Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế tại chi cục thuế huyện tiền hải - thái bình (Trang 33)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.7.1.Các yếu tố khách quan

1.7.1.1. Đường lối, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước

Bản chất của thuế là tạo nguồn thu cho NSNN, vì vậy thuế là sự thể chế hóa của các chính sách mà Đảng, Nhà nƣớc đề ra; đƣợc quy định nhằm phục vụ chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Xuất phát từ mục đích này mà việc thực thi pháp luật thuế chịu ảnh hƣởng không nhỏ bời đƣờng lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nƣớc.

Hiện nay, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đề ra trong giai đoạn 2011 – 2020 là:

“ Đưa nước tar a khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời

sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cáu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế nâng cao “

Mục tiêu đến năm 2020 là: “ Để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp sau 20 năm nữa đòi hỏi nền kinh tế phải đạt tăng trưởng cao một cách bền vững trên 8% trong một thời gian dài và hướng tới mước tăng trưởng bình quân hai con số/năm; cơ cấu kinh tế (tính theo GDP) tiên tiến với công nghiệp chiếm 45-50%, dịch vụ chiếm 40-50%, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%/GDP, xuất khẩu tăng với tốc độ gấp 1,5 lần trở lên so với tốc độ tăng GDP. Chất lượng cuộc sống vật chất và văn hóa ngày càng tăng cao theo hướng văn minh hiện đại, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân trong xã hội được nâng cao. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện cơ bản và chủ động hội nhập kinh tế với thế giới một cách có hiệu quả.”

Muốn thực hiện đƣợc chiến lƣợc trên thì Nhà nƣớc phải có chính sách thuế hợp lí. Chính sách đó vừa đảm bảo nguồn thu cho Nhà nƣớc vừa “vừa sức” với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, ngƣời dân nói chung.

1.7.1.2. Kinh tế - xã hội của đất nước

Bên cạnh chính sách phát triển kinh tê – xã hội của Đảng và Nhà nƣớc, thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc cũng là một nhân tố làm ảnh hƣởng đáng kể tới sự thực thi pháp luật Thuế ở Việt Nam hiện nay. Thuế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Thuế có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập nên căn cứ vào từng tình hình huống kinh tế, Nhà nƣớc có thể sử dụng thuế làm công cụ điều chỉnh nền kinh tế. Các qui định về đối tƣợng, phạm vi đánh thuế, thuế suất, điều kiện miễn

giảm thuế…Xét về hiện tƣợng thì mang tính cƣỡng chế nhƣng bản chất là để điều chỉnh quan hệ kinh tế nhất định, nhằm khuyến khích hay hạn chế đầu tƣ vào ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Bởi đơn giản là, ngƣời nộp thuế sẽ thấy đầu tƣ vào đâu thì có lợi hơn.

Việc thực thi thuế là nhằm những mục đích về kinh tế - xã hội. Vì vậy, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội sẽ có những tác động nhất định tới việc thực thi luật thuế. Hiện nay, nƣớc ta đang bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng với những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc đạt 5,8% gấp 1,9 lần tốc độ tăng trƣởng 2011. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trƣờng trong nƣớc tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trƣởng cao, trong đó tổng mức bán lẻ hang hóa dịch vụ tiêu dung theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so cùng kì các năm trƣớc; thực hiện vốn đầu tƣ toàn xã hội ƣớc tính tăng 26,23% so với cùng kì năm trƣớc đặc biệt là khu vực ngoài nhà nƣớc tăng tới 46,38%....

Nhƣ vậy, nhìn một cách tích cực, mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội đều có sự tiến bộ rõ rệt. Ngày càng có nhiều hang hóa, dịch vụ đƣợc sinh ra. Từ quá trình sản xuất đến lƣu thông, hang hóa và dịch vụ này đều có sự tăng thêm đáng kể về giá trị. Vì thế, về phía Nhà nƣớc, khoản thuế thu thêm sẽ ngày càng tăng. Bởi lẽ, ngƣời tiêu dung có đời sống khá giả hơn, sẵn sàng bỏ ra khaonr tiền lớn để mua những hàng hóa đã đƣợc tính thuế. Về phía đối tƣợng nộp thuế, họ sẽ thực thi pháp luật thuế hiệu quả hơn nếu nhƣ bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng, nền kinh tế phát triển. Do trong môi trƣờng này, uy tín của, một doanh nghiệp sẽ ngày càng càng chiếm vị trí quan trọng trên thƣơng, nó còn cao hơn cả những món lợi nhất thời mà DN có thể thu đc từ trốn thuế.

Nếu tình hình kinh tế - xã hội khó khăn thì việc thực thi pháp luật thuế sẽ có thể theo chiều hƣớng xấu. Lúc đó, sự làm ăn gặp nhiều khó khăn hơn thì có thể lợi nhuận, tiền bạc mới là cái các DN cần hàng đầu. Điều này rất dễ

xảy ra nếu tình hình đất nƣớc phát triển giống nhƣ những tháng đầu năm 2010: “ Việc huy động vốn cho đầu tƣ và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn tín dụng với lãi xuất có xu hƣớng tăng khi phải vay với lãi xuất thỏa thuận. Hiệu quả đầu tƣ và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, trong khi đó áp lực cạnh tranh của nƣớc ngoài trên thị trƣờng quốc tế và cả ở thị trƣờng trong nƣớc ngày càng gay gắt hơn.”

1.7.1.3. Yêu cầu thu ngân sách Nhà nước.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.

Hiện nay, nguồn thu từ nƣớc ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chịu sức ép của quan hệ “ mua bán sòng phẳng”, “ có vay có trả”, thuế là công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi NSNN, giảm lạm phát, ổn định kinh tế - xã hội, chuẩn bị điều kiện cho phát triển kinh tế đất nƣớc lâu dài.

Một nhà nƣớc cần một nguồn thu lớn để vận hành bộ máy nhà nƣớc và thực hiện những công việc của đất nƣớc thì các loại thuế sẽ đƣợc đặt ra càng nhiều. Mặt khác, nếu nhu cầu thu cao thì nhà nƣớc cần phải thiết lập một bộ máy thực thi việc thu thuế có hiệu quả, từ đó cũng phần nào tránh đƣợc việc trốn thuế, gian lận thuế.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế tại chi cục thuế huyện tiền hải - thái bình (Trang 33)