đồng ý có ý kiến
ý
1 Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo và cập nhật với tiến bộ khoa học và thực tiễn SXKD
7.5% 17.5% 75.0%
2 Chương trình đào tạo cung cấp đủ kiến thức chuyên
sâu, đáp ứng yêu cầu của công việc hiện tại. 10.0% 35.0% 55.0%
3
Phân bố các môn chuyên ngành phù hợp theo từng năm học và tính liên kết giữa các môn học chuyên ngành được đảm bảo.
15.0% 27.5% 57.5%
4
Chương trình đào tạo áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng lấy người học làm trung tâm.
7.5% 12.5% 80.0%
5
Chương trình đào tạo áp dụng các hình thức đánh giá đa dạng, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với phương thức đào tạo.
7.5% 35.0% 57.5%
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
- Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo và cập nhật với tiến bộ khoa học và thực tiễn SXKD: Phản ánh tính phù hợp giữa nội dung chương trình (các học phần) và mục tiêu đào tạo thông qua công bố chuẩn đầu ra ngành QTKD. Tiêu chí này được các sinh viên đánh giá tương đối lạc quan, với 75% sinh viên cho rằng nội dung chương trình hoàn toàn có khả năng trang bị các kỹ năng công việc cần thiết theo yêu cầu chuẩn đầu ra. Có 7,5% sinh viên cho rằng nội dung chương trình chưa hoàn toàn phù hợp vì có một số học phần (chủ yếu là học phần giáo dục đại cương) là không hoàn toàn cần thiết và không có tính ứng dụng. Điều này cũng tương đối dễ hiểu khi CTĐT phải được thiết kế tuân thủ quy định chương trình khung giáo dục đại học ngành QTKD do Bộ GD&ĐT quy định.
- Chương trình đào tạo cung cấp đủ kiến thức chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu của công việc hiện tại: Phản ánh sự cần thiết của việc trang bị kiến thức các học phần chuyên ngành trong chương trình đối với sự hình thành kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. CTĐT ngành QTKD của Trường Đại học Hà Tĩnh, dù là chương trình niên chế hay tín chỉ, cũng được thiết kế dựa trên cơ sở nhận thức nhu cầu của xã hội đối với nhân lực và kế thừa chương trình các trường đại học, nên về cơ bản đáp ứng tốt việc trang bị kiến thức chuyên sâu như quản trị chiến lược, quản trị marketing, nhân sự, tài chính và tác nghiệp cụ thể trong sản xuất kinh doanh. Điều đặc biệt, có 15% sinh viên cho rằng chương trình chưa đáp ứng tiêu chí này và 35% không có ý kiến đánh giá. Phần lớn sinh viên đánh giá nói trên thuộc khóa vừa tốt nghiệp chưa tìm việc làm nên chưa hiểu hết tính cần thiết của các học phần trang bị. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên đều có chung một nhận định, muốn tiến hành khởi sự kinh doanh vẫn chưa biết mình cần chuẩn bị những gì và làm những gì. Đồng thời, cách thức lập và triển khai thực hiện một kế hoạch kinh doanh hay một kế hoạch chức năng cụ thể là những hạn chế lớn đối với bản thân hiện tại trong điều kiện chưa có nhiều kinh nghiệm và CTĐT chưa trang bị kiến thức về học phần liên quan.
- Phân bố các môn chuyên ngành phù hợp theo từng năm học và tính liên kết giữa các môn học chuyên ngành được đảm bảo: Phản ánh tính hợp lý của việc sắp xếp các học phần trong từng học kỳ theo điều kiện tiên quyết môn học. Tiêu chí này được đánh giá khá dè dặt với 57,5% sinh viên đánh giá tích cực. Một số sinh viên cho rằng, có những học kỳ học quá nhiều môn chuyên ngành song hành làm giảm khả năng tiếp thu. Những đánh giá chân thực về việc phân kỳ đào tạo nói trên là cơ sở để nhà trường nghiên cứu chỉnh sửa kế hoạch đào tạo hợp lý hơn.
- Chương trình đào tạo áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng lấy người học làm trung tâm: Phản ánh khả năng thúc đẩy người học tự học, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo của chương trình và của người giảng dạy. Tiêu chí này được 80% sinh viên đánh giá tích cực, phản
ánh những thay đổi tích cực trong chuyển đổi hình thức đào tạo sang học chế tín chỉ; và phản ánh những nỗ lực của các giảng viên trong bước đầu dạy học theo “tín chỉ”. Một số ý kiến cho rằng, bản thân các giảng viên cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy nhưng phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức hoạt động thảo luận và chủ đề thảo luận thiếu thực tế là những hạn chế lớn cần khắc phục.
- Chương trình đào tạo áp dụng các hình thức đánh giá đa dạng, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với phương thức đào tạo: Tiêu chí này phản ánh tính đa dạng của các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Chỉ có 57,5% sinh viên đánh giá tích cực vì gần một nửa sinh viên được khảo sát cho rằng, mặc dù có sự thay đổi về phương pháp đào tạo nhưng hình thức kiểm tra đánh giá vẫn là phương pháp truyền thống. Hình thức thi chủ yếu là thi viết, ít có sự khuyến khích làm tiểu luận thay thế thi kết thúc học phần, nội dung thi chủ yếu là thi lý thuyết, ít có trắc nghiệm khách quan làm tăng áp lực học tập và giảm khả năng tư duy.
Toàn bộ phân tích nói trên cho thấy, về cơ bản CTĐT ngành QTKD của trường hiện tại đã trang bị tương đối đầy đủ kiến thức chuyên sâu cần thiết. Tuy nhiên, cần có sự thay đổi trong kế hoạch phân kỳ đào tạo, thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập là những giải pháp có thể nâng cao chất lượng chương trình và chất lượng đào tạo ngành QTKD tại nhà trường.
2.4.2.3. Về chương trình chi tiết các học phần chuyên ngành
Chương trình chi tiết các học phần chuyên ngành phản ánh những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đặc thù của một cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh khi làm việc tại các DN. Thông thường, có một số chức năng quản trị đặc biệt quan trọng như quản trị nhân lực, quản trị tài chính, marketing, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng và quản trị chiến lược là những chức năng quản trị không thể thiếu.
CTĐT ngành QTKD được trang bị đầy đủ các học phần cần thiết nói trên. Đồng thời, hàng năm chương trình chi tiết các học phần chuyên ngành
được nhà trường giao cho Khoa Kinh tế - QTKD tích cực rà soát, cập nhật để có thể tiếp cận thực tiễn và đảm bảo tính khoa học, hiện đại. Những học phần hiện đại như quản trị chiến lược, quản trị chất lượng đều được nghiên cứu lựa chọn nội dung tỉ mỉ dựa trên các giáo trình mới và hiện đại, tiếp cận tốt với các xu hướng mới trong từng lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, có một số học phần có nội dung tương đối cũ và ít thay đổi về nội dung như marketing, phân tích hoạt động kinh doanh là nguyên nhân khiến cho kiến thức lý thuyết ít gắn liền với thực tiễn và nhu cầu người học.
Sự trùng lặp về nội dung giữa các học phần là điều thường thấy trong CTĐT các học phần chuyên ngành. Hiện tượng nói trên đã được tháo gỡ tương đối tốt nhờ hoạt động sinh hoạt chuyên môn thường xuyên của khoa và nhà trường.
2.4.2.4. Khả năng trang bị kỹ năng làm việc
Trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc và thái độ tích cực đối với công việc là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đào tạo của các cơ sở. Nhận thức được vai trò của công tác thực hành kỹ năng nghề nghiệp, CTĐT ngành QTKD của Trường Đại học Hà Tĩnh đã cố gắng trang bị một số học phần có tính chất thực hành và lồng ghép các hoạt động thực hành, thảo luận tình huống trong chương trình chi tiết các học phần. Đồng thời, thực tập tốt nghiệp với thời gian 10 tuần tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là giải pháp tích cực nhằm giúp sinh viên nắm rõ hơn thực tế hoạt động tại các đơn vị. Trong quá trình học tập và thực tập tại các cơ sở, sinh viên được trang bị và tự trang bị được các kỹ năng làm việc cần thiết. Kết quả khảo sát sinh viên về khả năng trang bị kỹ năng làm việc thực tế tại các DN được thể hiện qua bảng 2.14.
- Thực hành và thực tập tốt nghiệp được chú trọng và chuyên sâu: Phản ánh mức độ cần thiết của hoạt động thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở và tính hữu ích của đợt thực tập đối với hình thành kỹ năng làm việc cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy, 72,5% sinh viên cho rằng, hoạt động thực tập tốt nghiệp là cần thiết, giúp sinh viên có cái nhìn thực tế hơn hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, sự tham gia giải quyết các công việc ở mức độ dù nhỏ
tại các cơ sở cũng giúp sinh viên hình thành những kỹ năng căn bản cho một nhân lực QTKD tương lai. Ngoài ra, sự theo dõi đánh giá chặt chẽ của nhà trường và của giảng viên hướng dẫn giúp là giải pháp thúc đẩy sự chủ động tích cực của sinh viên trong nắm bắt nhanh các yêu cầu công việc cần thiết. Báo cáo thực tập tốt nghiệp cuối khóa học còn giúp sinh viên hình thành kỹ năng tư duy vấn đề và kỹ năng phân tích kinh doanh.
Bảng 2.14. Đánh giá của sinh viên về khả năng trang bị kỹ năng làm việc của CTĐT ngành QTKD TT Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ SV đánh giá Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý 1 Thực hành và thực tập tốt nghiệp được chú trọng và chuyên sâu 10.0% 17.5% 72.5% 2
SV tiếp thu được các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành QTKD thông qua thực hành tình huống các học phần
15.0% 25.0% 60.0%
3
SV rèn luyện được những kỹ năng tổng quát (giao tiếp, hợp tác, quản lý/tổ chức công việc…) và tự tin về khả năng đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp sau khi ra trường.
17.5% 17.5% 65.0%
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát) - SV tiếp thu được các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành QTKD thông qua thực hành tình huống các học phần: Phản ánh tính ứng dụng của các học phần chuyên ngành QTKD thông qua các ví dụ và tình huống thực tế. Trong chương trình chi tiết và đề cương chi tiết các học phần, khoảng 1/3 thời lượng của môn học được sử dụng cho mục đích thảo luận, bài tập tình huống. Đặc biệt quan trọng đối với kỹ năng QTKD là kỹ năng quản lý nhân sự, tài chính, marketing... Các học phần chuyên ngành nói trên được các giảng viên giảng dạy theo hướng tăng cường bài tập tình huống, tăng thời lượng thảo luận nên giúp sinh viên có cái nhìn thực tế hơn đối với hoạt động tại các DN. Mặc dù vậy, do có một số tồn tại trong nội dung và phương pháp giảng dạy các học phần chuyên ngành, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ (khoảng 40%) sinh viên đánh giá rằng, có nhiều học phần nặng tính lý thuyết và thiếu tính thực hành nghề nghiệp.
- SV rèn luyện được những kỹ năng tổng quát (giao tiếp, hợp tác, quản lý/tổ chức công việc…) và tự tin về khả năng đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp sau khi ra trường: Phản ánh khả năng trang bị những kỹ năng hỗ trợ cho công việc như giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, tin học và ngoại ngữ. Có 65 sinh viên được khảo sát cho rằng, CTĐT chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, các chuẩn đầu ra bổ sung là hoàn toàn cần thiết và trang bị được các kỹ năng cần thiết nêu trên. 15% sinh viên (chủ yếu là khóa 1) cho rằng bản thân vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ năng đó. Nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế trong quá trình tiếp thu ngoại ngữ; những hạn chế xuất phát từ đặc điểm cá nhân; và có một phần không nhỏ là chương trình đào tạo chính khóa chưa bổ sung đầy đủ các học phần kỹ năng cần thiết.
Kết quả phân tích cho thấy, việc nghiên cứu hoàn thiện CTĐT, chương trình chi tiết học phần theo hướng tăng cường hoạt động thực hành nghề nghiệp là cần thiết. Với tổng thời lượng hạn chế cho xây dựng CTĐT đại học theo học chế tín chỉ, việc bổ sung nhiều học phần trang bị kỹ năng bổ trợ là điều khó khăn. Như vậy, CTĐT mới được xây dựng cần lồng ghép các kỹ năng bổ trợ trong chương trình chi tiết từng học phần, vừa đảm bảo tính gọn nhẹ vừa đảm bảo trang bị đầy đủ các kỹ năng làm việc cần thiết.
2.4.2.5. Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và tài liệu học tập để thực hiện CTĐT
Ngoài nội dung CTĐT thì chất lượng của đội ngũ giảng viên, mức độ sẵn có của hệ thống tài liệu giáo trình, tính hiện đại của cơ sở vật chất là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nói chung. Nhận thức rõ điều này, Trường Đại học Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng của các giảng viên đứng lớp; bổ sung nguồn tài liệu tham khảo và giáo trình phục vụ học tập; trang bị hệ thống máy tính, máy chiếu... để hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên thể hiện như sau:
Bảng 2.15. Đánh giá của sinh viên về giảng viên, cơ sở vật chất