Tiêu chí đánh giá PTBV về kinh tế của vùng có KCN

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 27)

4. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2.2.Tiêu chí đánh giá PTBV về kinh tế của vùng có KCN

Các tiêu chí này phản ánh tác động lan tỏa của KCN đến các hoạt động kinh tế của địa phương, vùng có KCN. Việc tồn tại bền vững của KCN cũng chịu sự chi phối khá lớn từ các tác động của nó đến khu vực mà nó sống chung và ngược lại, địa phương có KCN đóng sẽ có tác động đồng thuận đến KCN, tạo cơ hội hỗ trợ cho sự phát triển các KCN. Ảnh hưởng của KCN đến lĩnh vực kinh tế đối với địa phương có KCN được thể hiện bằng các chỉ số đo lường:

Đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh tế địa phương:

Hai trong số các mục tiêu lớn nhất đối với việc thành lập các KCN là thúc đẩy GTSX địa phương và thu hút nguồn vốn ĐTNN, phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều địa phương chủ yếu được tạo ra từ các KCN. Khi quy mô xuất khẩu của các KCN được nâng cao thể hiện KCN đang hoạt động có hiệu quả và ảnh hưởng tích cực tới địa phương.

Trong phạm vi tiêu chí này, tác giả đưa ra hai chỉ số chính là đóng góp của các KCN về GTSX và kim ngạch xuất khẩu vào kinh tế địa phương. Các chỉ số cụ thể bao gồm: (i) Qui mô và tỷ lệ GTSX KCN chiếm trong GTSX địa phương, (ii) Qui mô và tỷ lệ xuất khẩu củaKCN chiếm trong Giá trị xuất khẩu địa phương, (iii) GTSX công nghiệp tạo ra trên1 ha KCN địa phương và (iv) Giá trị xuất khẩu tạo ra trên 1 ha KCN địa phương.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN :

Đây là tiêu chí phản ánh sự thay đổi về chất nền kinh tế của khu vực có KCN. Trên thực tế, phạm vi ảnh hưởng của KCN không chỉ đến thu nhập của dân cư mà còn phải tác động đến sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Chỉ khi thay đổi được cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tích cực thì nó mới bảo đảm sự phát triển lâu dài, vững chắc của các KCN. Xu hướng thể hiện sự ảnh hưởng tích cực của KCN đến cơ cấu ngành kinh tế của địa phương có KCN là sự gia tăng về số ngành kinh tế có trên địa bàn, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngày càng tăng (Có thể đo lường tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua hệ số Cosφ); tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ được trao đổi với bên ngoài (xuất, nhập khẩu); tỷ lệ tích lũy chiếm trong tổng giá trị gia tăng cũng ngày càng tăng lên.

Tác động của KCN đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật địa phương:

Tiêu chí này phản ánh tình hình phát triển cả về số lượng và chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội của địa phương có KCN cả trong và ngoài hàng rào KCN: Hệ thống đường xá, các công trình điện, nước, hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc ở địa phương có KCN. Tiêu chí này cho phép đánh giá ảnh hưởng của KCN đến quá trình đô thị hóa của địa phương. Để đánh giá tiêu thức này, cần phải xét trong trạng thái động, tức là đánh giá ở tốc độ tăng của số và chất lượng công trình. Sự khởi sắc của các kết quả theo tiêu chí này thể hiện các KCN đang có tác dụng tốt và hướng đi đúng.

1.4. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên cả nước

Tính đến năm 2013, cả nước đã có 288 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80.809 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 50.000 ha, chiếm khoảng 62% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh

tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển.

Quy mô các KCN đa dạng và phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Quy mô trung bình của các KCN đến 12/2011 là 268 ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế phát triển công nghiệp có quy mô KCN trung bình thấp hơn so với các vùng khác, như vùng Trung du và miền núi phía Bắc (154,9 ha), Tây Nguyên (157,6 ha); vùng Đông Nam Bộ có quy mô KCN trung bình cao nhất (378,3 ha).

Biểu đồ 1.1 Số lượng và tổng diện tích tự nhiên khu công nghiệp

[Nguồn: Tổng Cục thống kê]

Các KCN được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là giai đoạn đầu và thí điểm phát triển KCN, số lượng các KCN được thành lập trong giai đoạn này là 12 KCN với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN được đẩy nhanh, cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 thành lập 53 KCN với tổng diện tích tự nhiên 9.706,12 ha, tăng

12 53 119 283 288 2360 9706.12 22846.52 76000 80809 0 20000 40000 60000 80000 100000 0 100 200 300 400 1995 2000 2005 2011 2013

Số lượng KCN,KCX Tổng diện tích tự nhiên

4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1991-1995; kế hoạch 5 năm 2001-2005 thành lập thêm 66 KCN với tổng diện tích 13.140,4 ha, tăng 24,5% về số lượng và 35,4% về diện tích so với kỳ kế hoạch trước; kế hoạch 5 năm 2006-2010 thành lập thêm 136 KCN với tổng diện tích tăng thêm 46.408 ha, tăng 2 lần về số lượng và 3,5 lần diện tích so với kỳ kế hoạch trước.

Biểu đồ 1.2 Biểu đồ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN từ 1995-2013

[Nguồn: Tổng Cục thống kê]

Nếu trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, khi các KCN đang trong quá trình triển khai xây dựng, số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được mới đạt 155 dự án với tổng vốn đăng ký 1,55 tỷ USD, thì trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, số dự án tăng thêm đạt 588 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,2 tỷ USD, tăng gấp 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991-1996. Số dự án tăng thêm trong kế

155 743 2120 3980 4113 4770 1.55 8.75 16.85 53.65 59.6 70.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1995 2000 2005 2010 2011 2013 Số dự án Vốn đăng ký ( tỷ USD ) Số dự án  Tỷ USD

hoạch 5 năm 2001-2005 là 1.377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8,1 tỷ USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996-2000. Số dự án và tổng vốn đầu tư tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 là 1.860 dự án và 36,8 tỷ USD, tăng 1,35 lần số dự án và 4,5 lần vốn đầu tư so với kỳ kế hoạch trước.

Tính đến cuối tháng 12/2013, các KCN đã thu hút được 4.770 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 70,3 tỷ USD1. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN chiếm từ 35-40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp thì các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất công nghiệp trong KCN chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước.

Biểu đồ 1.3 Đầu tư trong nước vào các KCN từ 1995-2013

[Nguồn: Tổng Cục thống kê]

Ngoài những đóng góp đáng kể trong thu hút đầu tư nước ngoài, KCN còn là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nếu như trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995, chỉ có gần 50 dự án đầu tư trong nước đầu tư vào các KCN, thì đến kế

50 500 2370 4380 5210 200 35000 115000 333860 464500 0 100000 200000 300000 400000 500000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1995 2000 2005 2010 2013 Số dự án Vốn đầu tư (tỉ VNĐ) Tỉ VNĐ  Số dự án 

hoạch 5 năm 1996-2000 số dự án trong nước đã tăng thêm đạt 450 dự án, tăng 9 lần so với kế hoạch 5 năm 1991-1995, kế hoạch 5 năm 2001-2005 thu hút được 1.870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000; kế hoạch năm 2006-2010 thu hút được 2.010 dự án, tăng 7,5% so với kỳ kế hoạch 5 năm trước.

Tổng vốn đầu tư trong nước tăng thêm tương ứng trong các thời kỳ kế hoạch là 200 tỷ đồng (1991-1995), 35.000 tỷ đồng (1996-2000), 80.000 tỷ đồng (2001-2005) và 218.860 tỷ đồng (2006-2010). Trong các kỳ kế hoạch 5 năm, xu hướng gia tăng đầu tư trong nước vào KCN ngày càng rõ rệt, đặc biệt là từ năm 2004, số dự án trong nước còn hiệu lực đầu tư vào các KCN đã vượt số dự án đầu tư nước ngoài. Đến cuối tháng 12/2013, có 5210 dự án trong nước còn hiệu lực trong KCN với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 464 nghìn tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào KCN tương đương 80 tỷ USD, trung bình 3,5 triệu USD/ha đất công nghiệp đã cho thuê, cao hơn tỷ lệ tương tự vào thời điểm cuối năm 2005 (gần 2 triệu USD/ha) và cuối năm 2001 (1,2 triệu USD/ha). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu quả đạt được về kinh tế:

Thực tế 20 năm xây dựng và phát triển cho thấy, các KCN đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN đều tăng dần qua các năm, đặc biệt trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 và 2001- 2006, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN đều vượt so với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN thời kỳ 1996-2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20%/năm (tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân trên cả nước đạt 12%). Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN tạo ra trong thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 44,4 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm; trong thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng 125 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm (tốc độ tăng

trưởng công nghiệp bình quân cả nước trong 2 thời kỳ đạt khoảng 15-16%). Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng kể theo các năm: từ mức khoảng 8% năm 1996 lên 14% năm 2000, 28% năm 2005, 32% vào năm 2010 và 40% vào năm 2013.

Biểu đồ 1.4 Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN

[Nguồn: Tổng Cục thống kê]

Hiệu quả giải quyết việc làm

Trong điều kiện nước ta hiện nay còn nhiều người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm ổn định đặc biệt là ở khu vực nông thôn, việc thu hút một lực lượng lớn lao động vào các KCN, trong đó có một phần đáng kể lao động nông thôn dư thừa là một đóng góp lớn về mặt xã hội của các KCN.

0 40 80 120 160 200 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2013 9.5  44.4  125  185  Giá trị sản xuất CN Tỷ USD 

[Nguồn: Tổng Cục thống kê]

Lực lượng lao động trong KCN gia tăng cùng với sự gia tăng các KCN và các dự án hoạt động trong KCN. Trong thời kỳ 2001-2005, các KCN đã thu hút thêm được 656.000 lao động trực tiếp, gấp 4 lần so với thời kỳ trước (1991-2000). Từ năm 2006 đến 2010, lượng lao động KCN tăng thêm được gần 760.000 người, gấp 1,15 lần lượng lao động tăng thêm trong kỳ kế hoạch 2001-2006. Tính đến tháng 12/2011, các KCN đã giải quyết việc làm cho hơn 1,76 triệu lao động trực tiếp.

KCN là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, KCN góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Đến nay, nhiều trường cao đẳng hoặc cơ sở dạy đào tạo công nhân làm việc trong KCN đã được xây dựng. Đặc biệt đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các KCN và nhà trường, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay.

968876 155080 51842 408800 162525 12381 Biểu đồ 1.5: Lao động làm việc trong KCN, KCX của Việt Nam (người) Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long Trung du miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Phân bố các khu công nghiệp trên cả nước:

Đồng bằng sông Hồng Trung du miền núi Bắc Bộ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ Tây Nguyên

Con số tổng kết cho thấy tính đến cuối năm 2011 có 283 KCN và KCX với tổng diện tích là 76.000 hecta. Hình 1.6 hiển thị sự phân bố KCN và KCX theo diện tích trên 6 vùng miền của cả nước. Hình 1.7 hiển thị số KCN và KCX trên 6 vùng miền của cả nước. Khu vực miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thu hút hơn 50% về số KCN - KCX và tổng diện tích đất sử dụng.

Trải qua hơn 23 năm xây dựng và phát triển (1991-2013), các KCN ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 33482 11300 5409 15680 9816 1206 Biểu đồ 1.6. Phân bố KCN- KCX ở Việt Nam theo diện tích (ha) 93 45 23 70 44 8 Biểu đồ 1.7. Phân bố KCN- KCX ở Việt Nam theo số lượng

CHƯƠNG 2.

THC TRNG PHÁT TRIN BN VNG CÁC KHU CÔNG NGHIP TRÊN ĐỊA BÀN TNH VĨNH PHÚC

2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển KCN ở Vĩnh Phúc

2.1.1. Nhng thun li

2.1.1.1. Về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý:

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km.

Vĩnh Phúc đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khoáng sản:Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế.

Tài nguyên nước:Gồm nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc..) dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày-đêm, phục vụ cho quá trình hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh.

2.1.1.2. Văn hóa – xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 27)