Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 51)

3.2.3.1. Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng tại Ngân hàng

Đây là điểm yếu cố hữu của nhiều ngân hàng và là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro tín dụng. Trên thực tế, với chủ trương hướng tới các chuẩn mực quốc tế và căn cứ trên những quy định của NHNN, NHCT Việt Nam thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về quy chế tín dụng theo hướng chặt chẽ, cụ thể hơn. Tuy vậy, thời gian ban hành các quy định hướng dẫn rất lâu, thậm chí một số quy định đã lỗi thời so với quy định mới của NHNN nhưng chi nhánh vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn; hệ quả là nhân viên chi nhánh gặp nhiều lúng túng trong việc thực thi các quy định.

3.2.3.2. Cải tiến hệ thống thông tin tín dụng

Thông tin luôn là vấn đề quan trong trong hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tình trạng chất lượng thông tin không đảm bảo và tốc độ

truyền thông tin giữa các bên còn chậm chạp có thể dẫn đến hậu quả khó lường cho ngân hàng. Chính vì vậy, hệ thống thông tin rủi ro tín dụng phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên được cập nhật.

3.2.3.3. Thực hiện trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro

Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, lành mạnh hóa tình hình tài chính của NH.

Hiện tại ngân hàng tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005/ QĐ- NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước, theo đó việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro được tiến hành theo phương pháp định tính trên cơ sở đánh giá được tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như tình hình tài chính của ngân hàng. Việc các tài sản có được dự phòng rủi ro theo chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản sẽ giúp chi nhánh đối phó kịp thời với các xu hướng rủi ro có thể xảy ra.

3.2.3.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Chất lượng cán bộ luôn là nền tảng cơ bản nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực được nhận định là chiến lược lâu dài, do đó chi nhánh cần có định hướng cụ thể và tiến hành thường xuyên.

Sau đây là một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: - Quan tâm đến chính sách tuyển dụng nhằm tuyển dụng được các cán bộ có năng lực, lòng nhiệt huyết và có đạo đức. Phải có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ trong từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu chất lượng và số lượng. Phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ.

- Có chính sách thưởng phạt công bằng, nghiêm minh với mục đích gắn kết trách nhiệm của cán bộ với lợi ích của ngân hàng. Chi nhánh tổ chức thi đua cán bộ xuất sắc, giỏi và có chế độ thưởng phạt thích hợp.

- Ngân hàng nên tạo điều kiện cho cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu đi học tập ở nước ngoài. Đối với cán bộ lãnh đạo, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo ngân hàng.

- Các nhà quản lý đồng thời chú ý đến cách sử dụng nhân viên hợp lý, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên để bố trí phân công công việc, từ đó phát huy cao nhất năng suất cũng như tinh thần làm việc của công nhân viên.

- Tạo dựng được văn hóa làm việc trong chi nhánh, tạo dựng sự gắn kết của nhân viên với ngân hàng, với các nhân viên với nhau, với nhân viên với khách hàng.

3.2.3.5. Tăng cường đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Ngân hàng cần đầu tư đầy đủ các thiết bị cần thiết, chú trọng tới yếu tố đồng bộ và kịp thời trong đầu tư công nghệ. Bên cạnh, đó ngân hàng cũng cần đảm bảo yêu cầu vật chất, con người để có thể tiếp nhận các chương trình phần mềm tín dụng tiên tiến nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của mọi khách hàng.

Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh việc ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng thông qua các dịch vụ như Banking, Home Banking, vấn tin tài khoản trực tuyến...Chú trọng đến khâu bảo mật, bảo vệ tài sản của khách hàng cũng như nguồn vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 51)