Các biện pháp Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân thực hiện phòng ngừa hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 34)

hiện phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng

2.2.3.1. Mô hình đo lường RRTD được áp dụng tại NHCT Thanh Xuân

2.2.3.1.1. Mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ:

Ngân Hàng Công Thương là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng mô hình điểm số tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường RRTD. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được coi là cốt lõi trong chính sách phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng. Theo đó, khách hàng là doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHCT, sau khi xác định ngành nghề, quy mô, chi nhánh sẽ thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để đánh giá khách hàng.

Chỉ tiêu tài chính gồm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài sản và nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu thu nhập. Một số chỉ tiêu phi tài chính như: uy tín trong quan hệ tín dụng, mức độ đảm bảo bằng tài sản, mức độ quan hệ với chi nhánh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng thích ứng với môi trường kinh tế…

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được NHCT xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm.

Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả

khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA

Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.

3 A

Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt

4

BBB

Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

5 BB

Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

6

B

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận

CCC

lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả được nợ.

CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

7

C

Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.

D

Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.

( Nguồn: Chính sách cấp tín dụng của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam)

2.2.3.1.2. Các mô hình đo lường rủi ro của danh mục tín dụng được áp dụng tại NHCT Thanh Xuân:

Hiện nay NHCT Thanh Xuân chưa áp dụng một mô hình đo lường rủi ro danh mục cụ thể, tuy nhiên chi nhánh quán triệt các nhân viên tín dụng trong suốt quá trình cho vay phải liên tục giám sát danh mục tín dụng nhằm phát hiện những thay đổi bất thường, những rủi ro tiềm ẩn từ đó có biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phát sinh.

Bên cạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng đến việc đa dạng hóa các khoản cho vay nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro danh mục.

2.2.3.2. Chính sách cấp tín dụng khách hàng:

Chính sách cấp tín dụng khách hàng mà chi nhánh áp dụng được thống nhất trên toàn bộ hệ thống NHCT và được NHCT Thanh Xuân thực hiện nghiêm túc. Chi nhánh luôn thống nhất cách cư xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai và công bằng trong mối quan hệ với khách hàng, đồng thời duy trì và

Dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chi nhánh phân chia thành các nhóm khách hàng khác nhau, tùy thuộc từng nhóm khách hàng mà chi nhánh có chính sách cấp tín dụng khác nhau. Ví dụ: khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA, A: chi nhánh xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, cần thường xuyên quan tâm, tiếp thị để thu hút loại khách hàng này, ở trường hợp này ngân hàng có thể đáp ứng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án. Khách hàng có mức xếp hạng BB trở xuống: chi nhánh xem xét cấp tín dụng theo hướng giảm dần dư nợ đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh và xem xét cấp tín dụng có điều kiện đối với khách hàng xếp hạng BB mới quan hệ tín dụng với chi nhánh.

2.2.3.3. Chính sách phòng ngừa rủi ro tín dụng:

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng phát triển theo đúng định hướng và giảm thiểu tối đa rủi ro, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, NHCT Thanh Xuân đã xây dựng chính sách phòng ngừa rủi ro tín dụng theo một số nội dung sau:

a. Cơ chế phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng

Về thực chất, phân cấp là việc phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên, bộ phận trong ngân hàng. Trong một số trường hợp đặc biệt, những người có trách nhiệm phê duyệt có thể ủy quyền cho cấp khác theo quy định. Theo quy định, cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng tại chi nhánh là phó giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng hoặc giám đốc (trong trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng tại chi nhánh); cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng tại chi nhánh là phó giám đốc phụ trách quản lý rủi ro tín dụng, giám đốc chi nhánh, hội đồng tín dụng hoặc đối tượng khác theo phân cấp ủy quyền của tổng giám đốc và phân công của giám đốc chinh nhánh trong từng thời kỳ. Việc phân cấp ủy quyền cấp tín dụng được chi nhánh thực hiện theo nguyên tắc:

- Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ và quy định; phù hợp với quy mô, điều kiện từng đơn vị, tổ chức, trình độ, năng lực và phẩm chất của từng người được ủy quyền, đảm bảo

hiệu quả, an toàn, tuân thủ đúng các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp ủy quyền.

- Các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng và được ủy quyền phê duyệt tín dụng do Tổng giám đốc quyết định.

b. Sản phẩm tín dụng: bao gồm các hình thức cấp tín dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mọi loại hình doanh nghiệp lớn nhỏ mà pháp luật không cấm và nằm trong khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng như: cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, vay mua ô tô, cho vay cán bộ công nhân viên, vay vốn bổ sung vốn lưu động, vay đầu tư mua sắm, tài sản cố định mới, vay mua hàng hóa nguyên vật liệu…

c. Giới hạn tín dụng: chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, kiểm soát cơ cấu tăng trưởng tín dụng, thực hiện quản lý điều hành hoạt động tín dụng thông qua công cụ giới hạn tín dụng tháng, quý, năm. Chi nhánh đánh giá phương án tài chính của doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp sử dụng triệt để nguồn lực tự có trước khi vay vốn ngân hàng. Chi nhánh thực hiện giới hạn tín dụng theo quyết định 457/2005/QĐ – NHNN, theo đó tổng dư nợ cho vay của một khách hàng ít hơn 15% vốn tự có của chi nhánh, tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của một khách hàng ít hơn 25% vốn tự có, ngân hàng sử dụng tối đa 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Bên cạnh đó, chi nhánh nỗ lực làm giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay, giảm tỷ trọng cho vay theo chỉ định để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

d. Tài sản đảm bảo: Nội dung tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy định chính phủ, NHNN và của NHCT; việc nhận tài sản đảm bảo được xem xét cụ thể đối với từng khách hàng trên cơ sở khả năng vay trả, định hạng rủi ro tín dụng… Cán bộ phòng quản lý rủi ro tín dụng và phòng quan hệ khách hàng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện kiểm tra, định giá tài sản đảm bảo. Căn cứ trên cơ sở lịch định kỳ kiểm tra và định giá tài sản đảm bảo, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm nhắc nhở cán bộ quan hệ khách hàng hoàn thành việc kiểm tra theo quy định, thực hiện theo tháng. Nếu như cán bộ quan hệ

khách hàng trậm trễ trong việc thực hiện kiểm tra thì cán bộ quản lý rủi ro tín dụng cần báo cáo lên cấp trên (trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc quan hệ khách hàng…) để đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w