KẾT LUẬN 1 Ý nghĩa của SKKN

Một phần của tài liệu SKKN Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ tại trường THCS Ba Cụm Bắc (Trang 31)

1. Ý nghĩa của SKKN

Con đường cơ bản và quan trọng đề giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho học sinh lứa tuổi thiếu niên chính là hoạt động, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể. CLB đã giáo dục học sinh trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Từ đó, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Đa số HS đã có những cách nhìn cuộc sống, cách nhìn nhận bản thân theo hướng tích cực, đã mạnh dạn chia sẻ với GV những vấn đề khúc mắc trong gia đình và quan hệ bạn

Tạo ra hiệu ứng tốt trong nhà trường, khi các em HS khác có hỏi han về cách thức sinh hoạt CLB – nghĩa là bước đầu để ý tới ý nghĩa, giá trị của KNS.

2. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân thực trạng và ứng dụng những giải pháp chủ yếu trong việc nâng cao KNS cho HS thông qua hình thức sinh hoạt CLB, bản thân tôi thấy rằng, việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục KNS để hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người GV phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối với GV.

Muốn giáo dục cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn; Phải nghiên cứu, hiểu và nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng như những biểu hiện bất thường của từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các giải pháp nhằm giáo dục đạo đức, giáo dục KNS thích hợp cho từng cá nhân để làm thay đổi những suy nghĩ sai lệch ở từng đối tượng.

Đi đôi với việc giáo dục cũng cần chú ý tới việc biểu dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có đạo đức tốt trước cờ hoặc trên các bản tin của nhà trường, trong sơ tổng kết… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể, xây dựng tốt nề nếp học tập, thu hút các em vào các trò chơi bổ ích như câu lạc bộ vui để học, đọc sách, thi tìm hiểu về lịch sử, về các danh nhân… Xây dựng mô hình lớp tự quản, gắn cá nhân với tập thể lớp. Cần chú ý các tiết giảng dạy môn GDCD, HĐGDNGLL, Sinh hoạt lớp.

Mặt khác; Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - Đội viên tốt - Cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ.

Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho học sinh, chúng ta lại càng tâm đắc và thấm thía với lời nhận xét của nhà giáo dục nổi tiếng người Nga - Makarenkô: "Không có phương pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có nhà sư phạm nào đơn thương độc mã có thể đào tạo, giáo dục thành công. Sản phẩm của giáo dục là con người, đó là kết quả của sự kết hợp, phối hợp với mọi điều kiện, mọi tác động của toàn bộ xã hội mà nhà sư phạm là người điều chỉnh, phối hợp tất cả những yếu tố đó".

Trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm một số giải pháp và mạnh dạn đưa SKKN này áp dụng cho tất cả học sinh tại trường THCS Ba Cụm Bắc trong những năm học tiếp theo.

3. Một số hạn chế của SKKN

Chưa có nhiều thời lượng để tiến hành sinh hoạt CLB, chỉ tổ chức được 1buổi/tuần (chiều thứ 4), chưa kể thời gian có đôi lúc bị trùng với các hoạt động khác của lớp các em đang theo học, hoặc trùng hoạt động của nhà trường. Trong khi đó, giáo dục KNS cần kiên trì, bền bỉ, VD: KN giao tiếp phải thực hành nhiều lần, nhiều hình thức, nhiều nơi, nhiều đối tượng.

Mới chỉ tập trung ở HS khối 9.

Đội ngũ chủ nhiệm CLB còn quá ít, có thể mời sự cộng tác của các GV khác trong trường nhưng chưa thực hiện được.

HS tham gia còn chưa chuyên cần, vì lí do từ phía gia đình là nhiều.

Hoạt động giao lưu bên ngoài CLB còn ít, mặc dù có ý tưởng của cả cô và trò trong CLB đã có, song vì điều kiện thời gian chưa cho phép tiến hành, VD: Tổ chức sinh hoạt ca hát karaoke, tham quan phòng trưng bày hiện vật Khánh Sơn, thi cắm hoa đồng nội, toạ đàm “ Thời trang là gì?”, ...

Một phần của tài liệu SKKN Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ tại trường THCS Ba Cụm Bắc (Trang 31)