Một số chỉ tiêu y tế cơ bản mà tỉnh đã và đang định hướng để phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh – phục hồi chức năng trong những năm tiếp theo.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu y tế cơ bản
TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị
tính Thực hiện năm 2011 Đến năm 2015 Đến năm 2020 Chỉ tiêu về dân số: 1 Dân số trung bình 1.000 người 2.929 3.250 3.500
2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,98 0,9 0,8
3 Mức giảm tỷ lệ sinh hàng
năm % 0,5 0,3 0,25
4 Tỷ lệ cặp vợ chồng sinh
con thứ 3 % 20 15 10
5 Tuổi thọ trung bình của
người dân Tuổi 72,5 73,5 74,5
Chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe
6 Số giường bệnh/vạn dân giường 18,5 25 30
Trong đó: - Giường bệnh
công lập/vạn dân giường 16,66 21 24
- Giường bệnh
tư nhân/ vạn dân giường 1,84 4 6
7 Số cán bộ y tế/vạn dân Cán bộ 26,5 33 40 8 Số bác sĩ/vạn dân Bác sĩ 6 7 10 9 Số dược sỹ ĐH/vạn dân DSĐH 0,46 1,0 1,5 10 Tỷ lệ TYT xã có bác sĩ công tác % 87,7 90 100 11 Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt TCQG về y tế % Chuẩn mới: 50 75 95 12 Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ % 95 95 100 13 Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị
suy dinh dưỡng % 20,8 17,8 13,5
14 Tỷ lệ chết trẻ em <1 tuổi % 15,5 13,5 11
15 Tỷ lệ chết trẻ em <5 tuổi % 22,5 20,5 18
16 Tỷ suất chết mẹ liên quan thai sản/100.000 trẻ đẻ sống còn 1/100.000 57 50 42 17 Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng <2.500gam % 6 5 4 (Nguồn: Sở Y tế Nghệ An)
54
Hiện nay, tỉnh đang chú trọng phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và quy mô giường bệnh, nhằm nâng hạng các bệnh viện để:
- Đến năm 2015: Đạt 25 giường bệnh/vạn dân. Trong đó: Công lập 21 giường bệnh/vạn dân, tư nhân 4 giường bệnh/vạn dân (Toàn quốc: 25 giường bệnh/vạn dân).
+ Nhu cầu giường bệnh năm 2015 là 7.620 giường (kể cả số đã có). + Nhà nước đảm bảo 6.340 giường (kể cả số đã có).
+ Kêu gọi đầu tư xã hội hóa 1.280 giường (kể cả số đã có).
- Đến năm 2020: Đạt 30 giường bệnh/vạn dân. Trong đó: Công lập 24 giường bệnh/vạn dân, tư nhân 6 giường bệnh/vạn dân (Toàn quốc: 30 giường bệnh/vạn dân).
+ Nhu cầu giường bệnh năm 2020 là 9.930 giường (kể cả số đã có). + Nhà nước đảm bảo 7.060 giường (kể cả số đã có).
+ Kêu gọi đầu tư xã hội hóa 2.870 giường (kể cả số đã có).
Bảng 3.2: Dự kiến kế hoạch giƣờng bệnh năm 2014
TT Đơn vị GB năm 2013 Số GB tăng năm 2014 GB năm 2014 1 Tuyến tỉnh 3075 295 3370 2 Tuyến huyện 2640 100 2740 Tổng GB của Bệnh viện công lập 5715 395 6110
3 Bệnh viện tư nhân 776 250 1026
Tổng cộng 6491 645 7136
55
Xây dựng mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, phát triển y tế công lập và ngoài công lập, trong đó các cơ sở khám, chữa bệnh công lập giữ vai trò chủ đạo; bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của từng tuyến và giữa các tuyến; các bệnh viện được sắp xếp theo địa bàn dân cư và được xếp hạng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; xây dựng mạng lưới các phòng xét nghiệm để chuẩn hoá chất lượng các xét nghiệm trong khám, chữa bệnh, tiến tới công nhận kết quả xét nghiệm của các bệnh viện.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện theo hướng đồng bộ, thống nhất về cơ bản mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh tật. Đến năm 2020, 100% các bệnh viện được quản lý bằng tin học; từng bước tiến tới mô hình quản lý bệnh án điện tử nhằm quản lý thông tin sức khoẻ liên tục suốt đời, dựa trên mã cá nhân duy nhất.
- Tuyến tỉnh:
+ Từ nay đến năm 2018: Duy trì và mở rộng quy mô bệnh viện đa khoa tỉnh hiện có với quy mô từ 1.000 - 1.600 giường. Phát triển kỹ thuật đạt trình độ chuyên sâu ở các bệnh viện đa khoa tỉnh nhằm giải quyết cơ bản các bệnh, tật ở địa phương. Phấn đấu đến năm 2020 bệnh viện đa khoa tỉnh đạt hạng đặc biệt; Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 1, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 2.
+ Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các bệnh viện Ung bướu đủ năng lực thu dung và điều trị hầu hết bệnh nhân ung bướu trên địa bàn và khu vực.
+ Mở rộng quy mô và phát triển kỹ thuật ở khoa tim mạch thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Sản - Nhi. Tiến tới thành lập Trung tâm Tim mạch tỉnh Nghệ An, đến năm 2020 phát triển thành Bệnh viện tim mạch Nghệ An, thực hiện được các kỹ thuật can thiệp tim mạch cơ bản.
56
+ Đầu tư và phát triển bệnh viện Sản - Nhi hiện có; Đầu tư, nâng cấp các khoa nhi, khoa phụ sản tại bệnh viện đa khoa tỉnh.
+ Nâng cấp, cải tạo khoa sản, ngoại sản, khoa nhi, nội nhi, thành lập đơn nguyên sơ sinh tại bệnh viện đa khoa huyện, phấn đấu đến năm 2020 một số huyện miền núi vùng sâu, vùng xa có thể mổ lấy thai, cắt tử cung bán phần cấp cứu, truyền máu và cấp cứu hồi sức sơ sinh.
+ Phát triển Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình có đủ khả năng cấp cứu, điều trị sớm các trường hợp chấn thương nhằm hạn chế tối đa tử vong và di chứng.
+ Tiếp tục hoàn thiện nâng cao năng lực Bệnh viện y học Cổ truyền và các khoa y dược học cổ truyền trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
+ Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh các chuyên khoa khác như lao, tâm thần, nội tiết, phong - da liễu, mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt…, được bố trí theo hướng thiết thực, phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và khả năng cân đối vốn đầu tư cũng như bố trí ngân sách chi thường xuyên của tỉnh.
+ Duy trì, đầu tư và phát triển các phòng khám đa khoa khu vực ở vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện miền núi khó khăn. Giải thể các phòng khám đa khoa khu vực hoạt động không có hiệu quả.
- Tuyến huyện:
+ Từ nay đến năm 2020: Giữ nguyên mô hình bệnh viện đa khoa huyện. Những đơn vị hành chính cấp huyện mới thành lập thì thống nhất mô hình Trung tâm Y tế có giường bệnh vừa làm chức năng khám, chữa bệnh; Y tế dự phòng và quản lý hoạt động Trạm Y tế. Phấn đấu 50% số đơn vị đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hạng 2, số còn lại đạt hạng 3.
57