Ưu điểm về quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong báo cáo tài chính do VAE thực hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) thực hiện (Trang 56)

- Tiếp đến KTV thực hiện thủ tục cut off

3.1.1Ưu điểm về quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong báo cáo tài chính do VAE thực hiện

thanh toán trong báo cáo tài chính do VAE thực hiện

Trong quá trình đi thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, em đã được các anh chị ở công ty tạo điều kiện tham gia rất nhiều cuộc kiểm toán với vai trò là trợ lý kiểm toán trong đó có cả cuộc kiểm toán tại công ty cổ phần ABC Việt Nam. Qua việc tìm hiểu quá trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc em xin được đưa nhận xét chủ quan của mình về quy trình kiểm toán của VAE trên hai phương diện là: những ưu điểm và nhược điểm vẫn còn tồn tại trong đó.

3.1.1 Ưu điểm về quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanhtoán trong báo cáo tài chính do VAE thực hiện toán trong báo cáo tài chính do VAE thực hiện

Nhìn chung công việc kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán từ khâu lập kế hoạch đến khi phát hành Báo cáo kiểm toán luôn được thực hiện một cách đúng đắn, tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Việc kiểm toán hầu hết được kiểm toán viên tuân thủ theo chương trình kiểm toán đã được thiết lập sẵn trong công ty và phần lớn được thực hiện, tính toán trên máy thông qua excel đã tạo ra hiệu quả cho công việc của kiểm toán viên qua đó mà báo cáo kiểm toán do công ty phát hành luôn có uy tín, chất lượng, tạo được niềm tin của người sử dụng. Em xin được nhận xét ưu điểm trong việc tổ chức kiểm toán của VAE thông qua việc tìm hiểu các giai đoạn của cuộc kiểm toán.

Dũng

a) Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Tiếp xúc với khách hàng là công việc đầu tiên của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện. Công việc này vô cùng quan trọng vì nó quyết định cuộc kiểm toán có được tiến hành hay không. Nếu việc tiếp xúc với khách hàng thành công sẽ tạo điều kiện cho Công ty ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng từ đó đảm bảo cho việc công việc từ khâu lập kế hoạch đến khi phát hành Báo cáo kiểm toán được tiến hành một cách thuận lợi và quyết định đến thành công của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Do vai trò quyết định của công việc này mà trong cuộc họp mặt tiếp xúc khách hàng, VAE luôn cử những lãnh đạo cấp cao của công ty tham gia cuộc gặp gỡ với khách hàng như Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc các phòng nghiệp vụ. Với kinh nghiệm và tác phong chuyên nghiệp của mình, các lãnh đạo cao cấp của VAE luôn tiến hành các cuôc gặp gỡ với khách hàng một cách nhanh chóng và thường đạt được sự thoả thuận làm hài lòng khách hàng để từ đó tạo thuận lợi cho việc ký hợp đồng được diễn ra nhanh chóng tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật. Hơn nữa trong việc chấp nhận kiểm toán thì VAE cũng xây dựng ra hai bảng câu hỏi chuẩn (Bảng 01, 02 phần phụ lục) đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng để kiểm toán viên của công ty dễ dàng sử dụng, thực hiện.

Công ty lựa chọn một nhóm nhân viên tham gia kiểm toán dựa trên những đánh giá của công ty về yêu cầu của công việc và kinh nghiệm nghề nghiệp của nhóm nhân viên. Công ty không bao giờ chọn những nhân viên không đảm bảo tính độc lập, khách quan với khách hàng tham gia nhóm kiểm toán. Do đó mà báo cáo kiểm toán do công ty phát hành luôn đảm bảo tính độc lập, khách quan.

b) Thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Dũng

Bước công việc này giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn rõ hơn, hiểu hơn về công ty được kiểm toán. Để đảm bảo tiến độ cho báo cáo kiểm toán được phát hành theo yêu cầu của khách hàng cũng như tránh làm phiền hà khách hàng trong khâu liên hệ tìm thông tin thì bước này luôn được VAE tiến hành một cách nhanh chóng khoa học nhưng vẫn đảm bảo nắm được những thông tin cơ bản, quan trọng của khách hàng.

c) Thực hiện các thủ tục phân tích

Để tạo điều kiện cho việc thiết kế chương trình kiểm toán được tốt thì việc thực hiện các thủ tục phân tích cũng rất quan trọng. Các kiểm toán viên của VAE cũng thực hiện một cách đầy đủ và chính xác các bước phân tích ngang và phân tích dọc theo đúng quy định của công ty.

d) Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm vô cùng quan trọng trong kiểm toán. Hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc thiết kế chương trình kiểm toán từ đó ảnh hưởng tới kết quả của cuộc kiểm toán. Bởi vì dựa vào nó mà kiểm toán viên xác định được phương pháp kiểm toán, thời gian kiểm toán, số lượng công việc phải làm…Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính dựa vào Doanh thu, Tài sản, Lợi nhuận,… hết sức khoa học và hiệu quả như theo bảng sau:

Bảng 16: Bảng đánh gia mức trọng yếu

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Chỉ tiêu được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Lý do lựa chọn chỉ tiêu này để xác định

mức trọng yếu

Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn (a)

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Dũng

Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0.5% - 3%

Tổng tài sản và vốn: 2%

Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b)

Mức trọng yếu chi tiết (d)=(c)*(50%-75%)

Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua (e)=(d)*4% (tối đa)

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.

Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể Mức trọng yếu chi tiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua

e) Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát

Việc đánh giá rủi ro kiểm soát có ý nghĩa rất to lớn vì nó quyết định tới khối lượng công việc kiểm tra chi tiết khi thực hiện kiểm toán cũng như việc thiết kế chương trình kiểm toán. Do đó mà để giúp cho kiểm toán viên của mình có thể đánh giá rủi ro kiểm soát một cách đúng đắn và chính xác nhất thì VAE đã xây dựng nên Bảng hệ thống các công việc cần làm khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng.

f) Thiết kế chương trình kiểm toán

Nhờ việc thực hiện các công việc phía trên một cách cẩn thận, tuân theo đúng quy định của công ty nên việc thiết kế chương trình kiểm toán cũng diễn ra nhanh gọn, khoa học nhằm đáp ứng đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng với khách hàng. Để cho việc xây dựng kế hoạch kiểm toán được dễ dàng thì VAE cũng có khung chương trình kiểm toán chuẩn được lưu tại mỗi phòng kiểm toán nghiệp vụ để kiểm toán viên thực hiện.

Dũng

Các cuộc kiểm toán do VAE tiến hành đều được thực hiện theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng với khách hàng.

Hầu hết các kiểm toán viên đều tuân thủ các bước đã vạch sẵn ra trong kế hoạch kiểm toán. Nhờ thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, thận trọng đã giúp kiểm toán viên của VAE nhanh chóng thu thập được những bằng chứng để phát hiện ra các sai sót và sai phạm. Qua quá trình làm việc với khách hàng, kiểm toán viên cũng tìm hiểu được những ưu nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ của họ để từ đó làm cơ sở hình thành thư quản lý giúp tư vấn cho khách hàng trong công tác hạch toán kế toán.

Hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn thành xong kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ tổng hợp kết quả để từ đó phát hành báo cáo kiểm toán. VAE đã xây dựng được hệ thống soát xét báo cáo tài chính hết sức hiệu quả và chặt chẽ như sau:

Mỗi một Báo cáo kiểm toán của Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam, từ khi bắt đầu được lập ra cho tới khi được phát hành, thì đều phải trải qua 4 lần soát xét.

Sau khi đã tổng hợp kết quả kiểm toán trưởng nhóm kiểm toán sẽ soát xét Báo cáo kiểm toán dự thảo và hồ sơ kiểm toán.

File kiểm toán này sẽ được Giám đốc (hoặc Phó Giám đôc) của phòng nghiệp vụ đó soát xét chất. Khi lãnh đạo phòng soát xét xong, hồ sơ kiểm toán này sẽ được trình lên trợ lý giám đốc để soát xét. Sau đó, hồ sơ kiểm toán sẽ tiếp tục được soát xét lần cuối cùng bởi Ban Tổng giám đốc.

Như vậy sau 4 lần khi soát xét xong Báo kiểm toán mới được chính thức phát hành.

Không những xây dựng được một hệ thống soát xét báo cáo tài chính chặt chẽ mà VAE còn tiến hành đánh giá những ưu nhược điểm về công tác kiểm toán sau mỗi lần kiểm toán để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chung cho những lần sau.

Dũng

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) thực hiện (Trang 56)