a. Về tài chính
- Tăng ngân sách chi thường xuyên cho ngành y tế, đảm bảo kinh phí đầu tư phát triển sự nghiệp y tế hàng năm từ 9% - 10% GDP của tỉnh, trong đó 30% cho hệ y tế dự phòng, tăng nguồn kinh phí đối ứng cho các dự án và các chương trình, kinh phí thực hiện các đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt cho hoạt động các chương trình, kinh phí đào tạo, phụ cấp y tế thôn, bản.
- Phát huy tối ưu các nguồn lực hiện có và thường xuyên như kinh phí nhà nước TW và địa phương, huy động sự đóng góp của cộng đồng thông qua viện phí, BHYT, khám chữa bệnh theo yêu cầu.
- Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đối với các cơ sở y tế công lập còn lại nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở. Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
b. Về đầu tư
- Tranh thủ các nguồn đầu tư như nguồn vốn vay ODA, nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế.
- Tập trung nguồn vốn tiếp tục đầu tư hoàn thành việc xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường và một số bệnh viện khác còn dang dở để sớm đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân. Đặc biệt ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử chất thải và các hạng mục còn lại tại Bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường để đưa vào hoạt động cuối năm 2014.
- Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật cao gắn với Đề án: Xây dựng Trung tâm Y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung Bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
61
- Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hoàn chỉnh cho các Trung tâm Y tế huyện và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Trạm Y tế xã và Phòng khám ĐKKV đặc biệt ở các huyện miền núi.
- Nhu cầu đầu tư phát triển mạng lưới KCB giai đoạn 2011 - 2020: * Tổng nhu cầu đầu tư phát triển trong giai đoạn này: 22.911 tỷ đồng
Trong đó : Ngân sách nhà nước:70%, khoảng: 16.038 tỷ đồng + Nguồn ODA: 10%, khoảng: 2.291 tỷ đồng
+ Nguồn huy động xã hội hóa: 20%, khoảng 4.582 tỷ đồng. * Trong tổng số nguồn ngân sách nhà nước đầu tư: 16.038 tỷ đồng Chia ra: Chi đầu tư xây dựng cơ bản (Cơ sở hạ tầng): 5.636 tỷ đồng.
Trong đó: + Tuyến tỉnh: 2.607 tỷ đồng
+ Tuyến huyện (Kể cả PKĐKKV): 1.127 tỷ đồng + Tuyến xã: 1.390 tỷ đồng
+ Chi dự phòng: 512 tỷ đồng
Chi đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế: 1.482 tỷ đồng. Chi đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: 134 tỷ đồng.
Trung bình đầu tư NSNN mỗi năm khoảng: 1.603,8 tỷ đồng.