Giải pháp mang tính vĩ mô

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế tại chi cục thuế huyện tiền hải - thái bình (Trang 102)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2. Giải pháp mang tính vĩ mô

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về quản lý thuế, hành chính thuế

a) Nhà nước cần khẩn trương xây dựng luật quản lý thuế.

Các văn bản pháp luật về thuế hiện hành quy định bao gồm cả nội dung về chính sách thuế và nội dung về quản lý thu thuế. Sự vận hành, phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, sự đa dạng, phức tạp của các hiện tƣợng kinh tế - xã hội, sự phong phú và biến đổi liên tục của các nguồn thu nhập, v.v... đòi hỏi Nhà nƣớc muốn huy động mọi nguồn lực to lớn vào Ngân sách quốc gia bằng biện pháp thuế thì cần phải ban hành công cụ có tính pháp lý cao, đó là luật quản lý thuế.

Luật quản lý thuế bao gồm nhiều quy định, trong đó phải có các quy định cụ thể về đăng ký thuế, kê khai, tính thuế, nộp thuế, miễn, giảm thuế, xóa nợ thuế, kiểm tra, thanh tra, điều tra vi phạm pháp luật về thuế, thông tin về ngƣời nộp thuế, cƣỡng chế thuế,... Các quy định chung về mục đích và yêu cầu về quản lý thuế, phạm vi điều chỉnh của luật, đối tƣợng áp dụng, quyền và nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế, của các cơ quan nhà nƣớc có liên quan, các quy định về hợp tác quốc tế trong quản lý thuế, quy định về xử phạt, khen thƣởng,...

b) Nhà nước sớm ban hành, hoàn thiện các chính sách qui định thanh toán qua hệ thống Ngân hàng, tín dụng và Kho bạc nhà nước không dùng tiền mặt:

Căn cứ để tính thuế là doanh thu, thu nhập phát sinh trong các hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh. Thế nhƣng, trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, việc thanh toán các hoạt động mua bán giữa các tổ chức kinh doanh, chi trả các nguồn thu nhập nhƣ: tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng, bảo hiểm xã hội… của các tổ chức xã hội, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị thụ hƣởng ngân sách…phần lớn đều bằng tiền mặt. Nhà nƣớc không thể kiểm soát các luồng tiền này dẫn đến khó khăn trong việc xác định các căn cứ để tính thuế, tạo ra sự mất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế, hiệu quả quản lý không cao, đồng thời nạn tham nhũng cũng đang gây nhức nhối trong đời sống xã hội là một hệ quả của việc thanh toán không qua hệ thống ngân hàng.

Xuất phát từ thực trạng này, chúng tôi mạnh dạn đề nghị Nhà nƣớc sớm ban hành các chính sách qui định bắt buột các tổ chức kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, lực lƣợng vũ trang và các cá nhân khi tham gia quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ, thanh toán chi trả các nguồn thu nhập đều phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

Trƣớc mắt, tổ chức tốt việc thực hiện Thông tƣ 33/2006/TT-BTC ngày 17 tháng 4 năm của Bộ Tài chính hƣớng dẫn quản lý thu, chi qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc và các qui định quản lý tiền tệ khác của Nhà nƣớc, trên cơ sở đó sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để xây dựng thành hệ thống chính sách

quản lý tiền tệ, trong đó qui định bắt buột khi phát sinh quan hệ thanh toán các đơn vị phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng, tín dụng và Kho bạc nhà nƣớc. Đây là một giải pháp hết sức quan trọng ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý thu thuế, thông qua giải pháp này cơ quan thuế có đầy đủ tất cả các thông tin về hoạt động kinh tế phát sinh, nắm bắt đƣợc tất cả các luồng tiền, từ đó xác định chính xác đƣợc các căn cứ tính thuế, hạn chế thất thu, tạo công bằng trong nghĩa vụ nộp ngân sách của các đối tƣợng nộp thuế.

c) Giải pháp về công tác kế hoạch hoá.

- Cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch từ khâu lập, giao chỉ tiêu cho đến việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Nhà nƣớc. Cách làm hiện nay mang nặng tính mệnh lệnh, quan liêu đã và đang tồn tại nhiều năm trong cách quản lý và điều hành của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên đối với cấp dƣới. Tình trạng cấp dƣới khi lập kế hoạch phải che dấu cấp trên để có nguồn thu dự phòng diễn ra khá phổ biến. Thậm chí cơ quan Thuế cũng có thể lạm thu để hoàn thành kế hoạch trên giao. Chính cơ chế này dẫn đến hậu quả cơ quan Thuế cũng vi phạm pháp luật về thuế cho nên cần có sự đổi mới.

Hƣớng dẫn đổi mới công tác kế hoạch hoá nhƣ sau:

Kế hoạch chỉ là chỉ tiêu mang tính định hƣớng, cơ quan cấp trên giao kế hoạch thu phải căn cứ vào các quy định của Nhà nƣớc, các chỉ tiêu, yêu cầu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chi Ngân sách để giao chỉ tiêu kế hoạch cho cấp dƣới thực hiện. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của Nhà nƣớc giao và thực thi đúng luật thì cấp trên phải tăng cƣờng kiểm tra, giám sát đối với cấp dƣới bằng một cơ chế, bộ máy mang tính chuyên nghiệp và độc lập nhất định. Thực ra đây là một vấn đề rất lớn đòi hỏi phải thay đổi ngay từ cơ quan quyền lực cao nhất đó là Quốc hộ. Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phƣơng cần có các bộ phận giám sát của mình. Làm nhƣ vậy thì mới tạo đƣợc tiền đề vững chắc cho việc đổi mới công tác kế hoạch hoá.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế tại chi cục thuế huyện tiền hải - thái bình (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)