Trường Đại học Hà Tĩnh với các cơ sở đào tạo khác

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 47)

Tốt hơn 0%

Ngang bằng 86%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp (86%) đánh giá rằng, chất lượng nhân lực QTKD được đào tạo từ Trường Đại học Hà Tĩnh có thể đáp ứng yêu cầu công việc ngang bằng với nhân lực QTKD được đào tạo từ các cơ sở đào tạo khác. Kết quả này là tín hiệu tích cực đối với chất lượng đào tạo ngành QTKD của trường. Sản phẩm đào tạo 2 khóa đầu tiên của trường, trong điều kiện chương trình đào tạo còn chưa được hoàn thiện và cập nhật, hơn nữa chất lượng giảng viên còn tồn tại nhiều hạn chế vẫn được đánh giá tích cực phản ánh những nỗ lực trong công tác đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường, và trên hết là sự nỗ lực hết mình của các sinh viên đào tạo. So với các cơ sở đào tạo có bề dày truyền thống và kinh nghiệm, những tín hiệu khả quan từ đánh giá của doanh nghiệp là niềm động viên lớn đối với nhà trường và là động lực để nhà trường tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chương trình đào tạo ngành QTKD. 0% 86% 14% Tốt hơn Ngang bằng Kém hơn

Biểu đồ 2.2. So sánh của DN về chất lượng nhân lực QTKD được đào tạo

từ Trường Đại học Hà Tĩnh với các cơ sở đào tạo khác

Có 14% các doanh nghiệp (tương ứng 5 doanh nghiệp trong tổng số 37 doanh nghiệp có ý kiến so sánh) đánh giá rằng, chất lượng nhân lực QTKD được đào tạo tại Trường Đại học Hà Tĩnh là kém hơn so với các cơ sở đào tạo khác. Các đơn vị đánh giá nói trên là các DN và các đơn vị kinh doanh trong các lĩnh vực đặc thù có tính chất phức tạp như Công ty Du lịch My Tour, Công ty CP Lý Ngân Vina, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê… Sự đánh giá này hoàn toàn có căn cứ khi mà yêu cầu công việc có tính

phức tạp chuyên môn sâu trong khi CTĐT ngành QTKD được đánh giá là chưa bổ sung các kiến thức liên quan trực tiếp.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của nhân lực QTKD được đào tạo tại Trường Đại học Hà Tĩnh so với các cơ sở đào tạo khác, kết quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận những nỗ lực lớn của cả phía nhà trường và bản thân các sinh viên trong việc trang bị các kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp. Để có thể tiếp cận tốt hơn thị trường lao động và sự cạnh tranh tìm kiếm việc làm trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, ngoài việc người lao động cần tự trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc cần thiết, điều quan trọng là trường cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện tốt hơn nữa CTĐT, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đào tạo.

2.3.4. Các yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân lực quản trị kinh doanh được đào tạo tại Trường Đại học Hà Tĩnh

Những khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn phong phú của hoạt động kinh tế là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thực tế và khả năng ứng dụng của các CTĐT. Sự biến động thường xuyên của thực tiễn sản xuất kinh doanh là nguyên nhân của những tụt hậu hầu hết CTĐT của các trường đại học. Như vậy, việc nắm bắt thường xuyên những thay đổi trong môi trường kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh là điều hoàn toàn cần thiết phục vụ cho công tác đổi mới CTĐT.

Nhằm mục đích tìm hiểu những yêu cầu của DN đối với việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên tốt nghiệp, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến góp ý của các DN đối với nhân lực QTKD được đào tạo tại trường. Kết quả thu thập có thể mô tả vắn tắt như sau:

Bảng 2.11. Các yêu cầu bổ sung của doanh nghiệp đối với nhân lực QTKD

Yêu cầu bổ sung Số DN đồng ý

1. Cần nắm vững kiến thức chuyên môn phù hợp thực tiễn 17

3. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình 13

4. Tăng cường học ngoại ngữ, tin học 7

5. Chủ động học hỏi từ thực tiễn 25

6. Xây dựng kỹ năng làm việc nhóm 14

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Phần lớn các DN được khảo sát đều cho rằng, sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn sản xuất kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến kiến thức được trang bị trong nhà trường trở nên lạc hậu tương đối. Do đó, tính chủ động của nhân lực trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn và chủ động học hỏi là điều kiện then chốt quyết định sự thành công trong công việc.

Sự thiếu chắc chắn trong kiến thức, khả năng lập và quản lý kế hoạch hạn chế là nguyên nhân dẫn đến cách thức và phương pháp làm việc chưa thực sự hiệu quả. Có 17 doanh nghiệp đồng ý rằng, trang bị tốt kiến thức về xây dựng kế hoạch và phương án làm việc trong từng lĩnh vực chuyên môn là hoàn toàn cần thiết đối với bất kỳ một nhân lực ở bất cứ vị trí công việc nào.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình ngay từ ghế nhà trường là chìa khóa để các sinh viên tốt nghiệp tự tin hơn trong giao tiếp và khả năng truyền đạt, đặc biệt là những người có vị trí quản lý tại các doanh nghiệp. Đồng thời, kỹ năng tin học và ngoại ngữ là những ưu tiên về kỹ năng bổ trợ và thực sự có hiệu quả trong thời đại kinh doanh có tính hội nhập cao.

Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá khá nhất quán của các DN và các cơ sở sử dụng nhân lực đối với sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD Trường Đại học Hà Tĩnh. Những tồn tại cơ bản đối với chất lượng nhân lực đã được đánh giá ở trên được các doanh nghiệp cụ thể hóa thành các yêu cầu đối với sản phẩm đào tạo và là định hướng cho hoạt động đổi mới đào tạo của nhà trường cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế địa phương. Những lưu ý đặc biệt quan trọng của DN cho quá trình đào tạo của nhà trường là trang bị tốt hơn kiến thức làm việc thực tế, tăng cường các hoạt động rèn luyện kỹ năng làm việc và khả năng trang bị kiến thức lập và quản lý kế hoạch kinh doanh.

2.4. Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Hà Tĩnh đối với chương trình đào tạo

2.4.1. Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đánh giá của sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD Trường Đại học Hà Tĩnh là thu thập thông tin phản hồi của sinh viên về chất lượng đào tạo của toàn khóa học và tính phù hợp giữa mục tiêu, CTĐT với thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trên cơ sở các ý kiến phản hồi và đề xuất của sản phẩm đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành hoạt động điều chỉnh CTĐT cho phù hợp.

Để thu thập ý kiến đánh giá phản hồi của sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của các sinh viên ngành QTKD tốt nghiệp và chuẩn bị tốt nghiệp bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi được thiết kế phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Đối tượng khảo sát là các sinh viên các khoá K1, K2 ngành QTKD đã tốt nghiệp và đi làm tại các DN, sinh viên năm cuối K3 QTKD chuẩn bị tốt nghiệp. Thời gian điều tra khảo sát được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014.

- Tổng số sinh viên khảo sát và thu thập ý kiến: 40 SV Trong đó:

+ Số SV đã tốt nghiệp (K1 và K2 QTKD)/đã có việc làm: 25 SV + Số SV chuẩn bị tốt nghiệp (K3 QTKD)/ chưa có việc làm: 15 SV Phạm vi khảo sát: Thành phố Hà Tĩnh và các huyện, thị trong tỉnh Hà Tĩnh.

2.4.2. Đánh giá cụ thể của sinh viên về chương trình đào tạo ngành Quản

trị kinh doanh

2.4.2.1. Về kết cấu chương trình đào tạo

Như đã trình bày, CTĐT ngành QTKD của Trường Đại học Hà Tĩnh đối với khóa 1 và khóa 2 được thực hiện theo hình thức niên chế với tổng thời lượng 188 đơn vị học trình, gồm 43 học phần riêng biệt (có 4 học phần tự chọn) nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng làm việc cần thiết.

Năm 2010, Trường Đại học Hà Tĩnh bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Do đó, sinh viên khóa K3 QTKD là khóa đầu tiên được thí điểm áp dụng với đặc điểm cơ bản của CTĐT là rút ngắn thời lượng xuống còn 127 tín chỉ và số các học phần tự chọn tăng lên.

Để đánh giá thực chất về sự thay đổi kết cấu CTĐT có giúp sinh viên có những cảm nhận tốt hơn về chương trình và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp, chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá trên một số tiêu chí (Xem Bảng 2.12).

Bảng 2.12. Đánh giá của sinh viên về kết cấu CTĐT ngành QTKD

TT Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ SV K1, K2 đánh giá Tỷ lệ SV K3 đánh giá Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý 1 Tính hợp lý của tổng thời lượng đào tạo; Tính cân đối giữa tỷ lệ thời lượng lý thuyết và thực hành.

32% 24% 44% 33% 20% 47%

2

Đảm bảo sự cân đối giữa các khối kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng cần thiết khác. 12% 20% 68% 33.3% 33.3% 33.3% 3 Số lượng các môn tự chọn trong chuyên ngành phù hợp. 8% 4% 88% 20% 7% 73% 4 Cấu trúc chương trình mềm dẻo, thuận lợi cho người học có khả năng

lựa chọn môn học, tiến độ học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá và thời gian học tập phù hợp.

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát) - Tính hợp lý của tổng thời lượng đào tạo; Tính cân đối giữa tỷ lệ thời lượng lý thuyết và thực hành: phản ánh mức độ dài hay ngắn của tổng thời lượng đào tạo, việc trang bị các học phần có tính thực hành nghề nghiệp trong CTĐT nhiều hay ít. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD Trường Đại học Hà Tĩnh hiện tại chưa thật sự hài lòng về tiêu chí này. Có dưới 50% hài lòng về thời lượng đào tạo và đánh giá tốt về khả năng thực hành nghề nghiệp của CTĐT. Có khoảng 32 - 33% các sinh viên được khảo sát đều cho rằng thời lượng đào tạo hiện tại là hơi dài và chưa hợp lý, trong khi đó vẫn còn thiếu hụt nhiều học phần trang bị kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn sát với thực tiễn. Mặc dù vậy, sinh viên khóa 3 vẫn có đánh giá tích cực về thời lượng đào tạo hơn so với khóa 1 (tỷ lệ đánh giá đồng ý là 47% so với khóa 1, khóa 2 là 44%).

- Sự đảm bảo tính cân đối giữa các khối kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng cần thiết khác: phản ánh sự thừa hay thiếu về nội dung và thời lượng cho các khối kiến thức đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy 68% sinh viên cho rằng tỷ lệ phân bổ thời lượng cho giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp là hợp lý, đảm bảo vừa có khả năng cung cấp các kiến thức xã hội, vừa trang bị được những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Tuy nhiên, 12% sinh viên được khảo sát cho rằng, phần kiến thức đại cương quá nhiều và rộng, đồng thời không có ứng dụng trong thực tiễn lao động nên cần được tinh giảm. Nhận xét nói trên hoàn toàn phù hợp khi số lượng sinh viên nói trên là nhóm sinh viên khóa đầu tiên khi CTĐT còn là niên chế và tổng thời lượng dành cho giáo dục đại cương còn tương đối nặng nề.

- Số lượng các môn tự chọn trong chuyên ngành phù hợp: Phản ánh sự sẵn có nhiều hay ít của các học phần tự chọn trong từng học kỳ và trong từng khối kiến thức. Đối với nhóm sinh viên khóa đầu tiên, phần lớn trả lời rằng họ không đồng ý về sự phù hợp của khả năng lựa chọn. Tuy nhiên, nhóm sinh viên khóa 3 là nhóm đầu tiên áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ, phần lớn đều hài lòng về khả năng lựa chọn vì mỗi học kỳ, thường có tối thiểu 3 học phần khác nhau để lựa chọn 1. Điều đó làm tăng tính mềm dẻo của CTĐT và khả năng lựa chọn các học phần phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp khác nhau của sinh viên.

- Cấu trúc chương trình mềm dẻo, thuận lợi cho người học có khả năng lựa chọn môn học, tiến độ học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá và thời gian học tập phù hợp: Tiêu chí này được đánh giá khá tích cực với tỷ lệ đồng ý là 84%. Chương trình ngành QTKD được thiết kế có tính chất hệ thống, sắp xếp chương trình theo điều kiện tiên quyết từng học phần giúp sinh viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch học tập. Đồng thời, nội dung và phương pháp kiểm tra thường xuyên cũng được cải tiến theo hướng phù hợp với yêu cầu môn học và chú ý đến đặc điểm người học.

Như vậy, so sánh kết quả khảo sát giữa các nhóm sinh viên cho thấy, phần lớn người học đánh giá tốt về kết cấu CTĐT đồng thời, sự thay đổi CTĐT từ khóa 3 của nhà trường là phù hợp với nhu cầu người học.

2.4.2.2. Về nội dung chương trình đào tạo

Nội dung CTĐT thể hiện những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần trang bị cho người học; thể hiện thông qua tính hiện đại, hợp lý và tính thực tiễn của các học phần được thiết kế; đồng thời còn được thể hiện thông qua kế hoạch đào tạo toàn khóa và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về nội dung CTĐT thể hiện qua bảng 2.13.

Bảng 2.13. Đánh giá của sinh viên về nội dung CTĐT ngành QTKD

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)