Nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 41)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế chính sách của nhà nước đôi lúc còn chưa nhất quán, không hợp lý, thời gian thông báo để thực hiện nhiều lúc quá gấp gáp gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thích ứng.

Nhà nước chưa tạo được một môi trường pháp lý thận lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Điều này được thể hiện rõ ở sự kém hiệu quả của các cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật. Việc triển khai các điều luật còn chậm và nhiều chồng chéo gây khó khăn cho ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng rất ngại phải đưa các vụ kiện ra tòa (ví dụ như khi khách hàng không trả nợ hoặc vi phạm hợp đồng) vì thủ tục rất rườm rà và tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức của ngân hàng.

b. Môi trường kinh tế không ổn định

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng tăng 22,97% so với năm 2007, năm 2009 chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,8% so với năm 2008, gây áp lực cho cả nền kinh tế.

Tình hình tài chính tiền tệ cũng diễn biến rất phức tạp với nhiều biến động và căng thẳng trên thị trường. Trong năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Cùng với những biến động của lãi suất, năm 2009 là năm thứ hai liên tiếp thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn rõ nét đã chứng kiến nhiều biến động khó lường của tỷ giá ngoại tệ, cung ngoại tệ liên tục căng thẳng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường vàng cũng diễn biến vô cùng khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Thông tin mà các NHTM cập nhật về khách hàng chủ yếu lấy từ chính khách hàng và từ trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC). Tuy nhiên hệ thống CIC hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng. CIC chỉ thể hiện số dư nợ và nhóm nợ, không thể hiện tình hình tài chính, tài sản đảm bảo…do đó không giúp cho NH có nhiều thông tin để gạn lọc khách hàng tốt, tránh rủi ro cho ngân hàng.

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

a. Khả năng quản lý kinh doanh kém

Khả năng quản lý kinh doanh kém có tác động trực tiếp tới chất lượng các khoản vay. Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt chi phí hoạt động kinh doanh của mình có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

b. Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích

Trên thực tế, nguồn thu từ dự án, từ phương án kinh doanh là nguồn trả nợ đầu tiên cho ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, ngân hàng sẽ không kiểm tra giám sát được nguồn trả nợ dẫn đến khả năng nợ không được hoàn trả đúng hạn hoặc bị mất nợ và gây ra những tổn thất ngoài mong muốn cho ngân hàng.

c. Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng

Trong trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng thì mực độ rủi ro ngân hàng gặp phải là rất cao. Tại chi nhánh, một trong các nguyên nhân gây ra tổn thất cho ngân hàng là nguyên nhân khách hàng lừa đảo bằng cách khai khống số liệu trên các báo cáo tài chính, không phản ánh trung thực tình hình hoạt động kinh doanh để được ngân hàng đánh giá vào nhóm khách hàng xếp loại tốt để có thể vay vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó, một số khách hàng cố ý chây lỳ nợ, không có thiện ý trả nợ…

2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

a. Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo

Chi nhánh có riêng bộ phận kiểm tra nội bộ. Tuy nhiên tổ kiểm tra nội bộ lại trực thuộc chi nhánh và dưới sự chỉ đạo điều hành của chính giám đốc chi nhánh nên việc kiểm tra nội bộ trong thời gian qua tại chi nhánh chưa thực sự

được phát huy. Công tác kiểm tra nội bộ không thể hiện được tính độc lập và khách quan, chưa cảnh báo và phản ánh đầy đủ các rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong trường hợp rủi ro tín dụng phát sinh, tổ kiểm tra nội bộ có thể vì cả nể hoặc chịu áp lực của giám đốc chi nhánh mà không báo cáo trực tiếp lên cấp cao hơn. Báo cáo kiểm tra nội bộ chỉ mang tính hình thức, RRTD chưa được phản ánh một cách chân thực.

b. Rủi ro phát sinh từ chính sách tín dụng của chi nhánh

Việc xác định thị trường và lĩnh vực cho vay của ngân hàng trong thời gian qua chưa được cụ thể. Chính sách tín dụng không nhất quán qua các năm, chưa sát với thực tế, chưa gạn lọc được khách hàng như đối với thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, thế chấp lô hàng với tỷ lệ vốn tự có…

Sản phẩm tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua chủ yếu là sản phẩm tín dụng truyền thống, có các sản phẩm tín dụng mới như: cho vay mua ô tô, cho vay du học…tuy nhiên các sản phẩm tín dụng mới vẫn có nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện. Vì vậy RRTD của chi nhánh chưa được phân tán mà vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành nghề truyền thống như cho vay xây lắp, xây dựng, thương mại…trong khi đó tín dụng bán lẻ chưa thực sự được chú trọng.

c. Hệ thống đo lường, phân tích rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế

Hiện nay ngân hàng chủ yếu dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn còn một số hạn chế như: Ngân hàng chưa có mức tiêu chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời…riêng cho từng ngành. Do đó việc áp dụng cùng một chỉ tiêu chung cho các ngành dẫn dến việc chấm điểm có thể chưa phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp

d. Thiếu sự kiểm tra giám sát sau khi vay

Đa số công tác kiểm tra, sử dụng vốn vay đều được cán bộ tín dụng thực hiện đối phó, hình thức mà không sâu sát, không xuống tận doanh nghiệp kiểm tra. Chính vì vậy, điều này tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động tín dụng của doanh nghiệp.

e. Chưa chú trọng công tác đào tạo cán bộ

Việc thường xuyên tổ chức các buổi học tập, thảo luận chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến một số cán bộ không hiểu hết trách nhiệm của công việc mình, quy trình thực hiện nghiệp vụ, chính sách phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng và tầm quan trọng của công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.

Tóm tắt chương II

Trên cơ sở lý luận của chương I, trong chương II chuyên đề đã phân tích thực trạng phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân. Hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao và khẳng định vị thế của ngân hàng, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Từ đó, trong Chương 3 sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, thúc đẩy các giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân.

CHƯƠNG III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân (Trang 41)