Trong những năm gần đây, môi trường, khí hậu thời tiết có nhiều sự biến động dẫn tới cây trồng của bà con nông dân sản xuất ra phải đối mặt với rất nhiều rủi ro vì vật mỗi năm đòi hỏi sự thích ứng về sản phẩm ngày càng tăng. Để hoà nhập với cơ chế thị trường sôi động và sự cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt thì Công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội đã hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, do tình hình thị trường miền Nam rất phức tạp, còn là thị trường mới đối với Công ty do vị trí địa lý quá xa. Bảng 5 cho ta thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ ở các vùng trên 3 miền Bắc - Trung – Nam.
Bảng 6: Tình hình tiêu thụ tính theo doanh thu của các vùng (năm 2009 - 2011) Đơn vị tính: Triệu đồng STT DT tiêu thụ năm 2009 DT tiêu thụ năm 2010 DT tiêu thụ năm 2011 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Hà Nội 27742,6 41282,3 48232,9 13539,7 48,804 6950,59 168,36 2. KV miền Bắc 31618,6 44197,7 53072,7 12579,1 39,784 8875,04 200,80 3. KV miền Trung 13857,6 17390,2 20781,3 3532,6 25,492 339,116 195,001 4. KV miền Nam 5601,4 8010,4 8779,6 2409,1 43,008 769,216 9,602 Tổng cộng 78820,2 110880,5 130866,5 32060,4 157,088 16942 381,963 Nguồn: Phòng Kế toán
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu tiêu thụ ở các vùng đều tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ ở các vùng chênh lệch nhau tương đối lớn. Cụ thể: Khu vực Hà Nội có mức tiêu thụ tương đối lớn, đứng thứ hai sau khu vực miền Bắc mặc dù với diện tích rất là hẹp so với các khu vực khác, chứng tỏ rằng Hà Nội là một thị trường hiện tại và tiềm năng lớn của Công ty, lượng tiêu thụ năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010 68,36%. Dự kiến mức tiêu thụ năm 2012 là 55242,36 triệu đồng tăng 14,5% so với năm 2011. Khu vực miền Bắc là thị trường hấp dẫn của Công ty, Công ty mở rộng thị trường đến hầu hết các tỉnh cả những tình miền núi xa xôi như: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang... Từ đó lượng tiêu thụ khu vực miền Bắc luôn tăng qua các năm. Năm 2011 doanh thu tiêu thụ khu vực miền Bắc đạt 53072,709 triệu đồng. Dự kiến sang năm 2012 lượng tiêu thụ còn tăng 18,84% với năm 2011 đạt 63074,52 triệu đồng riêng Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có mức tiêu thụ cao hơn các tỉnh khác trong khu vực miền Bắc ba tỉnh này có thị trường tiềm năng rất lớn cần được khai thác triệt để và có hiệu quả.
Đối với thị trường Miền Trung được coi là thị trường tiềm năng. Mấy năm gần đây, Công ty đã chú trọng hơn đến thị trường miền Trung, với nhiều sản lượng hàng hoá chất lượng cao, giá cả hợp lý dẫn dần thâm nhập vào thị trường miền Trung và đã có chỗ đứng cho sản phẩm của Công ty. Doanh thu tiêu thụ hàng năm với loại thuốc trừ cỏ dành cho cây công nghiệp (cây mía…) tăng dần. Năm 2011 doanh thu tiêu thụ đạt 20781,29 triệu đồng. Dự kiến doanh thu tiêu thụ còn tăng (19,5% so với năm 2003) đạt 24172,412 triệu đồng.
Thị trường miền Nam là thị trường với nhiều đối thủ cạnh tranh, là nơi vựa lúa của cả nước. Bước đầu sản phẩm Công ty đã đến được các tỉnh như An Giang, Long An, Đồng Tháp, Đồng nai, Lâm Đồng ... Do mới thâm nhập thị trường nên mức tiêu thụ còn khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 7% so với cả nước. Dần dần Công ty cũng thu được những thắng lợi bước đầu với mức doanh thu tiêu thụ tăng dần, đến năm 2011 doanh thu đã đạt được 8779,59 triệu đồng. Nhìn chung, thị trường miền Nam chỉ có 3 tỉnh: An Giang, Long An, Đồng Tháp là có mức tiêu thụ lớn hơn cả so với các vùng khác trong khu vực. Tiến tới Công ty sẽ dự kiến đẩy mạnh mức tiêu thụ ở thị trường này.
Ở mỗi miền Bắc - Trung - Nam, người dân ở khu vự thành thị và nông thôn có mức sử dụng sản phẩm của Công ty cũng khác nhau. Bảng 5 cho thấy rõ hơn tỷ trọng từng sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở khu vực này.
Bảng 7: Tỷ trọng sản phẩm Công ty tiêu thụ ở thành thị, nông thôn
Sản phẩm Khu vực
Thuốc trừ sâu Thuốc trừ cỏ Thuốc trừ
bệnh Các loại khác
1. Thành thị 7% 9% 11% 5%
2. Nông thôn 93% 91% 89% 95%
Nguồn: Phòng Vật tư
Ta thấy rằng, sản phẩm của Công ty chỉ yếu được tiêu dùng ở các vùng thâm canh, trồng trọt gắn liền với bà con nông dân, nên thị phần của sản phẩm ở nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Chất lượng của sản phẩm được cải tiến đáng kể từ khi Công ty thực hiện đầu tư mới trang thiết bị về dây chuyền sản xuất và cải tiến máy móc.