Quy trình cho vay và quy trình tín dụng Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng biện pháp thế chấp tài sản trong hợp đồng tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương- Ngân hàng Công thương VN (Trang 34)

II. Thực tiễn thực hiện biện pháp thế chấp tài sản trong Hợp đồng tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương

1.Quy trình cho vay và quy trình tín dụng Quy trình cho vay

1.1. Quy trình cho vay

Bao gồm các bước sau:

+ Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn + Thẩm định các điều kiện vay vốn

+ Xác định phương thức cho vay

+ Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay + Lập tờ trình thẩm định cho vay

+ Tái thẩm định khoản vay + Trình duyệt khoản vay

+ Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

+ Giải ngân

+ Kiểm tra, giám sát khoản vay

+ Thu nợ lãi và gốc và xử lí những phát sinh

+ Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay + Giải chấp tài sản bảo đảm

1.2. Quy trình tín dụng

 Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến khoản vay.

Thu thập thông tin liên quan đến khoản vay làm cơ sở phân tích và đánh giá các khoản vay từ đó đưa ra quyết định cho vay cũng như đánh giá mức độ rủi ro đối với khoản vay, mức độ hiểu biết khách hàng vay phụ thuộc vào lượng thông tin thu thập và khả năng xử lý hiệu quả nguồn tin đó. Thông tin mà ngân hàng phải thu thập gồm:

- Thông tin từ khách hàng vay: Đây là những thông tin mà khách hàng vay phải cung cấp cho ngân hàng khi đặt quan hệ tín dụng, hồ sơ về loại thông tin này bao gồm:

• Đối với khách hàng là cá nhân

+ Hồ sơ khách hàng: bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực; Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn; Bản sao Giấy đăng ký kết hôn nếu có hoặc giấy xác nhận độc thân…

+ Hồ sơ phản ánh về tình hình tài chính và năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Hồ sơ phản ánh về kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh. + Phương án, dự án vay vốn và kế hoạch trả nợ khoản vay.

+ Hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền sử dụng hợp pháp tài sản đảm bảo của khách hàng hoặc người bảo lãnh cho khách hàng; Hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh đã được hoàn thiện về mặt pháp lý (kể cả việc đăng ký giao dịch đảm bảo)…

Đối với từng sản phẩm dịch vụ Vietin Bank có danh mục hồ sơ cho vay riêng - Danh mục hồ sơ cho vay mua ô tô

- Danh mục hồ sơ cho vay mua, sửa nhà - Danh mục hồ sơ cho vay tiêu dùng • Đối với khách hàng là tổ chức

+ Hồ sơ khách hàng (bao gồm hồ sơ về tư cách pháp nhân và năng lực tài chính): Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập, Giấy phép hoạt động, Giấy phép đầu tư; bản sao có xác nhận của công ty Điều lệ hoạt động của công ty; bản sao có xác nhận báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và cập nhật đến thời điểm gần nhất…

+ Phương án, dự án vay vốn và kế hoạch trả nợ khoản vay.

+ Hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền sử dụng hợp pháp tài sản đảm bảo của khách hàng, bên bảo đảm hoặc người bảo lãnh cho khách hàng; Hợp đồng cầm cố thế chấp, bảo lãnh, hợp đồng thuê kho 3 bên, đăng kí giao dịch bảo đảm; Biên bản kiểm tra định giá tài sản bảo đảm…

- Thông tin từ nguồn lưu trữ và khai thác của ngân hàng:

+ Thông tin chung từ khách hàng vay như: mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu, thị trường, mạng lưới phân phối, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, các chính sách có liên quan của nhà nước.

+ Các thông tin phi tài chính như: chất lượng quản lý, uy tín trong giao dịch, triển vọng ngành, thông tin có tính trực giác và thông tin có tính định tính.

Qua xem xét hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng cán bộ tín dụng có thể biết được khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng chưa, nếu có vay rồi thì tình hình vay, trả nợ của khách hàng đó như thế nào, có uy tín hay không.

 Bước 2: Thẩm định tín dụng.

Đây là bước mang ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng khoản vay, do đó tuỳ mức độ phức tạp của khoản vay đòi hỏi các bộ thẩm định phải có Bước 3: Ra quyết định cho vay: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi thực hiện thẩm định đưa đến quyết định của ngân hàng là đồng ý cho vay hay không.

Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn, không quá 30 ngày làm việc đối với các khoản vay trung và dài hạn kể từ ngày nhận đầy đủ thông tin và hồ sơ tín dụng hợp lệ của khách hàng, đơn vị kinh doanh phải quyết định cho vay hay không cho vay và thông báo cho khách hàng biết (nếu thuộc thẩm quyền phê duyệt) hoặc trình lên cấp trên (nếu vượt thẩm quyền phê duyệt). Thời hạn cụ thể cho từng Phòng, Ban, bộ phận liên quan đến quyết định cho vay được thực hiện theo Quy trình cấp tín dụng do Tổng giám đốc ban hành

Tổng giám đốc có trách nhiệm quy định cụ thể thời hạn phê duyệt cho vay tối đa đối với từng loại khoản vay, mục đích vay, thời hạn vay nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay của Vietin Bank.

Đơn vị kinh doanh phải niêm yết công khai cho khách hành biết về quyết định cho vay tối đa. Trong trường hợp không cho vay, Vietin Bank phải thông báo

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng biện pháp thế chấp tài sản trong hợp đồng tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương- Ngân hàng Công thương VN (Trang 34)