Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 46)

Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân

- Tập trung chuyển đổi phương thức hoạt động theo chỉ đạo của NHTW nhằm thoả mãn cao nhất các nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, gia tăng nhanh hiệu quả và kiểm soát được rủi ro theo từng lĩnh vực, chủ động tăng cường công tác marketing, công tác bán hàng.

- Cơ cấu lại khách hàng, phân nhóm khách hàng để xác định rõ năng lực của từng nhóm để chủ động phòng ngừa trước diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước tác động đến khách hàng và ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất các đối tượng khách hàng, đảm bảo an toàn và kinh doanh hiệu quả.

- Kiểm soát tăng trưởng hoạt động tín dụng, tăng trưởng phải an toàn - hiệu quả; đảm bảo cơ cấu – tỷ trọng tín dụng hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo; đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo đúng kế hoạch giao. Thường xuyên (quý, 6 tháng/lần) đánh giá lại tài sản đảm bảo, xác định khả năng quản lý và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo.

- Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm chi phí huy động vốn, tìm kiếm những nguồn vốn ổn định chi phí thấp; đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào của chi nhánh. Chủ động cân đối nguồn vốn, tính toán lãi suất hợp lý để nâng cao thu nhập từ vốn.

- Củng cố và phát triển mạng lưới hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch của chi nhánh.

- Không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân trên địa bàn; tạo niềm tin đối với khách hàng để từng bước tăng thị phần hoạt động trên địa bàn đối với tất cả các mảng nghiệp vụ.

- Chủ động tăng cường kiểm soát các mảng nghiệp vụ để giảm thiểu tối đa các sai sót và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Căn cứ vào định hướng và mục tiêu của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam trong năm 2010, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Ngân Hàng

Công Thương Việt Nam giao. Tập thể người lao động Chi nhánh NHCT Thanh Xuân quyết tâm, nỗ lực phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cơ bản năm 2010 cụ thể như sau :

- Nguồn vốn phấn đấu tăng 6700 tỷ đồng - Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 2100 tỷ đồng - Hoàn thành kế hoạch được giao 22,9 tỷ đồng - Lợi nhuận là 110 tỷ đồng

- Nợ nhóm 2 là 14 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 46)