Đánh giá chung về mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An đến

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 - 2025 (Trang 41)

người, tuyến tỉnh có 3.021 người, tuyến huyện có 3.149 người, tuyến xã có 3.237 người. Trong đó: Bác sĩ: 1.728 người; Dược sĩ Đại học: 205 người.

Nhìn chung, tình hình cán bộ trong ngành y tế chưa đảm bảo cả về số lượng, cơ cấu trình độ giữa các tuyến y tế và giữa các vùng, miền. Ở miền núi thiếu trầm trọng đội ngũ bác sỹ và dược sỹ đại học.

2.2.5. Đánh giá chung về mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An đến năm 2013 năm 2013

Nhìn chung, mạng lưới khám, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế được mở rộng. Từ 515 cơ sở khám, chữa bệnh (năm 2006) đến nay đã có 532 cơ sở khám, chữa bệnh công lập và trên 300 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Vì vậy, người dân được tiếp cận và lựa chọn các dịch vụ y tế thuận lợi. Tỷ lệ người ốm được chăm sóc về y tế đã tăng lên nhanh chóng. Nhân dân ở hầu hết

36

các vùng, nhất là miền núi đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn; tình hình sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện. Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị đã được triển khai ở bệnh viện đa tuyến tỉnh góp phần đáng kể nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y dược học cổ truyền được củng cố, 100% bệnh viện huyện có khoa ( hoặc Tổ) y học cổ truyền, 60% Trạm Y tế có cán bộ y học cổ truyền.

Tuy nhiên, tình trạng quá tải bệnh nhân đang tạo nên sức ép cho các bệnh viện tuyến tỉnh và các bệnh viện công lập nói chung. Nguyên nhân cơ bản là do tỷ lệ giường bệnh/vạn dân còn ở mức thấp, bên cạnh đó là tình trạng xuống cấp của các bệnh viện tuyến huyện, nhu cầu khám, chữa bệnh với yêu cầu chất lượng cao và đa dạng của người dân ngày càng tăng.

Tình trạng phát triển tự phát của các bệnh viện, đặc biệt là hệ thống bệnh viện tư nhân làm cho công tác quản lý bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tăng cao, chính vì vậy cần phải có quy hoạch để hệ thống bệnh viện phát huy được hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

2.2.5.1. Những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2011-2013

- Phát triển các dịch vụ khám, chữa bệnh đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh một cách thuận lợi với chất lượng ngày càng cao

+ Khám, chữa bệnh tuyến tỉnh:

Hầu hết đã triển khai các kỹ thuật tuyến theo danh mục phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế quy định. Một số bệnh viện tuyến tỉnh đã triển khai thực hiện >65% các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị thuộc tuyến Trung ương ở tất cả các chuyên khoa thuộc lĩnh vực (kể cả khám, chữa bệnh trẻ em), đi đầu là: Bệnh viện HNĐK tỉnh; Bệnh viện Sản - Nhi và Bệnh viện Ung bướu.

37

Một số kỹ thuật cao về lâm sàng được triển khai trong giai đoạn 2011- 2013, như: Cắt u lành thực quản; Tạo hình thực quản (do ung thư và bệnh lành tính); Cắt bỏ thực quản có hay không kèm các tạng khác tạo hình ngay; Cắt túi thừa thực quản ngực; Lase quang đông điều trị các bệnh vừng mạc (1 lần /1 mắt); Phẫu thuật cắt thực quản qua nội soi ngực và bụng; Can thiệp mạch tim, mạch não; Phẫu thuật thần kinh, sọ não; Phẫu thay khớp hỏng, khớp gối, Phẫu thuật tim mạch, lồng ngực; Phẫu thuật nội soi tán sỏi mật, sỏi thận; phẫu thuật ung thư; Hóa trị liệu ung thư; đốt u gan bằng sóng cao tần,...

Một số kỹ thuật cao về cận lâm sàng đã được triển khai trong giai đoạn 2011 – 2013: Chụp mạch tim, mạch não bằng số hóa xóa nền; Nội soi khớp; Nội soi khí phế quản; Xét nghiệm CPR; Xét nghiệm định danh vi khuẩn; Xét nghiệm làm khí máu; Định lượng virus HBV; Mạch ký huỳnh quang nhãn khoa (chụp mạch huỳnh quang đáy mắt); Chẩn đoán vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR; Định lượng virus viêm gan C (sử dụng để theo dõi điều trị); Test nhanh Rubella.

Số lượng bệnh nhân đến khám tăng gấp 3 lần và bệnh nhân nội trú tăng 2 lần so với năm 2010.

Có đủ năng lực để đào tạo và hỗ trợ về chuyên môn cho tuyến trước. + Khám, chữa bệnh tuyến huyện:

Đã triển khai thực hiện >75% kỹ thuật tuyến huyện theo danh mục phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế quy định. Một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả một số kỹ thuật chẩn đoán và điều trị thuộc tuyến tỉnh, như: Phẫu thuật phaco, phẫu thuật nội soi ổ bụng; Xét nghiệm khí máu,.. đi đầu là các Bệnh viện đa khoa: Nghi Lộc, Thành phố Vinh, Yên Thành, Thanh Chương, Diễn Châu và Nam Đàn.

+ Khám, chữa bệnh tuyến xã:

Đã triển khai thực hiện 70% danh mục kỹ thuật tuyến xã theo quy định của Bộ Y tế. Trên 80% Trạm Y tế tổ chức khám chữa bệnh BHYT. Các xã đạt

38

Tiêu chí Quốc gia về y tế, cơ sở vật chất và các dịch vụ của Trạm Y tế được cải thiện đáng kể góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế trên địa bàn cấp xã.

- Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, bao gồm các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập

Phát triển hệ khám, chữa bệnh công lập theo quy hoạch được duyệt, phát triển kỹ thuật chuyên khoa sâu, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao của nhân dân

Tuyến tỉnh: Đã thành lập một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa có giường bệnh.

+ Thành lập 02 Bệnh viện đa khoa khu vực (Tây Bắc và Tây Nam), trong đó Bệnh viện ĐKKV Tây Bắc quy mô 260 giường, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật bệnh viện hạng I; Bệnh viện ĐKKV Tây Nam quy mô 150 giường.

+ Thành lập Bệnh viện Nội Tiết, quy mô 150 giường trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Nội Tiết tỉnh, phát triển đầy đủ chuyên môn của bệnh viện hạng II chuyên khoa.

+ Thành lập Bệnh viện Ung Bướu, quy mô 500 giường. Triển khai cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trong khuôn viên Bệnh viện HNĐK tỉnh, quy mô hiện tại là 210 giường bệnh, vừa thu dung điều trị bệnh nhân vừa tuyển chọn cán bộ đào tạo kỹ thuật chuyên sâu.

+ Thành lập Bệnh viện Mắt Nghệ An, quy mô 100 giường tại địa điểm mới xã Nghi Phú trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Mắt Nghệ An.

+ Thành lập Bệnh viện Sản - Nhi: Trên cơ sở sáp nhập bệnh viện Nhi - Khoa sản bệnh viện HNĐK tỉnh, phát triển thành Bệnh viện Sản - Nhi hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật bệnh viện hạng I với quy mô 600 giường bệnh, quy mô hiện tại là 320 giường bệnh (Sau năm 2012, tiếp quản cơ sở vật chất của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh hiện nay).

39

+ Thành lập Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình 200 giường trên cơ sở nâng cấp, mở rộng khoa Chấn thương Bệnh viện HNĐK tỉnh, quy mô hiện tại là 65 giường bệnh (sau năm 2012, tiếp quản cơ sở vật chất của Bệnh viện Nhi hiện nay).

+ Thành lập Bệnh viện đa khoa thực hành Trường Đại học Y khoa Vinh trên cơ sở nâng cấp, mở rộng Phòng khám đa khoa của trường.

+ Thành Lập Trung tâm Huyết học - Truyền máu 50 giường, đầu tư phát triển kỹ thuật chuyên sâu (gắn với Bệnh viện HNĐK tỉnh) làm nhiệm vụ hỗ trợ lĩnh vực huyết học và truyền máu cho các đơn vị khám chữa bệnh trong tỉnh (hiện tại Trung tâm có 20 giường bệnh).

+ Thành Lập Trung tâm Giám định Pháp y - Tâm thần 15 giường, đầu tư phát triển kỹ thuật chuyên sâu (trước mắt gắn với Bệnh viện Tâm thần).

Tuyến huyện: Thành lập Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn, quy mô 80 giường bệnh (vừa đảm bảo chức năng phòng bệnh vừa khám chữa bệnh và quản lý nhà nước hoạt động y tế xã), hiện tại Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn có quy mô 70 giường bệnh.

- Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh ngoài công lập (tư nhân)

Ngoài 8 Bệnh viện đa khoa tư nhân (Bệnh viện 115, Thái An, Thành An, Cửa Đông, Đông Âu, Phủ Diễn, Minh Hồng, Mắt Sài Gòn) với tổng số 539 giường bệnh. Trong năm 2012 đã thành lập Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thái Thượng Hoàng với quy mô 50 giường bệnh.

Một số bệnh viện đang xây dựng, gồm: Bệnh viện Phụ sản Vinh - Sài Gòn quy mô 400 giường, Bệnh viện Đa khoa Thịnh Sơn quy mô 100 giường (Đô Lương), Bệnh viện Đa khoa Minh Hợp quy mô 100 giường (Quỳ Hợp), Bệnh viện đa khoa Minh An quy mô 135 giường (Quỳnh Lưu) ... Dự kiến các bệnh viện này sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2013-2014.

Số lượng các cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh tư nhân ở tỉnh Nghệ An phát triển nhanh trở thành điển hình của cả nước, tạo điều kiện cho mọi

40

người dân được tiếp cận và lựa chọn các dịch vụ khám, chữa bệnh một cách thuận tiện, góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập.

- Củng cố và phát triển khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyển từ tỉnh đến huyện, xã

Đến nay đã có 70,6% bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa hoặc tổ y học cổ truyền, trên 80% số Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có cán bộ làm công tác y học cổ truyền (hợp đồng y sỹ đông y, lương y, lương dược làm việc tại Trạm Y tế).

41

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu

(Nguồn: Sở Y tế Nghệ An) TT Chỉ tiêu chủ yếu Mục tiêu đến năm 2015 Kết quả thực hiện năm 2010 Kết quả thực hiện năm 2013 Nhận định kết quả đến năm 2015

1 Giường bệnh/vạn dân (không kể gb TYT xã và gb bệnh viện Bộ, ngành, TW đóng trên địa bàn.

25 17,3 22 Đạt

- Trong đó giường bệnh tư nhân 4 1,82 2,7 Đạt

2 Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện được các kỹ thuật theo danh mục phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.

90% 56% >75% Đạt

3 Bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, bảo đảm đủ điều kiện xử lý chất thải.

100% 14,5% 48,7% Khó đạt

4 Các cơ sở khám, chữa bệnh phải tự kiểm soát chất lượng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ y tế. 100% 0 7,7% (3/39) Không thể đạt 5 Số lần khám bệnh bình quân lần/người/năm. 4 2,8 3,5 Đạt

6 Bệnh viện tuyến tỉnh có kho thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).

100% 0 0 Không

thể đạt

7 Bệnh viện tuyến huyện có kho thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt

bảo quản thuốc (GSP). 70%

0 0 Không

thể đạt

8 Các bệnh viện Đa khoa tuyến

huyện có khoa hoặc tổ YHCT. 100% 41,2% 70,6% Đạt

9 Tỷ lệ Trạm Y tế triển khai thực

hiện khám, chữa bệnh BHYT tại xã 80% 69% 100% Đạt

10 Số lượng các Bệnh viện Đa khoa,

42

2.2.5.2. Nguyên nhân đạt được những kết quả trên

Tỉnh Nghệ An đã củng cố và phát triển một bước hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện theo quy hoạch được duyệt. Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật gây ra. Tỉnh đã thực hiện:

- Phòng chống dịch chủ động, tích cực, không để dịch lớn xảy ra.

- Kiểm soát, khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm, gây dịch, nhất là các dịch bệnh mới phát sinh.

- Khống chế số người nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn trong các năm sau.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát An toàn vệ sinh thực phẩm: Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm.

- Đã từng bước xây dựng, củng cố và sắp xếp lại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập theo địa bàn dân cư và phân tuyến kỹ thuật phù hợp với khả năng phát triển. Các đơn vị chuyên môn y tế được quản lý theo ngành, bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các tuyến.

- Đã củng cố một bước mạng lưới lưu thông, phân phối thuốc chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, phát triển và nâng cao chất lượng cung cấp thuốc theo tiêu chuẩn GDP (thực hành tốt phân phối thuốc); GPP (thực hành tốt nhà thuốc). Tỉnh Nghệ An đã có Nhà máy sản thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt theo tiêu chuẩn GMP - WHO.

- Hoạt động khám, chữa bệnh ở các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị trong ngành ngày càng được cải thiện cả về chuyên môn, kỹ thuật, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế.

- Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

43

- Triển khai các dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải 14 bệnh viện bằng các nguồn vốn khác nhau, góp phần cải thiện tình trạng bức xúc về xử lý nước thải trong các bệnh viện công lập.

- Các bệnh viện đã đầu tư cử những người có chuyên môn, trình độ cao sang các nước bạn có nền y học phát triển như Nhật Bản, Singapore... để học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới để phục vụ cho sự phát triển của nền y tế của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.

- Các khoa, phòng trong mỗi bệnh viện đã tổ chức những cuộc trò chuyện cùng với cán bộ nhân viên y tế để bàn về vấn đề nâng cao y đức và cải thiện thái độ phục vụ người bệnh. Bởi thái độ phục vụ của cán bộ y tế có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh tật của người bệnh. Khi người dân nhận được sự quan tâm và sự động viên chân thành từ cán bộ y tế, họ sẽ yên tâm điều trị bệnh và bệnh cũng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn và ngược lại. Nếu như thái độ phục vụ của cán bộ y tế không tốt sẽ có thể kéo theo hậu quả là bệnh tình của người bệnh càng nặng thêm. Chính vì vậy, các bệnh viện của tỉnh Nghệ An đã rất chú trọng đến việc cải thiện thái độ phục vụ người bệnh cho cán bộ y tế trong những năm qua.

2.2.5.3. Những tồn tại và hạn chế

- Tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật còn thiếu ở một số đơn vị hành chính

Thiếu Trạm Y tế cho khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp hoặc nhà máy có từ 500 công nhân trở lên (mỗi TYT có 03 - 04 cán bộ y tế, trong đó có 01 bác sỹ phục vụ).

+ Tuyến huyện:

Theo đơn vị hành chính thì hiện còn 03 huyện, thị chưa thành lập bệnh viện đa khoa hoặc Trung tâm Y tế có giường bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) là: Huyện Con Cuông, Thị xã Thái Hòa (Huyện Nghĩa Đàn) và Thị xã

44

Hoàng Mai (Huyện Quỳnh Lưu) (trung bình 01 giường bệnh tuyến huyện phục vụ từ 1.400 đến 1.500 dân).

+ Tuyến tỉnh:

Chưa hình thành một số Bệnh viện, Trung tâm chuyên khoa theo quy hoạch được duyệt, như: Bệnh viện Đông y (hoàn chỉnh cao cấp); Bệnh viện Tai – Mũi – Họng quy mô 50 giường; Bệnh viện Da liễu quy mô 50 giường; Trung tâm Tim mạch quy mô 100 giường (gắn với Bệnh viện HNĐK tỉnh).

- Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng bệnh viện mới còn chậm, làm ảnh hưởng chung đến tiến độ tiếp quản cơ sở vật chất của một số bệnh viện theo quy hoạch được duyệt

Tiến độ xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường, chậm trên 02 năm so với kế hoạch do thiếu nguồn vốn (theo kế hoạch đưa vào sử dụng trong năm 2012), đã ảnh hưởng trực tiếp tác động đến việc di chuyển của Bệnh viện Sản - Nhi và Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình.

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 - 2025 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)