Bảng 2.5. Tình hình lao động của các doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2013

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 38)

Bình quân 38

- Lớn (trên 300 LĐ) 7 698

- Vừa (trên 200 đến 300 LĐ) 49 259

- Nhỏ (trên 10 đến 200 LĐ) 4189 34

(Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh)

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến đầu năm 2014 bình quân mỗi doanh nghiệp thuộc tất cả các loại hình quy mô và lĩnh vực kinh doanh có số lao động bình quân khoảng 38 người (bao gồm cả nhà quản lý doanh nghiệp). Điều này phản ánh một thực tế khách quan là quy mô hoạt động của các doanh nghiệp nói chung còn hết sức khiêm tốn. Với cơ cấu doanh nghiệp hiện tại là doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ 98%, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ nên khả năng giải quyết việc làm của các doanh nghiệp còn hạn chế. Mặc dù vậy, phần lớn các doanh nghiệp Hà Tĩnh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và công nghiệp nên nhu cầu đối với nhân lực quản trị kinh doanh vẫn tương đối lớn, bình quân mỗi doanh nghiệp cần 2 nhân lực QTKD.

Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp theo quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn có số lượng lao động bình quân đạt khoảng 698 người/doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp có quy mô lớn kinh doanh tổng hợp trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh khiến nhu cầu nhân lực nói chung khá đa dạng và cần nhiều nhân lực QTKD. Tuy nhiên, với đặc điểm của doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nói trên có yêu cầu khá khắt khe đối với sản phẩm đào tạo ngành QTKD. Để tiếp cận thị trường lao động đối với nhân lực QTKD này, chương trình đào tạo ngành QTKD Trường Đại học Hà Tĩnh cần hoàn thiện tốt hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đối với nhân lực QTKD cao cấp.

Doanh nghiệp có quy mô vừa gồm 49 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh, có số lao động bình quân

tương đối lớn, khoảng 259 người. Các doanh nghiệp có quy mô vừa chỉ tập trung trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (khoảng 28 doanh nghiệp) và thương mại dịch vụ nên nhu cầu lao động tương đối ổn định trong suốt chu kỳ kinh doanh. Với lợi thế về quy mô sản xuất kinh doanh, mức lương và tính ổn định trong sử dụng nhân lực, các doanh nghiệp có quy mô vừa thường đa dạng hóa nguồn tuyển dụng nhân sự từ nhiều cơ sở đào tạo.

Chiếm tỷ lệ đa số và là thị trường tiềm năng cho sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD Trường Đại học Hà Tĩnh là hệ thống các doanh nghiệp nhỏ. Với tổng số 4189 doanh nghiệp, số lao động bình quân là 34 người, trong đó có tối thiểu 2 nhân lực QTKD, sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp đề cập trên là nơi sử dụng chủ yếu nhân lực QTKD của nhà trường khi nhu cầu lao động nói chung giảm sút, cạnh tranh tìm kiếm việc làm gia tăng và chất lượng đào tạo của nhà trường còn tồn tại nhiều hạn chế. Tuy nhiên, để sinh viên ngành QTKD tốt nghiệp của Trường có thể tiếp cận với các doanh nghiệp nói chung, ngoài việc nâng cao chất lượng đào tạo, công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hình ảnh và vị thế của nhà trường trong vai trò là cơ sở đào tạo nhân lực.

2.3. Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng nhân lực quản trị kinh doanh

2.3.1. Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của các cơ sở khảo sát

Với mục tiêu nghiên cứu đánh giá của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị có sử dụng nhân lực QTKD, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của lãnh đạo các đơn vị bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi được thiết kế phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Yêu cầu đối với cơ sở thu thập dữ liệu: Là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc các tổ chức khác có sử dụng nhân lực QTKD được đào tạo từ Trường Đại học Hà Tĩnh.

Phạm vi khảo sát: Thành phố Hà Tĩnh, huyện Hương Khê, huyện Kỳ Anh. Phương pháp xác định mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu là các doanh nghiệp

(lớn, vừa, nhỏ) hoạt động trên một số lĩnh vực điển hình như kinh doanh thương mại, sản xuất, dịch vụ.

- Tổng số các doanh nghiệp và cơ sở khảo sát và thu thập ý kiến: 40 cơ sở

- Số các doanh nghiệp, công ty: 38 DN

- Số các tổ chức khác (ví dụ Ủy Ban các cấp...): 2 cơ sở

2.3.2. Đánh giá chung của doanh nghiệp về chất lượng nhân lực

quản trị kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp và các đơn vị có sử dụng nhân lực QTKD cho nhiều vị trí công việc khác nhau và thông thường nguồn nhân lực được tuyển dụng từ nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Điều này là hoàn toàn bình thường do tính đa dạng nguồn cung cấp nhân lực và tính khác biệt về khả năng của đội ngũ nhân lực. Tình hình cơ bản về nguồn nhân lực QTKD của các cơ sở khảo sát mô tả qua bảng số liệu 2.6.

Bảng 2.6. Số nguồn cung ứng nhân lực QTKD của các cơ sở khảo sát

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 38)