Mạng lưới khám, chữa bệnh – phục hồi chức năng

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 - 2025 (Trang 36)

Tính đến 31/12/2013, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 39 bệnh viện (không kể bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn) với 6.491 giường bệnh, đạt 22,1 giường bệnh/vạn dân (không kể giường bệnh các bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn và giường bệnh trạm y tế). (Năm 2006 có 3.905 giường bệnh, đạt 12,16 giường bệnh/vạn dân)

2.2.2.1. Hệ thống khám, chữa bệnh công lập a. Tuyến xã

Tuyến xã có 479 Trạm y tế, mỗi trạm có từ 4 - 5 cán bộ y tế, chủ yếu làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân và thực hiện chương trình Dân số/KHHGĐ ở cấp xã.

31

b. Tuyến huyện

Tuyến huyện, gồm: 17 bệnh viện huyện, thành phố, thị xã với 2.200 giường bệnh và 22 phòng khám đa khoa khu vực với 370 giường bệnh. Đây là tuyến điều trị với các trang thiết bị kỹ thuật đơn giản, giải quyết một số cấp cứu và bệnh tật thông thường tại địa phương.

Các bệnh viện tuyến huyện đa số được xây dựng từ nhiều năm trước nhưng không đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên đang xuống cấp nghiêm trọng, riêng Bệnh viện Thị xã Thái Hòa chưa được đầu tư xây dựng. Về trang thiết bị y tế so với chuẩn của Bộ Y tế thì còn thiếu nhiều. Đến nay đã có khoảng trên 50% bệnh viện đa khoa huyện đạt số trang thiết bị ở mức tối đa là 60 - 70% so với tổng danh mục trang thiết bị theo Quy định.

c. Tuyến tỉnh

Tuyến tỉnh, gồm: Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh và các Bệnh viện chuyên khoa (Nhi, Tâm thần, Y học cổ truyền, Chống lao và bệnh phổi, Nội tiết, Mắt, Điều dưỡng – Phục hồi chức năng và 02 Bệnh viện Đa khoa Khu vực (Tây Bắc và Tây Nam) với 2.365 giường bệnh. Đây là tuyến có khả năng đáp ứng hầu hết các yêu cầu về điều trị, cấp cứu bệnh nhân (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh có thể giải quyết được một số bệnh của tuyến Trung ương).

Nhìn chung, theo đánh giá chủ quan của mình, tôi thấy hệ thống khám, chữa bệnh công lập của tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua đã được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác để xây mới và nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và bổ sung trang thiết bị y tế, chất lượng các dịch vụ từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, mạng lưới khám, chữa bệnh phát triển thiếu đồng bộ, đầu tư chắp vá trong điều kiện luôn phải điều chỉnh quy hoạch, bệnh viện xây dựng thiếu hệ thống xử lý chất thải, tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh thường xuyên xảy ra. Trong khi đó mô hình tổ chức y tế tuyến huyện chưa ổn định, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại còn kém và cũng chưa được đầu tư máy móc nhiều, cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu. Còn mô hình tổ chức y tế tuyến xã và phòng khám đa khoa khu vực chưa được quan tâm đầu tư nhiều,

32

đội ngũ cán bộ trình độ chưa cao và thái độ phục vụ, chăm sóc người bệnh còn nhiều bất cập.

2.2.2.2. Hệ thống khám, chữa bệnh ngoài công lập

Các bệnh viện ngoài công lập phát triển mạnh theo chủ trương xã hội hóa. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 08 Bệnh viện Đa khoa tư nhân như: Bệnh viện 115, Thái An, Thành An, Cửa Đông, Đông Âu, Phủ Diễn, Minh Hồng, Bệnh viện Mắt Sài gòn với 539 giường bệnh.

Ngoài ra trên địa bàn toàn tỉnh còn có 302 cơ sở hành nghề y tư nhân. Trong đó: 21 phòng khám đa khoa; 281 phòng khám bệnh chuyên khoa và các loại hình khác; 01 Cơ sở vận chyển cấp cứu bệnh nhân (tại Diễn Châu).

Nhìn chung hệ thống khám, chữa bệnh ngoài công lập trong tỉnh phát triển mạnh mẽ, trở thành điển hình xã hội hoá về y tế trong cả nước và góp phần giảm tải đáng kể cho hệ thống khám, chữa bệnh công lập. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh các bệnh viện ngoài công lập tại thành phố Vinh trong khi chưa xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đã tác động tiêu cực tới môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

2.2.2.3. Cơ sở khám, chữa bệnh ngoài ngành đóng trên địa bàn tỉnh

Hiện có 03 bệnh viện ngoài Ngành đóng trên địa bàn tỉnh, gồm:

- Bệnh viện Chống Phong - Da liễu TW tại Quỳnh Lập có 32 bác sỹ, với 160 giường bệnh.

- Bệnh viện Quân y Quân khu 4 có 53 bác sỹ với 250 giường bệnh. - Bệnh viện Giao thông Vận tải 4 có 29 bác sỹ với 150 giường bệnh. Số lượng bệnh nhân trung bình đến khám tại các bệnh viện ngoài ngành này là 6.500 lượt người đến khám và trên 1.800 bệnh nhân đến nằm điều trị. Bên cạnh đó các bệnh viện cũng đã tham gia nhiều chương trình phòng chống dịch bệnh, phòng chống thảm họa thiên tai, kết hợp quân dân y trong chăm sóc sức khỏe, do đó đã góp phần tạo đáng kể vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

33

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 - 2025 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)