Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý 1
Các giảng viên giảng dạy đáp ứng tốt yêu cầu chuyên môn và có phương pháp giảng dạy phù hợp, tích cực
2.5% 27.5% 70.0%
2
Giáo trình, tài liệu học tập phục vụ chương trình đào tạo đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đào tạo chuyên ngành.
12.5% 20.0% 67.5%
3
SV được cung cấp đầy đủ các thông tin về nội dung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra và các hình thức kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập.
15.0% 32.5% 52.5%
4
Có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện các chương trình đào tạo.
15.0% 25.0% 60.0%
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Phần lớn sinh viên (khoảng 70%) cho rằng, các giảng viên giảng dạy ngành QTKD của nhà trường có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy về mặt chuyên môn và kỹ năng dạy học cần thiết. Kiến thức chuyên môn sâu và khả năng dạy học là hai yêu cầu tối thiểu đối với giảng viên đại học. Đối với đào tạo ngành QTKD của nhà trường, cán bộ giảng viên giảng dạy phải có trình độ Thạc sĩ chuyên ngành trở lên. Đồng thời, sự trẻ trung về tuổi đời, trẻ về tuổi nghề là những đặc điểm ảnh hưởng tích cực tới sự đổi mới và khả năng dẫn dắt người học. Tuy nhiên, phần lớn ý kiến người được khảo sát cho rằng, để chất lượng giảng dạy từng học phần nói riêng và toàn bộ khóa học nói chung được đảm bảo, các giảng viên cần lấy nhiều thông tin và các ví dụ thực tế về tình hình hoạt động của các DN trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, thời lượng cho các hoạt động thảo luận tình huống nên chú trọng việc để người học tự tìm kiếm tình huống, nêu ý tưởng và trao đổi tập thể cùng giải quyết vấn đề hơn là chủ đề thảo luận được giảng viên ấn định trước.
Tiêu chí được đánh giá kém nhất là việc cung cấp thông tin về CTĐT cho sinh viên. Có 15% sinh viên không hài lòng về việc không được cung cấp thông tin về CTĐT ngay từ đầu khóa học. Đây là các sinh viên khóa 1 và khóa 2. Thiếu hụt thông tin CTĐT khiến cho các sinh viên không chủ động được trong xây dựng kế hoạch học tập. Một số sinh viên cho rằng, cho đến giữa năm thứ 3 vẫn chưa có khả năng hình dung sẽ học gì tiếp theo và sẽ làm được công việc gì. Nhận thức được điều này, từ khóa 3, nhà trường đã cung cấp kế hoạch đào tạo toàn khóa cho sinh viên năm đầu tiên nên hạn chế này được loại bỏ.
Hệ thống máy tính có kết nối internet và máy chiếu phong phú là những điểm tích cực của nhà trường trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, hệ thống tư liệu của nhà trường còn tương đối lạc hậu, số lượng sách chưa nhiều và cũ là những hạn chế lớn trong học tập của sinh viên.
2.5. Đánh giá khả năng đáp ứng của CTĐT ngành QTKD Trường Đại
học Hà Tĩnh với nhu cầu nhân lực của các DN trên địa bàn Hà Tĩnh
2.5.1. Ưu điểm
CTĐT ngành QTKD hiện tại của Trường Đại học Hà Tĩnh được xây dựng dựa trên các căn cứ có tính chất pháp lý, tuân thủ quy định chương trình khung giáo dục đại học ngành QTKD của Bộ Giáo dục và đào tạo; trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những ưu điểm trong xây dựng CTĐT ngành QTKD của các trường đại học lớn trong cả nước.
Kết cấu CTĐT khá mềm dẻo và hợp lý giữa các khối kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, tổng thời lượng phân bổ cho các học phần giáo dục chuyên nghiệp chiếm đa số; chú trọng thời lượng cho các học phần chuyên ngành QTKD như quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị marketing, quản trị chiến lược, quản trị chất lượng… Phần lớn sinh viên được khảo sát đều cho rằng, tổng thời lượng đào tạo hiện tại là khá hợp lý, gọn nhẹ và cấu trúc chương trình đảm bảo khả năng chủ động trong tiếp cận nội dung và xây dựng kế hoạch tự đào tạo.
Tổng thời lượng đào tạo đã được rút ngắn cho việc chuyển đổi hình thức đào tạo sang tín chỉ (với tổng thời lượng hiện tại 127 tín chỉ chưa kể khối kiến thức giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất). Như vậy, việc rút ngắn thời lượng lên lớp làm giảm áp lực cho tổ chức quá trình đào tạo, giảm chi phí đào tạo và thúc đẩy tính tự học, tự đào tạo của sinh viên. Nhà trường có kế hoạch đào tạo toàn khóa đối với từng chuyên ngành và đã cung cấp cho sinh viên. Hoạt động nói trên làm tăng tính chủ động đối với cả nhà trường và người học trong tổ chức thực hiện CTĐT.
Chương trình chi tiết các học phần chuyên ngành được nghiên cứu cập nhật theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh. Việc lược bỏ phần trùng lắp nội dung giữa các học phần và các nội dung có tính hàn lâm được thực hiện góp phần nâng cao tính ứng dụng của học phần và giảm áp lực học tập đối với người học.
Với tỷ lệ thời lượng phân bổ cho hoạt động thảo luận, thực hành và bài tập tình huống từ 1/3 đến 1/4 tổng thời lượng từng học phần, CTĐT đã chú trọng đến hoạt động thực hành nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Hoạt động thực tập tốt nghiệp và các hoạt động ngoại khóa, chương trình ngoại khóa như các lớp kỹ năng mềm…là những hoạt động bổ trợ nhằm giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc đã được nhà trường chú trọng và thực hiện tương đối nghiêm túc.
Nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy chuyên ngành QTKD, hoàn thiện hệ thống tư liệu phục vụ học tập, trang bị tốt hệ thống phương tiện máy móc phục vụ giảng dạy và học tập là những giải pháp được thực hiện liên tục trong nhiều năm. Đến nay, 100% giảng đường có trang bị máy chiếu Projector phục vụ giảng dạy. Hệ thống tư liệu thư viện nhà trường thường xuyên được bổ sung nguồn tài liệu tạo tiền đề cho nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giảng viên, tự học của học sinh, sinh viên.
2.5.2. Tồn tại trong CTĐT ngành QTKD với khả năng đáp ứng nhu cầu
nhân lực
+ Mặc dù CTĐT đã được chỉnh sửa cho phù hợp với đào tạo theo tín chỉ, tuy nhiên thời lượng cho khối kiến thức giáo dục đại cương còn tương đối nặng (32 tín chỉ trong tổng 127 tín chỉ). Việc trang bị khá nhiều kiến thức giáo dục đại cương làm ảnh hưởng đến thời lượng phân bổ cho các học phần chuyên ngành cần thiết. Tuy nhiên, khối kiến thức giáo dục đại cương hiện nay rất khó cắt giảm ví dụ như khối kiến thức lý luận chính trị vì đây là quy định cứng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Tỷ lệ kiến thức chuyên ngành khá nhỏ trong tổng thời lượng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. CTĐT ngành QTKD mới cần phải xây dựng dựa trên sự cân đối chặt chẽ thời lượng và kết cấu giữa các khối kiến thức.
+ Số các học phần tự chọn trong khối kiến thức chuyên sâu tương đối thấp một số học phần tập trung vào kiến thức kế toán hoặc tài chính ngân hàng. Thực tế nói trên là hiện tượng phổ biến trong CTĐT của rất nhiều cơ sở giáo dục đại học. Với mục tiêu trang bị kiến thức khá phong phú nhằm tăng cường khả năng thích nghi nhiều loại hình công việc khác nhau, chương trình thường giới thiệu nhiều học phần tự chọn thuộc các chuyên ngành. Tuy nhiên, những kiến thức quan trọng về ngành QTKD cần được định rõ vai trò trong chương trình ngành QTKD nhằm đảm bảo trước hết mục tiêu đào tạo đối với chuyên ngành riêng biệt.
- Về nội dung CTĐT và chương trình chi tiết các học phần: CTĐT ngành QTKD hiện tại bao gồm các học phần tương đối đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ QTKD tại các cơ sở. Tuy nhiên, xuất phát từ nhận xét đánh giá của các DN sử dụng nhân lực và bản thân các sinh viên vẫn còn một số tồn tại sau:
+ Nội dung chương trình còn nặng tính lý thuyết mà thiếu các học phần thực hành thực tập nghề nghiệp, trong đó đặc biệt quan trọng là kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng đàm phán, kỹ năng bán hàng và quản lý nhân sự.
+ Thời lượng một số học phần tương đối nặng. Như vậy, việc phân bổ nội dung từng học phần nên theo hướng chia nhỏ từng gói kiến thức và trang
bị trong từng học kỳ đào tạo để giảm áp lực học tập và tích lũy dần kiến thức từng cấp độ.
+ Một số học phần còn mang nặng tính hàn lâm ít có ứng dụng mà thiếu tính thực hành. Ngoài ra, phương pháp và kỹ năng dạy học của giảng viên cũng là một trong những hạn chế lớn đối với quá trình dạy và học các học phần chuyên ngành QTKD. Do những hạn chế về kiến thức, kỹ năng và kiến thức thực tế của giảng viên mà phần lớn các hoạt động thực hành, thảo luận chủ yếu vẫn xoay quanh các vấn đề lý thuyết, ít quan tâm đến các vấn đề kinh tế cụ thể của địa phương hoặc các tình huống quản trị thực tiễn của các DN trên địa bàn.
- Về phân kỳ đào tạo: Mặc dù việc phân kỳ đào tạo (hay kế hoạch đào tạo toàn khóa) được xây dựng dựa trên điều kiện tiên quyết về kiến thức của các học phần, tuy nhiên cách thức tổ chức quá trình đào tạo và phân kỳ đào tạo vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Với đặc điểm thời lượng các học phần chuyên ngành tương đối dài như chương trình hiện tại, việc sắp xếp khá nhiều môn chuyên ngành trong cùng một học kỳ khiến cho người học thấy quá tải về kiến thức và ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp thu. Như vậy, chương trình ngành QTKD mới cần thiết kế lại theo hướng chia nhỏ từng gói kiến thức, sắp xếp cân đối kiến thức từng học phần nhằm tăng khả năng tích hợp và giảm áp lực.
- Về khả năng trang bị các kỹ năng làm việc: Mặc dù chương trình được thiết kế có kết cấu khá hợp lý, đảm bảo trang bị các kỹ năng cơ bản cho một cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế lớn trong việc đáp ứng các yêu cầu kỹ năng làm việc thực tế tại các cơ sở, và chưa đáp ứng kỳ vọng của người học về mục tiêu đào tạo. Các hạn chế lớn nhất trong CTĐT là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học, kỹ năng lập kế hoạch và các kỹ năng hoạt động tác nghiệp cụ thể của các phần hành công việc.
Xuất phát từ các ưu điểm và các hạn chế lớn nhất trong CTĐT ngành QTKD, với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện CTĐT đáp ứng yêu cầu của các DN về nhân lực QTKD, chương trình mới cần được thiết kế hợp lý hơn về kết
cấu, hiện đại hơn về nội dung, thực tế hơn với nhu cầu và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và trang bị tốt hơn các kỹ năng làm việc cần thiết.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỦA
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh có liên quan đến
nhu cầu nhân lực quản trị kinh doanh
3.1.1. Bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Hà Tĩnh có Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phường, thị trấn (235 xã, 15 phường, 12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan...
Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số 1.227.673 người (năm 2010), có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang
Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển KT-XH.
- Xác lập một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Tĩnh về phát triển KT-XH trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Bối cảnh KT-XH thời gian tới có nhiều thời cơ đan xen với những thách thức, Hà Tĩnh phải tập trung thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển KT-XH, đồng thời phải đảm bảo sự ổn định về an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội. Trong giai đoạn này, phải tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa tỉnh Hà Tĩnh ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo đà cho phát triển cho những năm sau, để đến năm 2020 Hà Tĩnh cơ bản trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh đều được tăng cường; Do vậy, trong chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020 tỉnh Hà Tĩnh đã xác định rõ các mục tiêu:
- Đưa GDP năm 2020 lên ít nhất gấp đôi năm 2010. Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. Thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tăng số lượng, chủng loại và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển kinh tế phải gắn kết đồng bộ với các chương trình chính sách phát triển xã hội từng bước nâng cao dân trí, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống, không ngừng nâng cao thu nhập dân cư. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.
- Phát triển KH-CN hiện đại đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH.
- Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển cân đối bền vững của nền KT-XH, quốc phòng và an ninh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. - Nâng cao chất lượng công tác y tế và các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Từ phương hướng, mục tiêu tổng quát, xác định các chỉ tiêu đạt được là:
- Đạt tăng trưởng GDP ở mức 14% một năm trong giai đoạn 2010 - 2015 và 19% trong giai đoạn 2015 - 2020, có nghĩa là tăng trưởng GDP trung bình trong suốt giai đoạn 2010 - 2020 là 17%. Điều này sẽ dẫn đến kết quả là đạt tăng trưởng GDP 42 nghìn tỷ đồng năm 2015 và 136 nghìn tỷ đồng năm 2020 so với GDP là 16 nghìn tỷ đồng vào năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt 31,6 triệu đồng vào năm 2015 và 85,1 triệu đồng vào năm 2020.
- Tiếp tục đa dạng hóa đáng kể nền kinh tế bằng cách tăng cường tập trung vào công nghiệp, đặc biệt là khai khoáng, sản xuất kim loại và sản xuất