Được đào tạo từTrường Đại học Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 44)

sản xuất kinh doanh thể hiện trên nhiều khía cạnh và tiêu chí. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng nhân lực QTKD dựa trên 3 tiêu chí chủ yếu là phẩm chất - thái độ, kiến thức và kỹ năng làm việc. Kết quả khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về 3 tiêu chí nói trên thể hiện qua bảng 2.9.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp cho thấy nhân lực QTKD được đào tạo tại Trường Đại học Hà Tĩnh được đánh giá tốt (81% trở lên ) về các tiêu chí tư cách đạo đức, ý thức kỷ luật, tinh thần học hỏi. Đây là tín hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp và nhà trường vì nhiều doanh nghiệp đánh giá cao các đặc tính nói trên. Ý thức kỷ luật trong công việc là một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh tìm kiếm việc làm trong điều kiện suy thoái kinh tế và khối lượng việc làm ngày càng có xu hướng giảm đi.

Bảng 2.9. Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng của nhân lực QTKD

được đào tạo từ Trường Đại học Hà Tĩnh

Tốt Trung bình Kém Phẩm chất, thái độ * Tư cách, đạo đức 94% 6% 0% * Ý thức chấp hành kỷ luật 83% 17% 0% * Tinh thần học hỏi, cầu tiến 81% 19% 0%

Kiến thức

* Kiến thức tự nhiên, xã hội 50% 50% 0% * Kiến thức thực tế chuyên ngành 39% 56% 6% * Kiến thức ngoại ngữ 11% 47% 42% * Kiến thức tin học 25% 64% 11% Kỹ năng * Làm việc nhóm, tập thể 39% 58% 3% * Làm việc độc lập 28% 67% 6%

* Giao tiếp, thuyết trình 11% 50% 39%

* Kinh nghiệm làm việc 11% 56% 33%

* Lập kế hoạch 11% 86% 3%

* Tự học, tự nghiên cứu 17% 83% 0%

* Sáng tạo trong công việc 14% 86% 0%

* Quản lý 11% 86% 3%

* Truyền đạt 19% 78% 3%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Nếu như tổng mức đánh giá cho thang điểm trung bình trở lên đạt trên 50% là tốt, thì các doanh nghiệp có đánh giá tích cực về mức độ hiểu biết các kiến thức tự nhiên xã hội phục vụ cho công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD (với tỷ lệ đánh giá tốt 50%, bình thường 50%). Phần kiến thức chuyên ngành phục vụ công việc, có 39% doanh nghiệp đánh giá tốt về sinh viên và khả năng ứng dụng; 56% đánh giá kiến thức chuyên ngành ở mức độ bình thường nhưng giải quyết được công việc. Có 2 doanh nghiệp (tương ứng 6% số lượng doanh nghiệp khảo sát) cho rằng nhân lực QTKD hiện tại còn thiếu hụt kiến thức chuyên ngành. Hai doanh nghiệp đề cập nói trên là Công ty Du lịch My Tour và Công ty TNHH MTV Bách Nghệ. Hai doanh nghiệp này kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù nên sự thiếu hụt kiến thức chuyên ngành là hoàn toàn xác thực và dễ hiểu.

việc và bị đánh giá thấp nhất trong hệ thống các yêu cầu kiến thức của các doanh nghiệp. Có 42% doanh nghiệp đánh giá thấp về khả năng ngoại ngữ và 11% doanh nghiệp đánh giá thấp về khả năng tin học của nhân lực QTKD. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, một số giao dịch, thông báo, catalogo sản phẩm, hay bao bì sản phẩm đều được viết dưới dạng tiếng Anh. Việc thiếu hụt khả năng ngoại ngữ khiến cho hiệu quả công việc của các sinh viên tại các doanh nghiệp giảm đi. Xuất phát từ lý do trên, từ năm 2013, nhà trường công bố chuẩn đầu ra về tin học và ngoại ngữ là các yêu cầu bắt buộc. Sinh viên đại học tốt nghiệp khối ngành kinh tế phải đạt Toeic nội địa tối thiểu 400 điểm. Đồng thời, từ năm 2015, chương trình Tiếng anh được tăng thời lượng từ 7 tín chỉ lên 10 tín chỉ theo hướng đào tạo Toeic. Hy vọng các nỗ lực nói trên của nhà trường sẽ phần nào cải thiện tình hình căn bản của sinh viên tốt nghiệp.

Phần lớn các yêu cầu về kỹ năng làm việc của DN đều được đáp ứng từ mức trung bình trở lên. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm làm việc là hai trở ngại lớn nhất đối với chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của nhân lực QTKD được đào tạo từ Trường Đại học Hà Tĩnh. Sự rụt rè trong giao tiếp, sự thiếu linh hoạt và thiếu tế nhị trong một số tình huống giao tiếp là những hạn chế lớn đối với phần lớn người miền trung nói chung. Xuất phát từ thực trạng này, ngoài việc quy định chuẩn đầu ra đối với kỹ năng tin học và ngoại ngữ, nhà trường còn áp dụng chuẩn đầu ra đối với kỹ năng giao tiếp và tâm lý. Năm 2015, nhà trường bắt đầu đưa học phần kỹ năng mềm nói trên vào chương trình giảng dạy chính khóa đối với các ngành đào tạo bậc cao đẳng trở lên.

Kỹ năng lập kế hoạch làm việc được đáng giá tương đối khiêm tốn ở nhân lực QTKD. Thông thường, kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh liên quan đến nhiều nội dung, nhiều hoạt động và chức năng quản trị doanh nghiệp hiện đại. Trong số các chức năng kế hoạch căn bản, có chức năng lập kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch quản lý sử dụng nguồn lực và quản lý thời gian làm việc. Chỉ có 11% số DN cho rằng, nhân

lực QTKD có khả năng xây dựng tốt kế hoạch. 86% cho rằng, kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh nằm ở mức độ trung bình. Lập kế hoạch kinh doanh là khâu then chốt ảnh hưởng đến cách thức tiến hành hoạt động và hiệu quả kinh doanh trong cả năm tài chính. Với tỷ lệ đánh giá này, có thể nhận thấy rằng nhân lực hiện tại mới chỉ đáp ứng tốt các công việc tác nghiệp hàng ngày mà chưa có khả năng tư duy tổng quát. Kết quả này hoàn toàn đáng tin cậy vì trong CTĐT hiện tại của trường đối với ngành QTKD, các phương pháp lập kế hoạch mới chỉ dừng lại ở từng học phần riêng biệt mà chưa trang bị kiến thức về khởi tạo doanh nghiệp và lập kế hoạch kinh doanh.

2.3.3.3. Kết quả đánh giá nhân lực QTKD được đào tạo từ các cơ sở đào tạo khác so với nhân lực QTKD được đào tạo từ Trường Đại học Hà Tĩnh

Như đã trình bày, thông thường một DN thường đa dạng hóa nguồn tuyển dụng nhân lực nhằm tăng khả năng lựa chọn những ứng viên tốt cho các vị trí công việc. Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình mỗi DN sử dụng nhân lực QTKD từ 3 cơ sở đào tạo khác nhau. Trong số đó, có nhiều nhân lực từ Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Kinh tế Huế, Đại học Vinh và Trường Đại học Hà Tĩnh. Trong điều kiện đó, khả năng làm việc của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh là yếu tố then chốt quyết định khả năng thăng tiến của bản thân và là bức tranh phản ánh rõ ràng nhất về chất lượng đào tạo ngành QTKD của Trường Đại học Hà Tĩnh. Với mục đích tìm ra điểm mạnh và các hạn chế trong đào tạo ngành QTKD, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá so sánh của các DN về nhân lực QTKD được đào tạo từTrường Đại học Hà Tĩnh với nhân lực QTKD được đào tạo từ các trường đại học khác. Kết quả so sánh được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 2.10. So sánh của DN về chất lượng nhân lực QTKD được đào tạo

từ Trường Đại học Hà Tĩnh với các cơ sở đào tạo khác

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 44)