Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 53)

- Cần công bố rõ ràng các chính sách của nhà nước và có thời gian để chuyển đổi. Bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước cần phải được thông báo công khai và dự kiến thay đổi trong một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trông lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ những thiệt hại do sự thay đổi của chính sách gây ra.

- Trong việc hoạch định chính sách, nhà nước phải cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế với sự ổn định tiền tệ, sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng bất ổn, thắt chặt hay thả lỏng quá mức, quá đột ngột gây khó khăn cho các nhân tố trong nền kinh tế.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trường kinh tế theo hướng tích cực.

- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai: Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Vì vậy các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin khách hàng. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nước như Thuế, công an... là rất khó khăn. Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là rất cần thiết trước hết là phục vụ công tác quản lý của nhà nước và đồng thời giúp các ngân hàng thuận tiện trong việc khai thác thông tin của khách hàng.

- Chính phủ cần có chỉ đạo rõ ràng quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, công ty tư vấn và ngân hàng trong việc làm rõ, minh bạch báo cáo tài chính của khách hàng, tránh tình trạng doanh nghiệp lập nhiều báo cáo để vay vốn ngân hàng.

- Tòa án và các cơ quan thực thi pháp luật cần hỗ trợ tích cực cho các ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và công tác thi hành án được mau chóng, giúp ngân hàng thu đầy đủ nợ gốc và lãi vay quá hạn.

3.2.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước

3.2.2.1. Đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế

Ngân hàng nhà nước chú trọng việc rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành các quy định mới liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM. Những

văn bản pháp luật cần chú trọng đến tính khả thi của những quy định trong tương lai cũng như tính chặt chẽ của các văn bản đó.

Nhằm duy trì sự ổn định tài chính của các ngân hàng, NHNN cần áp đặt các hạn chế pháp lý đối với các định chế tài chính như: giới hạn dư nợ tín dụng, quy định tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn trong cho vay dài hạn...

Ngân hàng nhà nước cũng cần đưa ra các quy định trách nhiệm bảo mật và các ngoại trừ. Hiện nay, ngân hàng nhà nước chưa quy định cụ thể về trách nhiệm bảo mật thông tin đối với các nhân viên ngân hàng. Tình trạng phát tán những tin đồn không đúng sự thật có thể gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của NH.

3.3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại

Công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng cần phải thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện các sai sót và ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng trở lên lành mạnh.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng kỹ lưỡng chi tiết, khoa học, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được hoạt động tín dụng của NHTM, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy NHNN; ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

3.3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, góp phần nâng

cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro tín dụng đối với các NHTM càng giảm, vì vậy việc hoàn thiện hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng là cần thiết. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm vừa qua vẫn chưa đáp ứng được cả nhu cầu về chất lượng lẫn số lượng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng phân tích tín dụng của các NHTM ở Việt Nam còn hạn chế.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Kiến nghị Ngân Hàng Công Thương nghiên cứu và cải thiện hơn nữa quy trình tín dụng, cải thiện thủ tục và điều kiện cho vay bán lẻ để phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng.

Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức thực tế để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng .

Tóm tắt chương III

Trong chương III chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp kiến nghị dựa trên cơ sở phân tích đặc thù của Ngân Hàng Công Thương nói chung và Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân nói riêng, nhằm giúp Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân phát huy điểm mạnh, khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để nâng cao các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, việc tham gia vào một sân chơi mới rộng lớn và đầy tính cạnh trạnh là một cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.

Chuyên đề: “ Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Thanh Xuân” đã đạt được một số mục tiêu cơ bản sau:

- Chuyên đề xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng trong ngân hàng giúp hiểu rõ hơn về bản chất của RRTD và công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

- Chuyên đề đã nghiên cứu một cách tổng quát hoạt động tín dụng và hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro của Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Thanh Xuân. Từ đó đánh giá được nguyên nhân, kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.

- Dựa vào những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng cũng như kiến nghị đối với Nhà Nước, NHNN và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết mình cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của các cán bộ tại NHCT Thanh Xuân nhưng do giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu cũng như nhận thức, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa cùng các cán bộ ngân hàng để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các bảng, đồ thị, sơ đồ Bảng những từ viết tắt

Lời mở đầu……….………1

Chương I: Lý luận chung về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại………...3

1.1 Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại………….3 1.1.1. Tín dụng Ngân hàng và đặc trưng của tín dụng Ngân hàng……….3 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng………...4

1.2 Phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại……….11

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết phải phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại………...11

1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng………...12

1.2.3 Biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng………16

Tóm tắt chương I………..………...20

Chương II: Thực trạng phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Thanh Xuân………21

2.1 Khái quát về Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Thanh Xuân………..21

2.1.1 Khái quát chung………...21

2.1.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân trong thời gian vừa qua………24

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Thanh Xuân………..32

2.2.1 Tình hình nợ quá hạn tại Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân…………...32

2.2.2 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro……….33

2.2.3 Các biện pháp Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân thực hiện phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng………..34

2.3 Đánh giá chung về các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân………..39

2.3.1 Những kết quả đạt được……….………..39

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại………...40

2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại………...42

Tóm tắt chương II………...45

Chương III : Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Thanh Xuân…………..46

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân năm 2010………..46

3.1.1 Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân………46

3.1.2 Định hướng phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân………...……47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân………48

3.2.2 Nhóm giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro cho danh mục tín dụng………...50

3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ……….51

3.3 Một số kiến nghị……….54

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan………54

3.3.2 Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước………..55

3.3.3 Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam………56

Tóm tắt chương III……….57

Kết luận………58

Danh mục tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Bảng 1.1 Phân hạng rủi ro danh mục tín dụng...19

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân………...22

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của chi nhánh……….26

Biểu đồ 2.3 Tổng số vốn huy động của chi nhánh………27

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng năm 2009 của chi nhánh………28

Biều đồ 2.5 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng đến 30/6/2010 của chi nhánh….28 Biều đồ 2.6 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại chi nhánh năm 2009…………29

Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ của chi nhánh………..31 Bảng2.10 Cơ cấu dư nợ tại chi nhánh (phân loại theo nhóm nợ)……...…………..32 Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ nợ xấu tại NHCT Thanh Xuân………..….33 Biểu đồ 2.12 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh………..………33 Bảng 2.13 Xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân Hàng Công Thương……..………...35

BẢNG NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

TCTD ………. .Tổ chức tín dụng TCKT………Tổ chức kinh tế

NHNN………...…Ngân Hàng Nhà Nước NHTM………...Ngân hàng thương mại NHCT………Ngân Hàng Công Thương RRTD………Rủi ro tín dụng

HĐQT………Hội đồng quản trị VNĐ………..Việt Nam đồng USD………...Đồng Đôla Mỹ

DNNN………Doanh nghiệp nhà nước

CIC……….Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng DPRR……….Dự phòng rủi ro

XNK...Xuất nhập khẩu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tín dụng ngân hàng – Học Viện Ngân Hàng – NXB Thống kê 2001

2. Giáo trình Ngân hàng thương mại – Trường kinh tế quốc dân – NXB Thống kê 2006

3. Tổng kết 2007, 2008, 2009, 30/6/2010 – NHCT Thanh Xuân 4. Các văn bản, quyết định của NHNN

www.vietinbank.vn www.hvnh.edu.vn www.saga.com.vn www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 53)