4. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2.2. Tình hình và kết quả hoạt động củacác KCN
Các KCN phát triển khá thành công, thể hiện ở một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tỷ lệ lấp đầy KCN:
Tính đến hết năm 2011, tỷ lệ lấp đầy theo diện tích đất đã thu hồi, xây dựng hạ tầng: 78,1% KCN Kim Hoa - giai đoạn I, có diện tích tự nhiên 50 ha, (lấp đầy 100%) để thực hiện dự án sản xuất ô tô, xe máy. KCN Khai Quang, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. KCN Bình xuyên, tỷ lệ lấp đầy KCN: 54,52 %; nếu tính trên diện tích đất công nghiệp đã thu hồi và giao đất là 139 ha thì tỷ lệ lấp đầy đạt 72,9%. KCN Bá Thiện, diện tích đất tự nhiên 327 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 79,28%.
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn Vĩnh Phúc
Đơn vị (%)
[Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 2013] - Về số dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư:
Các KCN Vĩnh Phúc có số dự án đầu tư tương đối lớn, trong đó năm 2006 thu hút được 35 dự án đầu tư, tiếp đến là năm 2008 với 25 dự án đầu tư, năm 2007 với 18 dự án đầu tư. Tuy nhiên số vốn trên một dự án còn thấp và không đồng đều giữa các năm. Năm 2006 có 35 dự án đầu tư nhưng số vốn trên một dự án chỉ đạt 2,78 triệu USD phản ánh tính manh mún và dàn trải của các dự án đầu tư, trong khi đó năm 2009 chỉ có 4 dự án đầu tư nhưng số vốn trên một dự án đạt 19,33 triệu USD.
- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN: + Giá trị sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI và DDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu đều tăng cao, năm 2010 sản lượng một số sản phẩm chính
0 20 40 60 80 100 Kim
Hoa QuangKhai XuyênBình Thiện Bá
Bình Xuyên
II
Bá
Thiện II Chấn Hưng Hội Hợp
100 100 73 79.28 65 68.96 70.9 43.33 27 20.72 35 31.04 29.1 56.67 Tỷ lệ lấp đầy Tỷ lệ bỏ hoang
đạt được: ô tô 34.426 chiếc, tăng 21,7%/năm; xe máy các loại 1,9 triệu chiếc, tăng 25%/năm; gạch ốp lát 39 triệu m2, tăng bình quân 51,1%/năm, quần áo các loại 45,4 triệu chiếc, tăng bình quân 47,3%/năm, gạch xây dựng 700 triệu viên, tăng bình quân 9,5%/năm… Bên cạnh đó, nhiều dự án mới đi vào hoạt động đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
Tỷ trọng GTSXCN trong KCN so với tổng GTSXCN toàn tỉnh ở mức độ khá cao, ổn định và có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2007 là 64,12, năm 2009 là 66,32, năm 2010 là 69,73. Riêng năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 229,46 tỷ đồng/ha, chiếm 70% tổng GTSXCN toàn tỉnh. Tỷ trọng GTSX KCN so với GDP cũng ở mức cao, tăng trưởng liên tục đồng đều qua các năm, đến năm 2011 chiếm khoảng 40 %.
[Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 2011] 0 20 40 60 80 2007 2009 2010 2011 64.12 66.32 69.73 70 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng GTSXCN trong KCN so với tổng GTSXCN toàn tỉnh %
+ Về giá trị xuất khẩu:
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của các KCN tăng cao bắt đầu từ năm 2007 nhờ có nhiều dự án đầu tư của các nước lớn và tập đoàn lớn. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các KCN đạt 175,0 triệu USD, chiếm 80,9 % tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Đến năm 2008, chỉ số này tăng đột biến, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 290,0 triệu USD, chiếm 84,4 % tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Năm 2010, nền kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chung, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 322,4 triệu USD, chiếm 79 % tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
+ Về thu nộp ngân sách:
Năm 2008, đạt 1.514,84 tỷ đồng chiếm 27% tổng thu ngân sách của tỉnh; năm 2009 đạt 2.799,21, chiếm 30% tổng thu ngân sách; năm 2010 đạt 2.525,21, chiếm 25% tổng thu ngân sách của tỉnh.
Hiện nay, KCN Khai Quang nộp ngân sách năm 2011 là 750,5 tỷ đồng; KCN Bình Xuyên nộp ngân sách năm 2011 là 517 tỷ đồng; riêng Công ty Honda nộp ngân sách năm 2011 là 4.500 tỷ đồng (bao gồm cả thu nội địa và thuế xuất nhập khẩu).
+ Về giải quyết việc làm:
Đến nay các KCN của tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 40.000 lao động, đó là chưa tính số lao động làm việc trong các DN xây dựng hạ tầng KCN và số lao động cung cấp dịch vụ cho các KCN. Tỷ lệ lao động địa phương trong các KCN đạt gần 60%. Công ty Honda giải quyết 8.629 lao động, KCN Khai Quang giải quyết 22.722 lao động.
- Hiệu quả đầu tư trên một đơn vị diện tích đất KCN: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất KCN Kim Hoa:
+ Thu hút được 5,34 triệu USD/01 ha ( bao gồm cả dự án FDI và DDI, nếu tính riêng dự án FDI thì suất đầu tư trung bình đạt 8,12 triệu USD/ha)
+ Giải quyết được 122 lao động/01 ha.
+ Thu ngân sách năm 2011 bình quân đạt 62,14 tỷ đồng/01 ha. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất KCN Khai Quang:
+ Suất đầu tư trung bình: 5,96 triệu USD/01 ha (bao gồm cả dự án FDI và DDI, nếu tính riêng dự án FDI thì suất đầu tư trung bình đạt 7,39 triệu USD/ha).
+ Trung bình giải quyết được 195 lao động/01 ha.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30,89 tỷ đồng/ha (giá cố định 94). + Thu ngân sách năm 2011 bình quân đạt 5,1 tỷ đồng/01 ha (hiện các doanh nghiệp đang trong thời gian được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp).
Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất KCN Bình Xuyên:
+ Suất đầu tư trung bình: 2,5 triệu USD/01 ha (bao gồm cả dự án FDI và DDI, nếu tính riêng dự án FDI thì suất đầu tư trung bình đạt 3,85 triệu USD/ha).
+ Trung bình giải quyết được 60 lao động/01 ha.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 34,7 tỷ đồng./ha (giá cố định 94). + Thu ngân sách năm 2011 bình quân đạt 7,05 tỷ đồng/01 ha (hiện các doanh nghiệp đang trong thời gian được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp).
Như vậy, có thể thấy hiệu quả đầu tư trên một đơn vị diện tích đất(1 ha) KCN ở Vĩnh Phúc là khá cao, điều này chứng tỏ diện tích đất trong các KCN của Vĩnh Phúc được khai thác khá triệt để và đem lại hiệu quả cao.
- Trình độ công nghệ của các DN:
Các DN đầu tư vào KCN Vĩnh Phúc đa số thực hiện dự án đầu tư mới gắn với việc đầu tư máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất. Số DN đầu tư di chuyển địa điểm ít, chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ máy móc, thiết bị mới được đầu tư để sản xuất tại các KCN Vĩnh Phúc chiếm trên 90% so với tổng số máy móc, thiết bị sử dụng. Nguồn gốc xuất xứ của máy móc, thiết bị chủ yếu tập trung ở một số nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore; một số ít có xuất xứ từ Mỹ, Anh, Đức.
Vốn đầu tư thực hiện việc mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất chiếm khoảng 45% đến 50% tổng vốn đầu tư của dự án (theo thống kê cơ cấu vốn
đầu tư tại Hồ sơ dự án xin cấp GCNĐT), chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư của dự án. Điều đó cho thấy các DN rất quan tâm đến đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
- Về chuyển dịch cơ cầu kinh tế:
Với tốc độ tăng trưởng nhanh về GTSXCN, các KCN Vĩnh Phúc đã tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cầu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp, thực sự trở thành nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Năm 2010, tỷ trọng của ngành nông nghiệp chỉ còn 14,9%, ngành công nghiệp tăng mạnh lên 56,2% và ngành dịch vụ là 28,9%. Với tỷ trọng của ngành công nghiệp lên đến trên 50% cơ cấu nền kinh tế cho thấy Vĩnh Phúc đã cơ bản tiến đến việc trở thành tỉnh công nghiệp.
- Thúc đẩy việc phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng:
Sự phát triển nhanh chóng của các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã kích thích sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương với số lượng và chất lượng ngày càng cao.
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội. Giao thông đô thị và giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài.
Trong 10 năm qua dịch vụ thông tin liên lạc trong tỉnh phát triển khá nhanh, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong quản lý, kinh doanh và đời sống xã hội.
Các dịch vụ tín dụng, tài chính ngân hàng phát triển nhanh và ngày càng đa dạng về hình thức cũng như chất lượng dịch vụ.
Hệ thống cấp điện được đầu tư xây dựng hiện đại, đảm bảo cấp điện sinh hoạt cho 100% các hộ và cấp đủ điện cho sản xuất công nghiệp. Hệ
thống cấp nước sạch đã được hoàn thiện và thực hiện việc cấp nước sạch đầy đủ cho các đô thị, hiện đang được tiếp tục đầu tư để cấp nước sạch cho khu vực nông thôn.
- Chuyên môn hóa và liên kết kinh tế:
Các KCN chưa có nhiều hỗ trợ về kỹ thuật đối với các DN sản xuất bên ngoài, chưa có DN sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ những ngành nghề bên ngoài. Chủ yếu mới dừng lại ở việc tạo ảnh hưởng về việc áp dụng trình độ quản lý hoạt động sản xuất đối với các DN bên ngoài.
Như vậy, mối liên kết kinh tế giữa các DN trong các KCN; giữa các KCN với nhau; giữa các doanh nghiệp KCN với các DN bên ngoài chưa cao. Sự liên kết chỉ trong phạm vi hẹp, chưa đi vào chiều sâu là liên kết trong tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hóa, chưa có sự hỗ trợ nhiều cho nhau.
- Mức độ thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư:
Với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, chất lượng tốt, các KCN Vĩnh Phúc đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều đó đã thấy rõ qua việc thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, tổng vốn đầu tư... Đã được phân tích ở phần trên, hơn nữa qua điều tra khảo sát của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc luôn được các nhà đầu tư và DN đánh giá cao.
- Tác động tới môi trường:
Các KCN còn lại đều được quy hoạch trạm xử lý nước thải tập trung; các doanh nghiệp chủ đầu tư hạ tầng có trách nhiệm xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải trước khi doanh nghiệp trong KCN đi vào sản xuất, công suất các trạm được thiết kế phù hợp.
Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trong KCN (về xây dựng trạm xử lý cục bộ, đấu nối hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp; phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải…)
Về cơ bản các cơ sở sản xuất kinh doanh có đầy đủ các hồ sơ thủ tục về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Như vậy, có thể nói công tác bảo vệ môi trường ở các KCN được tỉnh cũng như các DN, các nhà đầu tư hết sức quan tâm, nhờ đó mà những tác động đến môi trường đã được đảm bảo, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường, là điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững.