dì tôi gặp và lấy một viên thanh tra cảnh sát thuộc địa của Anh. Khi người Nhật xâm chiếm Thượng Hải đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, dì và chồng bị giam trong trại tù binh. Sau năm năm khủng khiếp ở trại, họ mất hết mọi thứ. Không một xu dính túi, họ đến Colombia – thuộc địa của Anh.

Tôi còn nhớ lần đầu tôi gặp dì June khi còn nhỏ. Đó là một bà lão đầy sức sống mặc dù cuộc đời đã phải trải qua hành trình đầy khó khăn và gian khổ. Trong những năm cuối đời, bà bị liệt sau một trận ốm; sau thời gian điều dưỡng dài và khó khăn, bà đã có thể đi lại dù rất vất vả. Hồi đó, bà đã hơn 70 tuổi, chúng tôi tổ chức một chuyến đi chơi, bà bị lạc. Tôi nghe thấy bà gọi tôi. Bà ngã xuống và không đứng dậy được. Tôi lao đến đỡ bà dậy và thay vì than phiền, bà cười đùa với tình cảnh của mình: “Ôi, ít nhất là ta vẫn còn có thể đi lại”.

Về bản chất, xúc cảm ở một số người dường như luôn hướng tới sự tích cực; những người đó lạc quan và dễ sống trong khi những người khác lại khắc khổ và u sầu. Những mẫu tính khí này, trong đó vui vẻ, lạc quan và u sầu là hai hình thức đối lập nhau dường như gắn liền với hoạt động tương ứng của hai vùng trán trước phải và trái, hai cực cao nhất của bộ não xúc cảm. Giả thuyết này phần lớn được rút ra từ những công trình của nhà tâm lý học Richard Davidson. Ông nhận thấy rằng ở người có thùy trán trước phía trái họat động mạnh hơn thường có tính khí vui vẻ lạc quan; họ quý trọng người khác và những gì cuộc sống mang lại, vượt qua được thất bại của mình như dì June của tôi đã làm. Trái lại, những người có thùy bên phải hoạt động tương đối mạnh hơn thường có xu hướng tỏ ra tiêu cực, buồn bã và dễ bị khó khăn làm bối rối. Họ dường như không thể thoát ra khỏi những lo lắng và trạng thái suy sụp của mình.

Như vậy, rõ ràng chúng ta đã được tính cách của chính mình chuẩn bị để đương đầu với cuộc sống, tùy theo những xúc cảm tiêu cực hay tích cực. Xu hướng buồn rầu hay lạc quan, cũng như xu hướng nhút nhát hay táo bạo xuất hiện từ năm đầu tiên, khiến cho người ta giả định rằng nó cũng được quy định về mặt di truyền. Như phần lớn các bộ phận khác của bộ não, các thùy trán vẫn tiếp tục phát triển trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, vì thế hoạt động của chúng không thể đo đếm được khi đứa trẻ mới tháng thứ mười hoặc hơn. Nhưng, ngay ở giai đoạn này, Davidson cũng đã có thể ghi nhận rằng hoạt động của các thùy trán cho phép đoán trước chúng khóc khi nhìn thấy mẹ rời khỏi buồng không. Tương quan này đúng gần 100% với hàng chục trẻ em được trắc nghiệm; ở tất cả những đứa hay khóc lóc, bộ não hoạt động mạnh hơn ở phía phải; còn ở những đứa không khóc, bộ não hoạt động mạnh hơn ở phía trái.

Tuy vậy, ngay cả khi mặt cá tính căn bản này đã được quy định từ lúc đẻ ra hoặc gần như thế, thì những bài học tâm lý thời thơ ấu vẫn có thể ảnh hưởng sâu sắc tới cá tính, làm tăng thêm hay giảm bớt những thiên hướng bẩm sinh của chúng ta. Do tính đàn hồi đặc biệt của bộ não trong những năm đầu tiên của cuộc đời, kinh nghiệm có hệ quả quan trọng đối với hình thức cuối cùng của các mạch thần kinh. Những quan sát của Kagan cho thấy rõ kiểu kinh nghiệm nào làm thay đổi tính khí thuận lợi.

Làm thế nào để chế ngự hạnh nhân bị kích thích quá mức?

Kagan đã làm sáng tỏ một điều thật đáng khích lệ: tất cả những đứa trẻ sợ sệt không trở thành kẻ nhút nhát khi lớn lên, số phận của chúng không bị quy định bởi tính cách của chúng. Nếu trải qua kinh nghiệm thích hợp, đứa trẻ sẽ chế ngự được hạnh nhân siêu nhạy cảm. Chính kinh nghiệm xúc cảm của đứa trẻ là nhân tố quyết định. Đối với đứa trẻ nhút nhát, cách đối xử của bố mẹ sẽ giúp nó học được cách chế ngự sự rụt rè – đó là điều quan trọng nhất.

Chính thái độ của bố mẹ, đặc biệt là của mẹ, quyết định phần lớn sự phát triển của chúng. Một số bà mẹ cho rằng phải làm cho đứa con nhỏ của mình tránh được sự phật ý dù nhỏ nhất; một số khác lại cho rằng phải làm cho nó quen đương đầu với khó khăn và bằng cách đó mà chuẩn bị cho chúng chiến đấu với cuộc đời. Thái độ che chở dường như khuyến khích tính nhút nhát, có lẽ vì nó tước đi của trẻ em những cơ hội học cách chiến thắng sự rụt rè của chính mình. Thái độ thứ hai giúp cho những đứa nhút nhát trở nên mạnh dạn hơn.

Chẳng hạn, một sự khác biệt về ứng xử của người mẹ được bộc lộ khi con lên một tuổi: những bà mẹ hay âu yếm, cưng con như tỏ ra khoan dung hơn khi đứa con làm điều gì đó có thể nguy hiểm hoặc sai trái như đưa lên miệng vật lạ để nuốt. Còn những bà me cố dạy con chế ngự cảm xúc của mình thì kiên quyết hơn: họ đặt ra giới hạn chặt chẽ, đưa ra mệnh lệnh trực tiếp, ngăn con lại và yêu cầu phải tuân theo.

Tại sao sự kiên quyết là phương thuốc tốt chống lại tính nhút nhát? Khi bị hấp dẫn bởi một đồ vật (bị người mẹ cho là nguy hiểm), đứa bé tới gần, nó liền bị người mẹ ngăn lại và nói: “Đừng đụng tới nó”, thế là nó học được một điều gì đó? Bỗng nhiên, nó buộc phải thích nghi với sự nghi ngại nhỏ. Lặp đi lặp lại hàng trăm lần như thế trong năm đầu tiên, thử thách ấy đối với nó là sự ôn tập liên tục với những liều lượng nhỏ khi tiếp xúc với cái chưa biết. Chính đứa trẻ nhút nhát lại càng phải học chế ngự sự tiếp xúc ấy, và liều lượng vừa phải là điều lý tưởng đối với sự tập luyện của nó. Khi việc đụng phải cái chưa biết xảy ra với sự có mặt của bố mẹ, thì tuy rất thương nó, nhưng bố mẹ không được vội bế nó lên và an ủi nó, điều đó dạy cho nó dần dần vượt qua sự bối rối một mình.

Một số trẻ em hay lo sợ lấy được sự tự tin do kinh nghiệm làm thay đổi bộ não của chúng trong thời thơ ấu. Một trình độ cao của trí tuệ xã hội sẽ làm tăng thêm cơ hội trong việc vượt qua sự ức chế tự nhiên của chúng. Ý thức hợp tác, sự hiểu biết người khác, năng lực hòa hợp với người khác và kết nối tình bạn, chia sẻ và tỏ ra ân cần – những nét tính cách này là đặc trưng của trẻ em có tính khí nhút nhát lúc chúng lên bốn tuổi nhưng nhờ sở hữu cá tính này mà khi lên 10 tuổi đã vượt qua được tính nhút nhát ấy.

Những trẻ em có tính cách không thay đổi trong sáu năm ấy, nói chung, không thể chế ngự được xúc cảm của chúng và mất đi năng lực dễ dàng hơn trong trường hợp căng thẳng, không biết cách làm cho xúc cảm của chúng thích nghi với hoàn cảnh và tỏ ra sợ sệt, hờn dỗi hay mau nước mắt. Chúng phản ứng bằng sự tức giận thái quá với những thất vọng nhỏ nhất, không thể trì hoãn việc thoả mãn ham muốn của chúng, không chịu được sự phê phán và tỏ ra đa nghi. Khi chúng vượt qua được sự rụt rè của chính mình, thì những cá tính ấy đã làm mất đi mối quan hệ của chúng với những đứa trẻ khác.

Ngược lại, người ta thấy rõ tại sao những đứa trẻ làm chủ tốt xúc cảm của mình lại tự động gạt bỏ được tính nhút nhát bẩm sinh. Càng thoải mái trong quan hệ với người khác, chúng càng có nhiều cơ hội để cùng với người khác trải qua những kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Trí tuệ xúc cảm (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w