Định hướng phát triển một số loại hình và sản phẩm du lịch gắn vớ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch hoa ở Hà Nội (Trang 83)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Định hướng phát triển một số loại hình và sản phẩm du lịch gắn vớ

gắn với hoa

Đối với những du khách yêu hoa, họ có thể đi tham quan một làng hoa, tham dự một lễ hội hoa, hay nghiên cứu tìm hiểu các loài hoa trong tự nhiên… nhƣng đích đến cuối cùng vẫn là hoa. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu của du khách, việc đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch trên cơ sở nguồn tài nguyên hoa là vô cùng quan trọng. Định hƣớng phát triển một số loại hình du lịch gắn với hoa sẽ giúp gợi mở phần nào điều này.

Du lịch tham quan

Gắn với tài nguồn tài nguyên hoa thì đây là loại hình du lịch phổ biến nhất không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia có du lịch hoa phát triển. Tại Hà Nội, loại hình du lịch tham quan các làng hoa cũng đã đƣợc đƣa vào khai thác phục vụ du khách. Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập ở chƣơng 2, hiện trạng phát triển loại hình du lịch này còn đơn điệu, nhàm chán. Nội dung chƣơng trình tham quan cũng chỉ là để du khách tự ngắm hoa rồi chụp hình… các dịch vụ khác gần nhƣ không có gì. Chính vì lý do đó nên các sản phẩm du lịch hình thành trên cơ sở loại hình này thiếu sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa, công tác xúc tiến cho loại sản phẩm này không đƣợc đầu tƣ đúng mức. Do vậy, càng khiến cho sản phẩm trở nên quá xa lạ đối với du khách.

Để có một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh tại các làng hoa, ngoài yếu tố cốt lõi là nguồn tài nguyên hoa phong phú, bản thân tại các làng hoa cần phải đa dạng hơn nữa các loại hình dịch vụ, để sản phẩm hoa thêm phần hấp dẫn. Đó có thể là dịch vụ hƣớng dẫn giới thiệu cho du khách về quy trình sản xuất hoa, về nguồn gốc và đặc điểm một số loài hoa tiêu biểu đang đƣợc ngƣời dân canh tác… Hoặc có thể mở dịch vụ cho thuê những khoảnh đất nhỏ để du khách đƣợc tự tay trồng, chăm sóc các cây hoa dƣới sự hƣớng dẫn của những ngƣời nông dân. Các dịch vụ ăn uống với các món ăn độc đáo, bổ dƣỡng chế

biến từ các sản phẩm của hoa. Một dịch vụ khác đang rất đƣợc quan tâm, đặc biệt là các chị em phụ nữ, đó là dịch vụ spa, tắm hơi, chăm sóc sắc đẹp bằng các liệu pháp từ hoa. Các làng hoa, đặc biệt là các làng hoa ngoại thành Hà Nội, luôn hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, không khí trong lành, địa điểm này rất lý tƣởng cho việc hội họp bạn bè, cắm trại, hay tổ chức tiệc cƣới… Rất nhiều các vƣờn hoa nổi tiếng trên thế giới đã khai thác thành công các dịch vụ này. Họ không chỉ biến những vƣờn hoa này thành điểm tham quan mà còn biến nơi đây thành nơi cung cấp những dịch vụ đặc trƣng mà những nơi khác không thể có.

Nhƣ vậy, tại các làng hoa sản phẩm nông nghiệp không chỉ là yếu tố hữu hình nhƣ hoa mà còn là những giá trị nhân văn khác do hoa mang lại, chẳng hạn nhƣ bầu không khí trong lành, sự thƣ thái mà chúng ta không dễ gì có đƣợc ở các khu đô thị. Rõ ràng khi đã có một nguồn khách ổn định hay lui tới, ngƣời nông dân lúc này không chỉ khai thác đƣợc giá trị kinh tế của những gốc hoa, mà còn tận dụng đƣợc cả những ý nghĩa tinh thần vô giá từ hoa để đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí của du khách.

Du lịch làng nghề trồng hoa

Tại cùng một điểm đến tƣơng đồng về đặc điểm tài nguyên, có thể hiện thực hóa nhu cầu của du khách bằng rất nhiều các loại hình du lịch khác nhau dựa trên việc đáp ứng các nhu cầu đó và biểu hiện ra bởi phƣơng thức tổ chức chuyến đi của du khách. Đây là cơ sở để có thể phát triển loại loại hình du lịch làng nghề nông nghiệp, bên cạnh du lịch làng nghề thủ công mỹ nghệ vốn đã nổi tiếng của Hà Nội - du lịch làng nghề trồng hoa.

Khác với hình thức du lịch tham quan đơn thuần, điều hấp dẫn khách du lịch ở các làng nghề trồng hoa này không chỉ bởi những bông hoa, mà còn chính là ở việc du khách có thể trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình tạo nên những sản phẩm và trải nghiệm cùng ngƣời dân địa phƣơng. Do

vậy, điều quan trọng là cần tạo nên những sản phẩm du lịch thật cụ thể để hấp dẫn du khách. Một tour du lịch “trải nghiệm cùng ngƣời dân làng lúa - làng hoa” sẽ giúp du khách có cái nhìn xuyên xuyết về lịch sử hình thành và phát triển của các làng hoa Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử. Các làng hoa mới hình thành ở khu vực ven đô sẽ là điểm dừng chân cuối cùng giúp du khách thực sự có đƣợc những trải nghiệm thú vị trong vai trò một ngƣời dân của làng hoa. Tại đây, du khách sẽ đƣợc tự tay cuốc đất, vun luống, ƣơm mầm cho một số loài hoa dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời dân. Trong quá trình làm việc, du khách cũng sẽ đƣợc giới thiệu cụ thể về quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch những bông hoa này. Đối với một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quy trình tham gia của du khách có thể cho ra đời một sản phẩm cụ thể trong khoảng thời gian ngắn, thì với đặc thù của nghề trồng hoa, sản phẩm không thể tạo ra trong “ngày một, ngày hai”, do vậy để giúp du khách có thể hình dung ra quy trình sản xuất này, thì trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch cần phân chia thành các công đoạn trong quá trình sản xuất để du khách đồng thời đƣợc trải nghiệm tất cả trong cùng một chuyến đi. Công đoạn gieo trồng, du khách sẽ đƣợc tự tay cuốc đất, gieo hạt/ trồng cây. Công đoạn chăm sóc sẽ đƣợc tiến hành trên những luống hoa đang trong thời kỳ phát triển, ở công đoạn này, du khách sẽ đƣợc giới thiệu về quy trình cũng nhƣ những kinh nghiệm chăm sóc đối với từng loài hoa cụ thể. Và cuối cùng ở công đoạn thu hoạch sản phẩm, tự tay du khách sẽ đƣợc chọn những bông hoa đẹp nhất nhƣ là phần thƣởng cho quá trình lao động của mình.

Du lịch nông nghiệp (gắn với các trang trại trồng hoa tương lai

tại vùng đệm xung quanh chân núi Ba Vì)

Đây là một hình thức tổ chức du lịch đã tƣơng đối phát triển trên thế giới. Điểm chung của loại hình du lịch này là đƣợc thực hiện ở những vùng nông trại nông thôn. Đây có thể xem là một hình thức xuất khẩu hàng hóa

nông nghiệp tại chỗ rất hiệu quả. Hơn nữa loại hình du lịch này còn giúp phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con ngừời giữa các vùng đô thị và nông thôn. Chính do tầm quan trọng về mặt xã hội cũng nhƣ kinh tế nên hoạt động Du lịch Nông nghiệp rất đƣợc coi trọng và đã đƣợc luật hóa ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới.

Tại Việt Nam, một quốc gia nông nghiệp với hơn 80% ngƣời dân sống tại khu vực nông thôn, tuy nhiên du lịch nông nghiệp lại là một khái niệm quá xa lạ. Những năm gần đây, một số địa phƣơng của nƣớc ta trong đó có Hà Nội cũng đã triển khai loại hình du lịch này và bƣớc đầu đã có những tín hiệu khả quan. Trong Nghị quyết 12/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc thông qua quy hoạch phát triển du lịch Thành phố đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 cũng đã chỉ rõ du lịch nông nghiệp là một trong số những sản phẩm du lịch đƣợc ƣu tiên phát triển trong thời gian tới, “du lịch nông nghiệp phát triển ở các vùng ngoại thành, bổ sung hỗ trợ

cho các chương trình du lịch nội đô”. Ngay cả trong nội dung quy hoạch phát

triển du lịch theo không gian lãnh thổ với các cụm du lịch trọng điểm, thì cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, các sản phẩm du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng cuối tuần và sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng luôn dành đƣợc sự quan tâm.

Hà Nội sau khi mở rộng địa giới, một vùng đất quan trọng không thể không đề cập đến trong bản đồ du lịch đó là vùng núi Ba Vì. Hiện tại, thì loại hình du lịch nông nghiệp đã đƣợc triển khai tại đây. Đó là các tour tham quan một số trang trại: trang trại chăn nuôi bò sữa, trang trại trồng chè… và trong một tƣơng lai không xa, đó có thể là những trang trại trồng hoa. Hiện tại, ở đây cũng đã có trang trại An Thái - nơi đƣợc ví nhƣ một góc của Đà Lạt dƣới chân đỉnh Ba Vì quanh năm mây phủ. Tại đây rất nhiều giống hoa, cây cảnh, cây ăn quả đã đƣợc những kỹ sƣ nông nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam chăm sóc. Và trong một tƣơng lai không xa nơi đây có thể sẽ có

thêm nhiều trang trại chuyên canh hoa chất lƣợng cao đƣợc đầu tƣ xây dựng. Ý tƣởng này, một mặt sẽ giúp Hà Nội có thêm nguồn cung ứng hoa cắt cành, mặt khác làm gia tăng giá trị cho một điểm đến du lịch vốn đã đƣợc nhiều du khách biết đến. Và nếu thành công thì trong tƣơng lai Hà Nội sẽ có thêm một điểm du lịch hoa hấp dẫn - nơi mà tài nguyên hoa sẽ là đối tƣợng của loại hình du lịch nông nghiệp trang trại đã và đang phát triển tại đây.

Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái gắn với nguồn tài nguyên hoa tại Hà Nội có thể phát triển theo hai hƣớng, thứ nhất đó là các tour sinh thái tự nhiên gắn với nguồn tài nguyên hoa tại khu vực vƣờn quốc gia Ba Vì, thứ hai là các tour sinh thái nhân văn - làng nghề gắn với các làng nghề trồng hoa tại Hà Nội.

Đối với các tour sinh thái tự nhiên gắn với tài nguyên hoa tại vƣờn quốc gia Ba Vì thì cần có một định hƣớng xây dựng và phát triển rõ ràng. Du lịch sinh thái tại đây đa phần hình thành dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có, chƣa đi vào chiều sâu. Do vậy, phát triển loại hình sinh thái tự nhiên gắn với hoa sẽ là một hƣớng đi đúng đắn để đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho vƣờn quốc gia Ba Vì, giúp nơi này không chỉ có sắc xanh của cỏ cây mà còn có thêm những thảm màu rực rỡ của hoa. Trong tƣơng lai, tại vƣờn quốc gia có thể quy hoạch một diện tích nhất định (không thuộc khu vực bảo vệ nghiêm ngặt) dành cho việc trồng hoa, để du khách đến đây, bốn mùa đều đƣợc chiêm ngƣỡng các loài hoa khác nhau. Sẽ xây dựng một “lịch hoa” (Flower Calender) cụ thể cho nơi này giúp du khách hoàn toàn chủ động thời gian khi tham quan. Nếu sản phẩm du lịch này nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ thích đáng chắc chắn sẽ là một trong những sản phẩm hấp dẫn du khách tại vƣờn quốc gia Ba Vì. Tuy nhiên, vấn đề đặt là, vì các hoạt động du lịch diễn ra tại nơi có hệ sinh thái còn bảo tồn khá tốt nên mọi tác động từ phía du khách đều có thể làm ảnh hƣởng xấu đến hệ sinh thái tự nhiên, do vậy việc ngắm nhìn, tìm hiểu

hay nghiên cứu về các loài hoa, du khách cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Có nhƣ vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững cho hệ sinh thái tự nhiên nơi đây.

Du lịch sinh thái nhân văn - làng nghề là một trong những mô hình làng sinh thái phục vụ du lịch góp phần xây dựng nông thôn mới theo hƣớng phát triển bền vững hiện nay. Mô hình này đã đƣợc triển khai rộng rãi ở nhiều làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống của cộng đồng địa phƣơng, cũng nhƣ việc nâng cao ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Tuy nhiên, mô hình này mới chỉ dừng lại ở các làng nghề thủ công, còn tại những làng nghề nông nghiệp gắn với nghề trồng hoa lâu năm của Hà Nội thì dƣờng nhƣ mô hình này chƣa từng đƣợc thí điểm. Ngƣời dân tại các làng hoa thì từ lâu vẫn tiếp đón khách du lịch từ khắp nơi đến tham quan, bản thân họ cũng chƣa có ý thức về việc “làm du lịch” của mình. Hơn nữa, do hạn chế về mặt nhận thức nên việc khai thác các tiềm năng sẵn có tại đây để phục vụ khách du lịch còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nếu mô hình du lịch sinh thái nhân văn – làng nghề đƣợc áp dụng tại đây chắc chắn đáng nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức, tƣ duy của những ngƣời nông dân, giúp họ chủ động thích nghi với những thay đổi trong sản xuất, hƣớng đến một nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan sinh thái và sức khỏe con ngƣời.

Du lịch lễ hội hoa (Festival hoa)

Hà Nội cũng có một sự kiện lớn gắn với những bông hoa đƣợc tổ chức hàng năm, đó là Festival hoa. Đây đƣợc đánh giá là một sự kiện văn hóa - du lịch tiêu biểu của năm. Sự kiện này qua bốn kỳ tổ chức cũng đã gặt hái đƣợc những thành công nhất định, góp phần không nhỏ cho việc quảng bá du lịch Hà Nội. Loại hình này đã đƣợc nhiều công ty lữ hành quan tâm và xây dựng

thành sản phẩm cụ thể chào bán cho du khách. Tuy nhiên, một hạn chế lớn của Festival hoa Hà Nội đó là chƣa làm nổi bật đƣợc tiềm năng du lịch hoa của thủ đô, cũng nhƣ chƣa chỉ ra đƣợc một loài hoa đặc trƣng của riêng Hà Nội. Lễ hội là nơi vẻ đẹp của những bông hoa đƣợc tôn vinh, đặc biệt là những bông hoa đƣợc vun trồng từ chính mảnh đất này, đƣợc chăm sóc bởi chính bàn tay của những con ngƣời nơi đây. Vậy nên, hơn lúc nào hết thông qua lễ hội cần giới thiệu đến du khách những làng hoa của Hà Nội bằng chính những sản phẩm du lịch độc đáo và đặc sắc. Hành trình khám phá “nét hoa” của Hà Nội qua việc tìm về với những làng hoa xƣa và cả những làng hoa mới hình thành ở khu vực ven đô trong khoảng 20-30 năm trở lại đây sẽ là một minh chứng cụ thể giúp du khách hiểu hơn về nét văn hóa thanh lịch của ngƣời Hà Nội, dù qua bao thăng trầm, biến cố song ngƣời Hà Nội, hoa vẫn là thứ không thể thiếu trong đời sống thƣờng ngày

Du lịch chữa bệnh

Du lịch chữa bệnh là hoạt động du lịch có mục đích, nhằm phục hồi và gia tăng sức khỏe cho du khách trên cơ sở kết hợp với các hoạt động tham quan khác thƣờng có trong các chƣơng trình du lịch đƣợc xây dựng. Du lịch chữa bệnh gắn với hoa, trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên là các loài hoa, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan đến sức khỏe phục vụ nhu cầu hồi phục tăng cƣờng sức khỏe của du khách. Du lịch chữa bệnh có thể nhằm mục đích trị bệnh, phòng bệnh, hay giúp từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe… Du lịch chữa bệnh gắn với hoa thƣờng gắn với mục đích làm đẹp, xả stress bằng các hoạt động nhƣ spa chăm sóc da, chăm sóc cơ thể, thƣ giãn đầu óc… Hình thức này rất tốt cho sức khỏe của khách sau một hành trình tham gia các hoạt động du lịch, thƣờng đƣợc thực hiện nhƣ một nội dung trong lịch trình của chuyến đi. Ví dụ, khách đi du lịch ở Sapa thƣờng sử dụng dịch vụ tắm thuốc lá của ngƣời Dao đỏ, khách đến

Nha Trang sau khi thăm tháp bà Ponarga thƣờng đến tắm bùn ở suối khoáng Tháp Bà… Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn Hà Nội, nhiều công ty du lịch lớn (Hana tour, Huong Duong travel…) khi đón khách Nhật hay Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch hoa ở Hà Nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)