Cái giá của sự thiếu hiểu biết về trí tuệ xúc cảm

Một phần của tài liệu Trí tuệ xúc cảm (Trang 145)

thói quen do bố mẹ dạy bảo rất khác nhau, tùy theo mức độ hiểu biết và đáp ứng được những nhu cầu của con, hòa hợp được với con, hay trái lại, không biết tới nhu cầu ấy, khi họ chỉ tìm cách sửa chữa khuyết điểm của con bằng tiếng la hét hay thông qua những trận đòn. Theo ý nghĩa nào đó, sự trị liệu tâm lý giống như công việc thực tiễn nhằm sửa chữa sai lầm hay thiếu sót trong quá khứ. Nhưng tại sao không làm những gì có thể được trước khi cần tới biện pháp trị liệu ấy? Tại sao không đem lại cho con trẻ sự giáo dục và lời khuyên cần thiết, cho phép chúng ngay từ đầu có được những cơ sở của trí tuệ xúc cảm?

Phần thứ năm: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRÍ TUỆ XÚC CẢM

15. Cái giá của sự thiếu hiểu biết về trí tuệ xúc cảm xúc cảm

Mọi cái bắt đầu bằng cuộc tranh luận và tình hình trở nên xấu đi, Ian Moore và Tyrone Sinkler vô cùng tức giận với đứa bạn Khalil Sumpter, 15 tuổi. Mọi việc trở nên tồi tệ và hai đứa đe dọa đánh Khalil.

Sợ bị đánh, Khalil mang khẩu súng lục cỡ 38 ly tới trường và trước sự chứng kiến của một thầy giám thị, Khalil đã nổ súng bắn chết hai cậu bé kia.

Câu chuyện cho thấy việc giáo dục, dạy dỗ cho bọn trẻ chế ngự các xúc cảm, giải quyết êm thấm bất hòa và trở nên hòa thuận với nhau, là cấp bách đến mức nào. Từ lâu, bị ám ảnh vì những điểm kém về văn và toán của học trò, các giáo viên đã hiểu ra: có một điểm yếu đáng lo ngại, đó là sự thiếu am hiểu về những cơ sở của trí tuệ xúc cảm . Nhưng trong khi nỗ lực nhằm nâng cao trình độ học tập, người ta lại không làm gì để bù lại sự thiếu hụt đáng báo động ấy. Một giáo viên ở trường trung học Brooklyn nói, tầm quan trọng đặc biệt hiện được dành cho những môn học truyền thống cho thấy: “Chúng ta quan tâm tới cách trẻ em đọc và viết nhiều hơn là nghĩ xem trong tuần lễ sau chúng sẽ sống như thế nào?”.

Đối với thiếu niên, trong tất cả các loại bệnh thì các bệnh liên quan về tâm lý chiếm vị trí đứng đầu. Người ta tính toán rằng, cứ ba em trai thì một em có những triệu chứng trầm cảm nặng hoặc nhẹ; đối với các em gái, tỷ lệ ấy là gấp đôi vào tuổi dậy thì. Ở các em gái, tần số những rối loạn về ăn uống đã tăng rất nhanh.

Nếu như tình hình không thay đổi, thì những cơ hội cho các em sau này có một gia đình ổn định sẽ ngày càng ít đi. Như chúng ta đã thấy ở Chương 9, nếu trong những năm 1970 và 1980, tỷ lệ ly hôn là 50% thì những năm 1990, 2/3 số cuộc hôn nhân của giới trẻ có kết cục là những phiên toà ly dị.

Một sự bất ổn về xúc cảm

Những dẫn chứng và phân tích trên chứng tỏ “triệu chứng” của sự bất ổn sâu sắc. Có lẽ những dữ kiện quan trọng nhất – bằng cách trực tiếp xác định sự suy sụp của năng lực xúc cảm – được thấy rõ hơn từ cuộc thăm dò về những trẻ em ở Mỹ từ 7 đến 16 tuổi. Trong đó, người ta đã so sánh trạng thái xúc cảm vào giữa những năm 1970 và cuối những năm 1980 bằng cách dựa vào kết quả đánh giá của bố mẹ và giáo viên2. Sự thoái hóa đã diễn ra thường xuyên. Không có vấn đề nào là không có lời giải, tất cả các chỉ thị đơn giản để nhận biết về sự bất ổn xúc cảm của trẻ em và thiếu niên như:

– Sự thu mình và những vấn đề quan hệ: xu hướng đơn độc, bí ẩn, tâm trạng khó chịu, thiếu nghị lực, cảm thấy bất hạnh, phụ thuộc quá lớn.

– Lo lắng và trầm cảm: sự cô lập, sợ hãi và lo âu, ám ảnh về sự hoàn thiện, không cảm nhận được sự yêu thương, cáu gắt, buồn bã và trầm cảm.

– Thiếu tập trung và những vấn đề gắn liền với việc sử dụng tư duy: không thể tập trung sự chú ý hoặc ngồi im, xu hướng mơ mộng, hành động không suy nghĩ, cáu gắt có hại cho sự tập chung, kết quả học tập kém, không thể tách ra khỏi đầu óc những ý nghĩ.

– Phạm tội và gây hấn: xu hướng kéo băng nhóm, nói dối và lừa phỉnh, cãi nhau, thu hút sự chú ý, hung ác, phá họai tài sản người khác, không vâng lời, bướng bỉnh và tính khí thay đổi, thích nói nhiều, làm khổ người khác, hay bực tức.

Nếu tách riêng ra, không vấn đề nào trên đây là bi thảm cả; nhưng kết lại với nhau, chúng cho thấy sự biến đổi sâu sắc, một sự rối loạn tinh thần của trẻ em, bộc lộ sự ngu dốt về cơ sở của trí tuệ xúc cảm. Sự bất ổn là “vật cống” mà cuộc sống hiện đại bắt tất cả những người trẻ tuổi phải nộp.

Không một đứa trẻ nào tránh được tình trạng này; những vấn đề ấy là phổ biến và phát sinh ở mọi nơi. Về những năng lực xúc cảm, trong khi trẻ em thuộc các gia đình nghèo khổ có kết quả không hề tồi hơn, thì tỷ lệ trẻ em thuộc các gia đình sung túc, giàu có đối mặt với nguy cơ về tâm lý lại cao hơn nhiều. Đồng thời, số trẻ em nhận được sự giúp đỡ của các nhà tâm lý học đã tăng gấp ba lần, trong khi con số những trẻ em không nhận được sự giúp đỡ đã tăng gần gấp đôi từ 9% năm 1976 lên 18% năm 1989.

Urie Bronfenbrenner, nhà tâm lý học xuất sắc về trẻ em ở trường Đại học Cornell, tuyên bố: “Do thiếu những hệ thống trợ giúp có hiệu quả, những sức ép từ xã hội trở nên mạnh mẽ đến mức các gia đình tưởng chừng hạnh phúc, gắn bó nhất cũng bị tan vỡ. Sự bất ổn và tính bấp bênh của đời sống hằng ngày đang thống trị trong toàn xã hội. Tương lai của thế hệ tiếp theo đang gặp nguy hiểm, nhất là những em trai đang ở giai đoạn trưởng thành dễ bị tổn thương vì hậu quả của ly hôn, của nạn nghèo khổ và thất nghiệp. Hoàn cảnh các gia đình và trẻ em ở Mỹ chưa bao giờ tuyệt vọng đến thế, (…). Chúng ta đang cướp đi mọi cơ hội và mọi năng lực làm chủ đời sống tinh thần của hàng triệu trẻ em”3.

Hiện tượng này không chỉ phổ biến ở Mỹ mà còn phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Sự cạnh tranh toàn cầu đã dẫn tới cắt giảm lương nhân công, đặt các gia đình vào những sức ép kinh tế to lớn. Những vấn đề tài chính đang buộc các ông bố và bà mẹ phải để con ở nhà khi đi làm, với một máy thu hình cho người giữ trẻ tại nhà; trẻ em ngày càng ít được chăm sóc, ông bố (hay bà mẹ độc thân nuôi con) là chuyện thông thường; những đứa trẻ rất nhỏ bị gửi vào nhà trẻ thiếu các điều kiện chăm sóc (đặc biệt là về tinh thần) ngày càng nhiều, tất cả những điều này làm giảm những trao đổi có hiệu quả giữa bố mẹ và con cái – cơ sở cho phép phát triển trí tuệ xúc cảm của những đứa trẻ.

Nếu gia đình không thể chuẩn bị cho trẻ em vào đời được nữa, thì chúng ta sẽ làm gì đây? Một nghiên cứu kỹ hơn về các cơ chế nảy sinh những vấn đề đặc biệt sẽ cho thấy tại sao sự phát triển không đầy đủ của một số mặt trí tuệ xúc cảm là nguồn gốc của những khó khăn nghiêm trọng và tại sao biện pháp sửa chữa hay phòng ngừa có thể cho phép trẻ em vẫn đi theo được con đường đúng.

Tính gây hấn bị chế ngự

Khi tôi còn học lớp dự bị, trong trường có một “gã khủng bố” tên là Jimmy. Nó đã lấy cắp tiền của chúng tôi, giật xe đạp của chúng tôi, vỗ lên đầu chúng tôi khi nói một điều gì đó phật ý nó, đánh nhau khi bị khiêu khích một chút, hoặc chẳng vì cái cớ nào cả. Tất cả chúng tôi đều sợ và xa lánh nó.

Những đứa trẻ như Jimmy rõ ràng là bị rối nhiễu. Nhưng, điều này chưa rõ ràng lắm, tính gây hấn của trẻ em còn báo trước rối loạn xúc cảm và những rối loạn khác sau này. Lúc 16 tuổi, Jimmy phải đi tù sau một vụ gây hấn, đánh lộn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những thằng bé như Jimmy có tính gây hấn suốt đời4. Đa phần những đứa trẻ này ít được chăm sóc hay bị bố mẹ trừng phạt tùy tiện và người ta dự đoán, chúng có thể trở thành kẻ hoang tưởng hoặc tàn bạo.

Tất cả những đứa trẻ bị đối xử như vậy không phải đều là đứa trẻ tàn ác; một số thu mình lại và phản ứng quá mức với sự trêu ghẹo hoặc với những gì bị chúng coi là xúc phạm hay bất công. Nhưng tất cả đều có chung nhận thức sai lầm: chúng nhìn thấy những xung đột và sự thù địch ở khắp nơi mặc dù chẳng có sự xung đột hay thù địch nào cả. Điều đó đưa chúng tới chỗ hiểu sai hành vi thông thường thành sự gây hấn, chẳng hạn, khi đứa bạn vô tình đụng phải chúng và ngay lập tức chúng phản ứng lại bằng cách tấn công. Chính điều đó làm cho những đứa khác tránh xa chúng và làm cho chúng ngày càng bị cô lập. Chúng hết sức nhạy cảm với bất công, tự coi mình là nạn nhân và có thể kể ra danh mục những trường hợp chúng bị buộc tội không đúng, nhất là từ phía các giáo viên. Một nét tính cách khác: khi giận dữ, thì phản ứng duy nhất của chúng là sử dụng bạo lực.

Những người gây hấn có khuyết điểm nghiêm trọng về mặt cảm nhận. Thái độ của họ dựa vào định kiến cho rằng người khác là đối địch hoặc đang đe doạ họ và họ thường ít chú ý tới cái gì đang thật sự diễn ra. Ngay khi cảm thấy bị đe doạ, họ chuyển sang hành động mà không suy nghĩ. Chẳng hạn, khi một thằng bé gây hấn chơi cờ vua, đối thủ của nó dịch một quân cờ trước khi đến lượt mình, nó liền coi đó là ăn gian và không tự hỏi xem đó chỉ là do không chú ý. Phản ứng gây hấn tự động xen lẫn vào sự cảm nhận; chẳng hạn, đáng lẽ phải lưu ý đối thủ của mình là đã đi sai, thì nó buộc tội đối thủ là gian lận, ngay lập tức, hét toáng lên và đánh đối thủ. Những đứa trẻ này càng ứng xử như vậy, thì danh mục những phản ứng hòa nhã, cười đùa vui vẻ ở chúng sẽ ngày càng ít đi.

Những đứa trẻ này dễ bị tổn thương về xúc cảm vì ngưỡng tức giận của chúng là rất thấp; chúng càng tức giận thì càng có nhiều cớ để tức giận hơn nữa. Khi tức giận, suy nghĩ của chúng bị rối loạn, khiến cho chúng nhìn thấy sự đối địch ngay cả ở hành vi vô tội nhất và phản ứng lại kịch liệt do rơi vào trạng thái tâm lý rối loạn của những lần trước5.

Theo các nghiên cứu về những đứa trẻ được theo dõi từ trường mẫu giáo đến tuổi thiếu niên, thì có tới một nửa là kẻ rối nhiễu, không thể hòa hợp với những đứa trẻ khác, không vâng lời bố mẹ, thầy cô giáo và đa phần sau này chúng trở thành những thiếu niên phạm tội6. Tất nhiên, những trẻ em gây hấn không nhất thiết trở thành kẻ phạm tội, nhưng chúng là những kẻ có nguy cơ phạm tội cao nhất.

Con đường điển hình dẫn tới bạo lực và phạm tội mà những đứa trẻ gây hấn và nổi loạn bước vào thường bắt đầu từ những năm đầu đến trường. Việc chúng không thể chế ngự xung lực đã góp phần làm cho chúng trở thành học trò xấu. Những đứa trẻ khi bước vào trường học đã có sẵn tính khí tàn bạo, ngang tàn thường bị giáo viên coi là không thể sửa chữa, những giáo viên này quá bận rộn nên họ không thể sát sao quan tâm được. Sự coi thường kỷ luật đã đưa chúng tới chỗ lãng phí thời gian mà lẽ ra chúng có thể dành cho học tập; thất bại học tập của chúng được báo trước từ cấp một.

Những đứa con trai bước vào con đường phạm tội thường có IQ thấp hơn so các bạn của chúng và xung năng của chúng là nguyên nhân trực tiếp của điều đó.

Vào lớp 4, lớp 5, những đứa con trai này được coi là những đứa bướng bỉnh hoặc “cứng đầu”, bị bạn bè cùng lớp tẩy chay và thất bại trong học tập. Cảm thấy bị cô lập, chúng liền gần gũi những đứa bị ruồng bỏ khác. Từ lớp 4 đến lớp 9, chúng tỏ ra thách thức: trốn học, uống rượu và dùng ma tuý. Những xu hướng này tăng lên mạnh nhất vào lớp 7 và lớp 8. Trong những năm đầu bậc trung học, chúng liên kết với những đứa khó bảo khác, bị lôi cuốn bởi thái độ bất chấp của những đứa này. Thường đó là những đứa trẻ phó mặc bản thân và bắt đầu lang thang trên đường phố từ lúc còn học tiểu học. Trong những năm trung học, “nhóm bị ruồng bỏ” ấy bỏ học và bắt đầu phạm tội như trộm cắp, bán ma tuý.

Một sự khác biệt rõ rệt xuất hiện trong sự tiến triển giữa con trai và con gái. Nghiên cứu về những đứa con gái bị điểm kém ở lớp 4, cho thấy chúng cũng làm phiền lòng các giáo viên và vi phạm kỷ luật, nhưng không đến nỗi bị bạn bè ghét bỏ, 40% trong số đó sẽ có con vào cuối bậc trung học. Tỷ lệ này gấp ba lần mức trung bình so với những đứa con gái cùng trường7. Nói cách khác, những đứa con gái “nổi loạn” không sử dụng bạo lực, kết thúc của chúng là việc mang thai ở độ tuổi thiếu niên.

Tất nhiên, con đường đưa tới bạo lực và phạm tội không chỉ có một, nhiều nhân tố khác cũng khiến đứa trẻ đứng trước nguy cơ đó: việc sinh ra trong khu phố tập trung nhiều tội phạm, bị cám dỗ bởi sự phạm tội và bạo lực nhiều hơn, sinh ra trong gia đình bất hòa hoặc không hạnh phúc, hay trong gia đình nghèo khổ… Nhưng không một nhân tố nào trong những nhân tố này nhất thiết đưa tới cuộc sống bạo lực. Trong điều kiện giống nhau, sức mạnh tâm lý ở những đứa trẻ gây hấn làm tăng thêm đáng kể khả năng trở thành kẻ tàn ác sau này.

Trường học của những đứa trẻ cứng đầu

Nếu những trẻ em gây hấn không thoát ra khỏi cách nghĩ của chúng, thì chúng sẽ vấp phải sự buồn phiền. Theo nghiên cứu về những người trẻ tuổi bị kết án vì hành vi bạo lực và học sinh trung học gây hấn, hai nhóm này có cách nghĩ khá tương đồng; khi có chuyện xích mích với ai, chúng lập tức nhìn thấy sự đối kháng và kết luận kẻ đó có thái độ thù địch với mình mà không cần tìm hiểu tiếp xem chuyện gì xảy ra. Mặt khác, những hậu quả của giải pháp bạo lực lại không được chúng nghĩ tới. Thái độ gây hấn được bào chữa bằng những điều tin chắc như: “Cứ tha hồ đấm bất cứ ai khi điên lên”, “Nếu bạn không đấm một ai vì họ đã xúc phạm bạn thì người ta sẽ cho bạn là đồ ngốc” hoặc đại loại như “một trận đòn chẳng làm cho ai phải khổ sở cả”8. Chúng có vô khối cách để biện minh cho hành động của mình.

Tuy nhiên, một sự giúp đỡ tâm lý đúng lúc có thể thay đổi trạng thái ấy và ngăn một đứa trẻ phạm tội. Chương trình giáo dục thực nghiệm do trường Đại học Duke tiến hành đã được áp dụng cho những học sinh tiểu học nổi loạn và gây rối, theo nhịp độ mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi bốn mươi phút, kéo dài từ sáu đến mười hai tháng. Người ta chứng minh cho chúng, chẳng hạn, một số dấu hiệu mà chúng cho là thù địch thật ra là trung tính hoặc thân thiện. Chúng học cách chấp nhận quan điểm của đứa trẻ khác để hiểu những đứa này nghĩ gì về chúng, cũng như suy nghĩ và cảm thấy gì trong

Một phần của tài liệu Trí tuệ xúc cảm (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w