4. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
3.4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở cung ứng lao động đảm nhận nhiệm vụ tuyển dụng lao động tại chỗ và ở các địa phương có nguồn lao động dồi dào để bồi dưỡng và cung ứng cho các doanh nghiệp trong KCN.
Khuyến khích và có ưu đãi cụ thể cho các thành phần kinh tế thành lập thêm các trường dạy nghề và mở rộng qui mô đào tạo lao động kỹ thuật tại các địa bàn tập trung nhiều KCN để có thể tạo nguồn lao động tại chỗ đáp
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI THU GOM VẬN CHUYỂN XỬ LÝ TRUNG GIAN ĐỐT HÓA RẮN CHÔN LẤP TÁI CHẾ KHÁC
ứng nhu cầu phát triển dài hạn của các khu này. Cơ cấu đào tạo cần dựa trên dự báo nhu cầu theo qui hoạch phát triển KCN và theo đơn đặt hàng trực tiếp của các doanh nghiệp trong KCN. Khuyến khích các các hình thức đào tạo tại chức, ngoài giờ hành chính để tạo điều kiện cho người lao động học tập, nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, tỉnh cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN tự đào tạo lao động (tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại nước ngoài), góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động đặc biệt là lao động kỹ thuật.
Bên cạnh hoạt động đào tạo, tỉnh cần phối hợp với địa phương có chính sách tạo môi trường sống lành mạnh và chăm lo đời sống cho lao động làm việc trong KCN. Chính sách này được thể hiện thông qua các chủ trương xây dựng các khu dịch vụ hỗ trợ bên cạnh KCN, trong đó phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ văn hoá thể thao, dịch vụ thương mại cung cấp các sản phẩm cần thiết cho đời sống của người lao động, có như vậy mới đảm bảo tạo điều kiện cho người lao động an tâm gắn bó lâu dài với địa bàn và với KCN.
3.4.4. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN
Trong thời gian tới, để hiện đại hóa kết cấu hạ tầng KCN, tỉnh cần chú ý thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Cần huy động tốt các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.
- Thực hiện quy trình thẩm định chặt chẽ đối với các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.
` - Khuyến khích các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào các KCN bỏ chi phí để tự san nền trên diện tích đất mà nhà đầu tư thuê để xây dựng nhà máy.
- Tỉnh cần hỗ trợ vốn từ ngân sách cho các công trình kỹ thuật đầu mối, xử lý nước thải, rác thải trong KCN.
- Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, điện, nước ngoài hàng rào KCN. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng KCN.
- Chỉ đạo sát sao việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, các công trình phúc lợi công cộng và khu dịch vụ phục vụ người lao động trong KCN.
- Kiên quyết yêu cầu thực hiện việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải trước khi KCN đi vào hoạt động.
3.4.5. Phát triển các khu đô thịở khu vực có KCN
Thứ nhất, sự PTBV của các KCN phải gắn liền với sự phát triển của các khu đô thị xung quanh KCN. Các khu đô thị sẽ đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp các dịch vụ và tiện ích về xã hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và người lao động.
Thứ hai, việc phát triển các khu đô thị sẽ tạo sự phát triển cân đối giữa bên trong và bên ngoài KCN, nâng cao mức sống của người dân, người lao động trong KCN và đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá theo hướng văn minh, hiện đại và an ninh.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư xung quanh khu đô thị cần được chính quyền các cấp tại địa phương quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ. Một mặt sử dụng ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng, mặt khác cho phép và khuyến khích xã hội hoá hoạt động đầu tư hạ tầng ngoài KCN để dần hình thành bộ mặt một đô thị văn minh cùng với tương lai phát triển của KCN.
3.4.6. Hoàn thiện cơ chế chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và cho thuê đất trong xây dựng khu công nghiệp thuê đất trong xây dựng khu công nghiệp
- Hoàn thiện cơ chế chính sách đền bù giải phóng mặt bằng:
Cần phải có sự thay đổi về mặt tư duy cũng như cách làm một cách đồng bộ mới có thểkhắc phục được những khiếm khuyết của công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Trước tiên, cần phải tôn trọng lợi ích của dân, phải đảm bảo hài hòa các loại lợi ích, mặt khác mọi hoạt động đầu tư phải mang lại lợi ích cho xã hội, không gây thiệt hại cho bất cứ một chủ thể nào, dù đó là người dân bình thường. Để quán triệt quan điểm này cần có các giải pháp:
- Quy hoạch phát triển KCN phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Việc đền bù cần công khai, minh bạch để dân có thể kiểm tra, giám sát, - Xây dựng mối đoàn kết giữa các chủ đầu tư với chính quyền nhân dân địa phương.
- Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân cần nghiên cứu các biện pháp phù hợp như xây dựng nhà ở, với nhiều loại hình như hộ gia đình, khu chung cư, khu đô thị của các hộ trong vùng di dời, giải tỏa kết hợp với nhà ở cho người lao động gần KCN.
- Hoàn thiện chính sách giá cho thuê đất trong KCN
Để có chính sách giá đúng đắn đòi hỏi Tỉnh ủy, UBND phải linh hoạt đưa ra các quyết định giá thuê đất hợp lý. Có thể chia ra hai trường hợp, trường hợp thứ nhất thuê đất trả ngay một lần trong suốt thời gian thuê, trường hợp thứ hai trả tiền thuê đất hàng năm hoặc theo kỳ, nhưng phải tuân theo giá thị trường. Nhà nước có thể ưu đãi về thuế, phương thức thanh toán.
3.4.7. Giải pháp về liên kết phát triển
Đây là một trong các giải pháp quan trọng là tiền đề để xây dựng và thực hiện qui hoạch phát triển KCN của tỉnh. Quy hoạch mạng lưới KCN nhất thiết phải đảm bảo sự phân bố hợp lý giữa các địa phương và nhất là sự đấu nối về kết cấu hạ tầng, mạng lưới hoạt động dịch vụ các địa phương. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các địa phương trong tỉnh nói chung và trong phát triển KCN nói riêng hiện còn khá mờ nhạt, chủ yếu mang tính hình thức, vụ việc.
Liên kết trong qui hoạch mạng lưới KCN:
Việc thúc đẩy liên kết trong qui hoạch KCN các địa phương là tiền đề cho các liên kết khác giữa các KCN trong tỉnh như: Liên kết trong xử lý chất thải; liên kết đào tạo, cung ứng lao động và cả các liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trong KCN các địa phương...
Liên kết xây dựng đồng bộ mạng lưới hạ tầng kỹ thuật KCN:
Để phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật của toàn tỉnh, các địa phương cần liên kết xây dựng những tuyến đường bộ xuyên vùng. Các địa phương trong tỉnh phối hợp xây dựng và nâng cấp, mở rộng những tuyến
đường liên tỉnh nối các KCN của các tỉnh; lập kế hoạch chung trong việc xây dựng tuyến vận chuyển hành khách và hàng hóa, nâng cấp các cảng sông.
Các thành phố hạt nhân trong vùng là Hà Nội, Hải Phòng cần đi đầu trong việc lập kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển, làm cơ sở để tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo tính nhất quán và sự bổ trợ trong các kế hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển KCN nói riêng và phát triển KT- XH của toàn Vùng nói chung.
Liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu lao động các KCN:
Thực trạng hiện nay nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc chưa được chuẩn bị tương xứng với yêu cầu các KCN. Ngành giáo dục chưa chủ động gắn kết quy hoạch phát triển toàn vùng; chưa dự báo được yêu cầu lao động của các vùng trong dài hạn. Do đó, trong thời gian tới, việc quy hoạch, điều chỉnh hệ thống mạng lưới giáo dục gắn liền với quy hoạch KT-XH và qui hoạch KCN của tỉnh và từng địa phương là rất cần thiết.
Liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong công tác BVMT:
Sự phát triển KCN các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc,bên cạnh mặt tích cực của sự tăng trưởng công nghiệp, thì hệ quả về môi trường đang đặt ra khá nghiêm trọng. Do đó, xác định các nội dung và dự án cần phối hợp chặt chẽ trên quy mô toàn tỉnh để xử lý về môi trường, bao gồm cả vấn đề cấp và thoát nước gắn liền với các sông chính của tỉnh, cụ thể như sau:
- Xây dựng, rà soát quy hoạch cấp, thoát nước trên toàn vùng, đặc biệt là các khu vực tập trung KCN. Đối với một số địa phương sử dụng nguồn nước mặt cần tính đến việc ảnh hưởng của môi trường nước do việc xử lý chưa tốt nước thải của các KCN.
- Nghiên cứu xây dựng các khu vực xử lý và chứa chất thải, những nhà máy xử lý chất thải cho các KCN tại các vị trí thích hợp trên địa bàn tỉnh. Ngoài việc xử lý chất thải rắn, cần quan tâm đến công tác phối hợp
quản lý và xử lý chất thải nguy hại từ các KCN tập trung. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và BVMT, cần tăng cường khung thể chế và các nguồn lực cho công tác giám sát, cưỡng chế. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý rác thải nguy hại, đặc biệt là các đối tương gây ra ô nhiễm, các đơn vị xử lý rác. Phát triển hệ thống thu phí theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, khuyến khích các đơn vị kinh tế giảm tỷ lệ rác thải nguy hại. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh khi xem xét các dự án đầu tư lớn vào KCN, có tác động đến môi trường của cả tỉnh.
Trao đổi, cung cấp thông tin giữa các địa phương trong vùng:
- Về nội dung trao đổi: các địa phương trong từng vùng, cần thường xuyên trao đổi thông tin KT-XH, thông tin thị trường, thông tin về các định hướng quy hoạch phát triển KT-XH của các địa phương đã được phê duyệt, những điều chỉnh, bổ sung; trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà nước, quản lý KCN, quản lý quy hoạch, thu hút ĐTNN để hỗ trợ lẫn nhau cạnh tranh lành mạnh, tránh trùng lặp trong quy hoạch, lãng phí trong đầu tư; thường xuyên trao đổi những giải pháp, cơ chế chính sách áp dụng của mỗi địa phương nhằm đẩy mạnh việc PTBV các KCN từng địa phương và cả vùng.
Hình thành và mở rộng các tổ chức và hoạt động kinh tế mang tính liên kết vùng nhằm tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh và chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế. Hình thành những tổ chức khảo sát và nghiên cứu thị trường chung, không chỉ đối với thị trường ngoài nước mà còn cả đối với thị trường trong nước; Hình thành các trung tâm xúc tiến đầu tư quy mô vùng và tăng cường hoạt động liên kết trong lĩnh vực này.
KẾT LUẬN
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với nhiều lợi thế để phát triển KCN. Thực tế cho thấy, KCN đang ngày càng tỏ rõ những ưu thế của mình trong việc phát triển KTXH: thu hút đầu tư, đóng góp giá trị lớn vào ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, tác động lan tỏa tích cực đến nhiều ngành kinh tế, hình thành những ngành kinh tế mũi nhọn để tăng cường khả năng cạnh tranh... Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế có thể khẳng định rằng phát triển các KCN là một hướng đi đúng đắn để thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, các KCN của Vĩnh Phúc cũng còn không ít tồn tại, hạn chế: thu hút đầu tư giảm sút, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, tiến độ triển khai dự án còn chậm, xuất hiện nhiều vấn đềxã hội bức xúc quanh KCN, tiến độ bồi thường, GPMB, thu hồi đất, tái định cư còn chậm chạp, công tác quản lý nhà nước còn chưa thực sự hiệu quả, tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh KCN...
Sau một thời gian nghiên cứu và khảo sát thực tế, bước đầu khóa luận đã đạt được một số kết quả sau đây:
- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững KCN, đồng thời nêu được các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững KCN.
- Trên cơ sở lý luận đó, cùng với quá trình điều tra khảo sát thực tế, khóa luận đã nêu lên được thực trạng phát triển bền vững các KCN Vĩnh Phúc.
- Từ việc phân tích chỉ rõ những hạn chế của phát triển KCN Vĩnh Phúc, ở chương 3 của khóa luận, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những đóng góp tích cực và khắc phục những hạn chế trong phát
triển bền vững KCN. Đồng thời có những khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để phát triển bền vững các KCN.
Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu cũng như khả năng còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các các Thầy Cô giáo để khóa luận có thể hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thành Hưởng - Giải pháp PTBV các KCN vùng KTTĐ Bắc bộ ( Tạp chí Kinh tế và phát triển năm 2009 )
2. Vũ Thành Hưởng - PTBV về Kinh tế các KCN vùng KTTĐ Bắc bộ, Thực trạng và các khuyến nghị chính sách ( Tạp chí KCN Việt Nam năm 2009 ) 3. Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cương - Vấn đề PTBV các KCN ở Việt Nam ( kỷ yếu hội nghị quốc gia 15 năm xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam năm 2009 )
4. Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới PTBV ở Việt Nam - Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cương (NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội năm 2006 )
5. GS, TS Nguyễn Văn Nam và PGS, TS Ngô Thắng Lợi - Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam ( NXB Thông tin và truyền thông năm 2010 )
6. Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa, Vũ Thành Hưởng và các tác giả khác - Các giải pháp cơ bản gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam ( NXB Nông nghiệp, Hà Nội năm 2007 )
7. PGS, TS Ngô Doãn Vịnh - Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ( NXB Chính Trị Quốc Gia )
8. Quyết định số 113/QĐ-Tgg ngày 20/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
9. Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
10. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 11. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 12. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 13. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 14. www.vinhphuc.gov.vn
15. www.skhdtvinhphuc.gov.vn 16. www.gso.gov.vn
PHỤ LỤC ẢNH
Khu công nghiệp Bình Xuyên