Phân tích kết quả tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ở Công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội (Trang 41)

Qua biểu số liệu trên đây cho thấy cơ cấu mặt hàng của Công ty gồm có 03 nhóm chính: thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh. Trong đó thuốc trừ sâu chiếm

tỷ trọng lớn vì thuốc trừ sâu tiêu thụ được trong thời gian dài và dùng cho nhiều đối tượng khác nhau vì vậy nó chiếm khoảng 47% doanh số bán của toàn Công ty, thuốc trừ cỏ Công ty cũng tiêu thụ rất tốt, Công ty cũng đã thưa thuốc trừ cỏ dùng cho cây công nghiệp như cây mía và trên cây chè rất tốt nó chiếm khoảng 38% doah số bán hàng của Công ty, thuốc trừ bệnh Công ty tiêu thụ nhóm sản phẩm này chưa được nhiều vì mỗi năm chu trình hoạt động của sâu bệnh khác nhau nên Công ty không dự trữ nhóm hàng này nhiều vì vậy doanh số có bán nhưng không đáng kể nó chỉ chiếm khoảng 15% doanh số bán của Công ty và tăng trưởng qua các năm, mặt hàng thuốc trừ cỏ tiêu thụ tương đối ổn định, mặt hàng thuốc trừ bệnh cũng không có nhiều biến động.

Bảng 14. Đánh giá tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng

STT Tên sản phẩm Tỷ trọng doanh thu(%)

1 Thuốc trừ sâu 45

2 Thuốc trừ cỏ 30

3 Thuốc trừ bệnh 15

4 Các loại hình khác 10

Nguồn: Phòng kinh doanh

2.4.3. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ của Công ty

Trong khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn mong muốn những gì mình thu lại được phải lớn hơn thứ đã bỏ ra. Chính nhờ có sự chênh lệch giữa bỏ ra và thu lại mà doanh nghiệp mới có khả năng mở rộng hoạt động của mình. Hoạt động tiêu thụ chính là hoạt động để doanh nghiệp thu lại được đồng vốn đã bỏ ra và lợi nhuận do sử dụng đồng vốn đó đem lại. Nếu doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào và tiến hành sản xuất trong khi sản phẩm tạo ra không bán được, doanh nghiệp sẽ không còn vốn cho hoạt động sản xuất ở các chu kỳ kinh doanh tiếp theo và sẽ phải đối mặt với sự phá sản. Như vậy, hoạt động tiêu thụ chính là cơ sở để doanh nghiệp có điều kiện bảo đảm về mặt tài chính cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Khi hàng hoá tiêu thụ được doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được số vốn đã bỏ ra và có lợi nhuận, nhờ có khoản tiền thu lại này mà doanh nghiệp có đủ nguồn lực về tài chính để tiến hành hoạt động mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất. Cũng nhờ có khoản lãi thu về mà doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của mình. Như đã trình bày ở trên, hoạt động sản xuất kinh

doanh là hoạt động diễn ra liên tục và không thể gián đoạn. Nếu hoạt động tiêu thụ gặp khó khăn, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể sản xuất một cách bừa bãi để rồi sản phẩm tiêu thụ không kịp hay không tiêu thụ được phải đem tồn trữ trong kho. Nếu xảy ra vậy doanh nghiệp nhanh chóng bị mất hết vốn kinh doanh do vừa tốn chi phí nguyên vật liệu và chi phí chế tạo vừa mất chi phí lưu kho, đồng thời tổn thất khoản lợi nhuận thu được nếu không đầu tư vào sản xuất sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thị trường để xác định khả năng tiêu thụ, từ đó lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây trong cơ chế quản lý tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp hầu như bị triệt tiêu, hầu hết các doanh nghiệp chỉ biết sản xuất mà không quan tâm gì đến chất lượng sản phẩm và công tác tiêu thụ sản phẩm hầu như không được quan tâm.

Bước sang nền kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ mới được đặt đúng vị trí của nó, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và bắt đầu từ đây hoạt động tiêu thụ sản phẩm của tất cả các Công ty mới được quan tâm đầu tư thích đáng, không nằm ngoài quy luật đó Công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội cũng đã ra tăng các hoạt động thúc đẩy của Công ty nhằm đạt được hiệu quả cao trong Công tác tiêu thụ. Các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mới được đưa vào sử dụng, Trong thời gian đầu của sự đổi mới, tuy số lượng sản phẩm tiêu thụ chưa được cao, song so với thời kỳ trước đã có sự tiến bộ rõ rệt. Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và nâng cao công suất máy móc thiết bị, Công ty đã tiến hành chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Do đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào, để hiểu rõ hơn về hoạt đồng kinh doanh đó ta có bảng so sánh các chỉ tiêu qua các năm.

Mặc dù bị ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và khu vực. Chính phủ đã có những giải pháp kinh tế như: chính sách trợ giá nhằm hỗ trợ cho một số Công ty xa trung tâm đầu mối, vùng sâu, vùng xa để tạo mặt bằng trong kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, thị trường vẫn không hoàn toàn ổn định, giá của tất cả các mặt hàng thường xuyên biến động, các doanh nghiệp khó có thể dự đoán được thị

trường sẽ đi tới đâu và đi như thế nào nên mọi hoạt động bị ngưng trệ rất nhiều. Do vậy chính phủ lại phải có giải pháp kinh tế - hành chính để điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường. Theo dự báo cho thấy càng ngày thời tiết, khí hậu càng biến đổi bất thường, điều đó cho thấy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của Công ty ngày càng tăng, để đáp ứng được nhu cầu hiện nay và mở rộng thêm hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn Công ty nên có những chính sách định hướng phát triển cho tương lai trong vài năm tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ở Công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội (Trang 41)