4. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
3.4.2. Giải pháp về bảo vệ môi trường
- Tiến hành sớm việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu công nghiệp hiện có, các cơ sở sản xuất bao gồm: đánh giá lượng ô nhiễm do phát thải công nghiệp, khí thải của xe cộ…
- Đánh giá tác động đến môi trường của tất cả các nhà máy sẽ xây dựng, nhất là đối với những nhà máy đã được cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường.
- Tăng cường kiểm tra giám sát các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, xử lý bảo vệ môi trường của các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghiệp, định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại. Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quan trắc, thanh tra và quản lý môi trường.
- Quy hoạch thoát nước thải cho khu công nghiệp phải tính đến nơi thải nước cụ thể. Cần áp dụng 02 hệ thống xử lý nước thải theo tình hình thực tế hiện nay: Hệ thống xử lý nước tại chỗ cho nhà máy và Hệ thống xử lý nước của khu công nghiệp. Xác định công nghệ cụ thể để xử lý nước cho từng loại hệ thống.
- Kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cư và đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc trước khi thải vào môi trường không khí; áp dụng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống sông ngòi; thu gom chất thải rắn và xử lý đúng quy phạm đảm bảo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường.
- Đối với khí thải từ các dây truyền sản xuất cần phải thường xuyên định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải, nước thải từ các nguồn thải và các điểm quan trắc, các khu vực dân cư lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép cần có kế hoạch đình chỉ hoặc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát thải các chất gây ảnh hưởng xấu tới môi trường bắt buộc phải có báo cáo đánh giá định kỳ những tác động tới môi trường và các biện pháp xử lý khắc phục.
Sơđồ 3.1 Quy trình xử lý chất thải rắn KCN