Những khó khăn

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 44)

4. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2. Những khó khăn

- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp:

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập vào ngày 01/01/1997, khi mới tái lập nền kinh tế của tỉnh rất thấp kém, chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp. Thu ngân sách năm 1997 mới đạt 114 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế năm 1997: nông nghiệp: 48,27 %; công nghiệp-xây dựng: 13,98%; dịch vụ: 37,75%. Kết cấu hạ tầng yếu kém, chưa đồng bộ.

- Vĩnh Phúc đất chật, người đông:

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên 123.176,43 ha, dân số là 1.008,3 nghìn người, mật độ dân số rất cao (820 người/km2).

Tính đến hết năm 2010 có 120.263,82ha, chiếm 97,6% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng còn lại rất nhỏ, chỉ chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên, nhưng lại phân bố rất manh mún, rải rác và chủ yếu là các bãi cát vên sông nên khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hầu như không còn.

- Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn nhiều hạn chế:

Tuy số người trong độ tuổi lao động cao nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, rất thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho những ngành công nghệ cao. Thái độ lao động, tính tổ chức và tính kỷ luật lao động vẫn là những hạn chế phổ biến mà các doanh nghiệp gặp phải.

- Thị trường tiêu thụ và sức mua còn kém:

Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI chiếm thị trường lớn nhưng lại ít phục vụ cho thị trường nội địa, tại chỗ. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến dung lượng thị trường và sức mua. Thị trường nội tỉnh có quy mô nhỏ so với yêu cầu phát triển công nghiệp, do đó hướng ra thị trường bên ngoài là một tất yếu khách quan nhưng đang bị tác động lớn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)