Chính sách thúc đẩy bán hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ở Công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội (Trang 38)

Trong thời gian gần đây thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh nhất là các đối thủ thuộc ngành thương mại. Để giữ vững thị phần Công ty đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ như: xây dựng mới một số cửa hàng, trang trí, trưng bày hợp lý, bán hàng có khuyến mãi các sản phẩm Công ty, các đại lý bán buôn lớn được tăng tỷ lệ chiết khấu, các khách hàng thường xuyên và mua nhiều có thể cho chậm thanh toán. Các giải pháp này tuy chưa nhiều, không thường xuyên song đã góp phần không nhỏ đối với hoạt động tiêu thụ của Công ty.

kể so với năm 2010, và so với các năm trước đó. Vì thế nên doanh thu năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010.

2.3.4.3. Chính sách giảm thiểu chi phí bán hàng

Bảng 12. Chi phí bán hàng, quản lý ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 (và những năm tới) So sánh(%) T.chi phí 2011/20 10 Chi phí bán hàng, quản lý 464,75 400 10,03 86,07 Trong đó: 1 + CF công cụ, dụng cụ 29,55 20 0,5 67,68 2 + CF sửa chữa TSCĐ 165,8 95 2,38 57,03 3 + CF vận chuyển 65,25 20 0,5 30,65 4 + CF bảo quản 54 40 1 74,07 5 + CF giao dịch 99,15 60 1,5 60,51 6 + Thuế và lệ phí 51 165 4,15 323,53 Nguồn: Phòng Kế toán

Nguyên tắc chung để quản lý chi phí là tăng cường giám sát quản lý các khoản chi và điều quan trọng là phải xây dựng được các mức chi đối với từng hoạt động cụ thể, đó chính là căn cứ để quản lý chặt chẽ chi phí.

- Giảm chi phí vận chuyển: Phạm vi hoạt động của Công ty tương đối rộng lớn trong khắp các tỉnh thành trong cả nước nên chi phí vận chuyển rất lớn. Vì vậy vấn đề là giảm chi phí vận chuyển. Hiện nay Công ty đang ghép nhiều đại lý lấy hàng rồi chở theo cung đường. Vì vậy, điều đó rất bị phụ thuộc trong mùa vận chuyển mà phải thuê ngoài, hình thức vận chuyển Công ty áp dụng là hình thức đường bộ nên chi phí vận chuyển cũng tương đối tốn kém. Để giảm khoản mục chi phí này có nhiều phương án được đặt ra: Đầu tư mua sắm phương tiện vận tải nhưng phương án này đòi hỏi đầu tư lớn nên chưa phù hợp với điều kiện hiện nay của Công ty; Phương án thứ hai là Công ty cần khai thác triệt để phương tiện vận tải có cước phí thấp nhất, tăng số lượng vận chuyến trong ngày từ 1 chuyến lên 2 hoặc 3 chuyến.

- Chi phí văn phòng và chi phí dịch vụ mua ngoài: Để giảm được hai loại này trước hết Ban lãnh đạo Công ty phải quán triệt ý thức tiết kiệm đến từng phòng ban, từng nhân viên và có biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ở Công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội (Trang 38)