II. Một số kiến nghị về thực hiện biện pháp thế chấp tài sản trong hợp đồng tín dụng.
2. Kiến nghị đối với Chi nhánh Chương Dương.
Ngân hàng Công thương Chi nhánh Chương Dương là ngân hàng nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại và là một mắt xích trong hệ thống đó. Do đó nó cũng không tránh khỏi những vấn đề khó khăn mà ta đã nêu ra ở trên. Nhìn chung thì việc thực hiện biện pháp thế chấp tài sản tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã tuân thủ đúng và đầy đủ theo pháp luật. Tuy nhiên, Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, gây ra những rủi ro tín dụng do nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do việc xây dựng hợp đồng tín dụng của Chi nhánh còn chưa đi
vào cụ thể hóa các điều khoản, đặc biết là điều khoản về xử lý vi phạm hợp đồng. Trong hợp đồng tín dụng thường chỉ quy đinh chi tiết việc giải quyết tranh chấp ở Tòa án mà không quy định cụ thể việc giải quyết tranh chấp theo con đường Trọng tài. Trên thực tế pháp luật đều quy định tranh chấp giữa thương nhân với thương nhân với mục đích thương mại thì sẽ được giải quyết bằng tố tụng trọng tài. Tuy nhiên trong hợp đồng thế chấp chỉ có quy định giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Tòa án, như vậy khiến cho các bên tham gia hợp đồng mất đi một phương thức để giải quyết tranh chấp.
Như đã nêu lên ở mục 1 của Chương này, ý chí của các chủ thể trong quá trình giao kết hợp đồng chưa thực sự “tự nguyện - bình đẳng”, do đó Chi nhánh cần khắc phục vấn đề này bằng cách nâng cao trách nhiệm của cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Do phần lớn khách hàng không hiểu biết về các quy định của pháp luật về quan hệ hợp đồng với ngân hàng nên họ không biết được các quyền và lợi ích mà họ được hưởng. Cũng chính vì thế mà các cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ thông tin cho khách hàng của mình. Điều này không chỉ
rèn luyện tư cách phẩm chất của cán bộ công nhân viên ngân hàng mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Thứ hai, do từ phía khách hàng. Họ không cung cấp đầy đủ chính xác thông
tin khi tiến hành giao kết hợp đồng. Chưa kể là họ còn cung cấp thông tin sai lêch nhằm lừa dối để vay vốn từ ngân hàng. Dẫn đến việc Chi nhánh mặc dù đã có trung tâm CIC nhưng thực tế vẫn còn nhiều khách hàng chưa minh bạch về tài chính, cơ quan thuế chưa có hướng giải quyết những đơn vị trốn thuế khai báo doanh thu không chính xác dẫn đến việc thu thập thông tin, phân tích tài chính của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng đôi khi bị ùn tắc do công tác xử lý thông tin từ khách hàng, chi nhánh đã cố gắng nỗ lực và có nhiều biện pháp và giải pháp tích cực gây ách tắc trong việc hoàn thiện hồ sơ tài sản thế chấp để phát mại. Do đó công tác thu thập, xử lý thông tin ban đầu phải được tiến hàng một cách cẩn thận, kĩ lưỡng. Thêm vào đó đội ngũ cán bộ của Chi nhánh bước đầu đã đáp ứng yêu cầu công việc, song còn thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ chưa chuyên sâu, kỹ năng tác nghiệp còn nhiều hạn chế, do vậy cần phải tiếp tục nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ.
Kết luận chương 3.
Chương 3 nêu lên những thực trạng của hoạt động tín dụng nói chung và việc thực hiện biện pháp thế chấp nói riêng tại các ngân hàng thương mai và đặc biệt là tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Chương Dương, qua đó thấy được những ưu, nhược điểm của hệ thống pháp luật và đội ngũ cán bộ chuyên trách. Từ đó nêu ra một số kiến nghị chung cho thực trạng trên. Nhìn chung tại ngân hàng Công thương - Chi nhánh Chương Dương, việc áp dụng pháp luật là tương đối đầy đủ, nghiêm túc, tuy còn có một số thiếu sót trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình hoạt động của Chi nhánh. Những kiến nghị trên nhằm góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực ngân hàng, hoàn thiện hơn về đội ngũ cán bộ của Nhà nước. Bên cạnh đó còn đóng góp ý kiến để ngân hàng Công thương Chi nhánh Chương Dương ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao uy tín đối với khách hàng.
KẾT LUẬN
Các biện pháp bảo đảm tài sản nói chung và biện pháp thế chấp nói riêng trong hoạt động tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại. Bảo đảm tài sản là cách thức mà bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động tín dụng và duy trì hoạt động ổn định của ngân hàng. Bởi vậy, việc áp dụng biện pháp thế chấp cũng như các biện pháp khác phải tuân theo đúng trình tự thủ tục theo luật định. Bên cạnh đó các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm hoản thiện những kẽ hở luật trong việc áp dụng các biện pháp trên.
Qua quá trình thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương tôi nhận thấy Chi nhánh đã áp dụng theo quy định của pháp luật và các hướng dẫn hoạt động của Ngân hàng Công thương một cách linh hoạt và chính xác, do đó làm cho hoạt động của Chi nhánh đi vào ổn định, tạo được uy tín đối với khách hàng. Nhưng hạn chế như đã trình bày tại Chương III là những hạn chế chung tại các ngân hàng thương mại hiện nay,do đó Ngân hàng trong tương lai phải cố gắng khắc phục những hạn chế còn vướng mắc đó.