.Nghĩa vụ của bên B:

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng biện pháp thế chấp tài sản trong hợp đồng tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương- Ngân hàng Công thương VN (Trang 58)

II. Một số kiến nghị về thực hiện biện pháp thế chấp tài sản trong hợp đồng tín dụng.

1. BÊN NHẬN THẾ CHẤP:

3.2 .Nghĩa vụ của bên B:

a. Giao bản chính các giấy tờ: (chi tiết tại khoản 1.1, Điều 1 của Hợp đồng này), bản chính Hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm và văn bản ủy quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm (nếu có) … cho Bên A giữ;

b. Thực hiện đăng ký/xoá đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bên A; chịu trách nhiệm thanh toán chi phí đăng ký/xoá đăng ký giao dịch bảo đảm;

c. Không được chuyển nhượng, bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh tài sản hoặc sử dụng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ khác trừ trường hợp được Bên A chấp thuận;

d. Bảo quản an toàn, áp dụng các biện pháp cần thiết kể cả ngừng việc khai thác nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản bảo đảm ( TSBĐ).

e. Bổ sung tài sản hoặc trả nợ và điều chỉnh giảm nghĩa vụ được bảo đảm tương ứng với phần chênh lệch thiếu, nếu giá trị TSBĐ sau khi định giá lại không đủ để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng này.

f. Thông báo ngay cho Bên A và sửa chữa khôi phục giá trị, bổ sung TSBĐ khác có giá trị tương đương, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trước hạn cho Bên A trong trường hợp tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

g. Thông báo cho Bên A về tình trạng TSBĐ, chấp thuận sự kiểm tra của Bên A trong quá trình hình thành, bảo quản, sử dụng tài sản;

h. Mua bảo hiểm vật chất đối với tài sản trong suốt thời gian vay theo quy định của pháp luật theo hình thức hợp đồng bảo hiểm có thể chuyển nhượng được và ký hậu theo lệnh/ký hậu đích danh Bên A; hoặc hợp đồng bảo hiểm nêu rõ người thụ hưởng là Bên A; đồng thời lập văn bản uỷ quyền cho Bên A được hưởng tiền bảo hiểm; giao bản chính hợp đồng bảo hiểm và văn bản uỷ quyền cho Bên A giữ;

i. Phối hợp với Bên A tiến hành các thủ tục để Bên A nhận tiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm để thu hồi nợ trong trường hợp tài sản thế chấp mất, hư hỏng mà tài sản đó đã được bảo hiểm; bổ sung tài sản, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trước hạn cho Bên A nếu khoản tiền nhận được từ tổ chức bảo hiểm chưa đủ để trả nợ;

j. Phối hợp với Bên A xử lý tài sản thế chấp và chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản (nếu có phát sinh);

k. Thanh toán phí thi hành án trong trường hợp tài sản phải xử lý qua cơ quan thi hành án;

l. Trường hợp tiền thu từ xử lý TSTC để thực hiện nghĩa vụ thanh toán (nợ gốc, lãi, phí, chi phí...) cho Bên A không đủ tiền thì Bên B phải tiếp tục trả số nợ còn lại

cho Bên A; bổ sung tài sản thế chấp hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác tương ứng với nghĩa vụ bảo đảm cho số tiền còn nợ được Bên A chấp thuận;

3.3.Quyền của BÊN A:

a. Giữ bản chính các giấy tờ: (chi tiết tại tại khoản 1.1, Điều 1 của Hợp đồng này), bản chính Hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm và Văn bản ủy quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm (nếu có).

b. Yêu cầu Bên B thực hiện đúng nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến tài sản như đã thoả thuận;

c. Yêu cầu Bên B cung cấp thông tin về thực trạng tài sản. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản;

d. Yêu cầu Bên B phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản hoặc ngừng sử dụng và bổ sung tài sản hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác nếu tài sản bị mất, hư hỏng, có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Nếu Bên B không thực hiện được thì Bên A thu nợ trước hạn;

e. Cùng Bên B đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

- Theo định kỳ (tối đa 1 năm) kể từ lần định giá gần nhất

- Bên B giải chấp một phần tài sản; bổ sung, thay thế tài sản; hoặc đề nghị điều chỉnh nghĩa vụ được bảo đảm;

- Khi giá trị thị trường của tài sản biến động giảm trên 20% so với lần định giá gần nhất;

- Bên A kiểm tra phát hiện tài sản bị giảm giá trị và hư hỏng, lạc hậu, mất mát;

- Sau khi di chuyển địa điểm lắp đặt đối với tài sản là máy móc, thiết bị gắn liền với nhà xưởng.

f. Yêu cầu Bên B bổ sung tài sản hoặc trả nợ và điều chỉnh giảm nghĩa vụ được bảo đảm tương ứng với phần chênh lệch thiếu, nếu giá trị TSBĐ sau khi định giá lại không đủ để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng này. g. Yêu cầu Bên B giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

h. Xử lý tài sản để thu hồi nợ theo quy định tại Điều 4 Hợp đồng này;

i. Nhận tiền bảo hiểm trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm để thu nợ trong trường hợp rủi ro xảy ra mà tài sản đó đã được bảo hiểm;

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng biện pháp thế chấp tài sản trong hợp đồng tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương- Ngân hàng Công thương VN (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w