Hiện trạng chính sách cho phát triển du lịch hoa Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch hoa ở Hà Nội (Trang 64)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Hiện trạng chính sách cho phát triển du lịch hoa Hà Nội

Năm 2010, diện tích canh tác hoa, cây cảnh của Hà Nội khoảng 2.009 ha, chiếm khoảng 1,3% diện tích đất nông nghiệp của thành phố, trong đó có 68,9% diện tích tại 18 xã của 5 quận, huyện (Từ Liêm: 631,5 ha; Mê Linh: 464,5 ha; Tây Hồ: 212,5 ha; Đan Phƣợng: 104,1 ha và Thƣờng Tín: 130,8 ha). Còn lại là các diện tích trồng phân tán tại các xã, phƣờng, sản xuất nhỏ lẻ, một số mới đƣợc chuyển đổi từ diện tích các cây trồng kém hiệu quả hoặc sản xuất một vụ trong năm.

Tuy nhiên về vấn đề ứng dụng trong sản xuất, cho đến nay Hà Nội vẫn chƣa có hệ thống cung ứng giống hoa chất lƣợng cao. Những giống hoa đang trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phƣơng pháp nhân giống truyền thống

(gieo từ hạt, trồng từ củ, mầm, nhánh). Các phƣơng pháp này dễ ứng dụng, giá thành cây giống thấp, nhƣng chất lƣợng giống không cao, dễ bị thoái hóa làm giảm chất lƣợng hoa. Vì vậy Hà Nội thiếu giống hoa đẹp, chất lƣợng cao.

Để du lịch hoa có cơ hội phát triển, không thể không quan tâm đến ngành trồng hoa, cũng nhƣ việc phục hồi các làng hoa cây cảnh truyền thống. Trên thế giới ở một số nƣớc có du lịch hoa phát triển: Hà Lan, Nhật Bản…thì ngành trồng hoa luôn giữ vai trò chủ đạo, đồng thời là cơ sở để xây dựng các sản phẩm du lịch liên quan đến hoa. Nắm bắt đƣợc đòi hỏi này, nhiều đề án nhằm phát triển hoa, cây cảnh ra đời. Tuy mục tiêu ban đầu của đa số các đề án chỉ là để “phục vụ nhu cầu ngƣời tiêu dùng, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống ngƣời nông dân”[19,tr2], song một cách gián tiếp, vô hình chung nó lại tạo ra những điều kiện “cần” cho du lịch hoa phát triển. Và nếu có thêm sự quan tâm thích đáng của ngành du lịch thì chắc chắn sẽ đảm bảo cả điều kiện “đủ” để du lịch hoa thực sự có thêm cơ hội để phát triển trong tƣơng lai.

Tiêu biểu nhất phải kể đến đề án: “Phát triển sản xuất hoa, cây cảnh

thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2016”. Theo đề án, đến năm 2016, Hà Nội

phấn đấu diện tích sản xuất hoa, cây cảnh đạt khoảng 2.165 ha canh tác với tốc độ mở rộng các vùng sản xuất mới là 60-80 ha/năm; Tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 5-10% năng suất và giá trị sản xuất hoa, cây cảnh; Tập trung phát triển sản xuất các loại hoa giá trị kinh tế cao, đến 2016 đạt 400ha. Bên cạnh đó, thành phố xác định vùng sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 2012- 2016 đƣợc quy hoạch tại các vùng sản xuất nông nghiệp của các địa phƣơng, tập trung ở các quận, huyện: Mê Linh, Từ Liêm, Đông Anh, Tây Hồ, Thƣờng Tín, Đan Phƣợng…, ƣu tiên phát triển các chủng loại hoa giá trị kinh tế cao

nhƣ: Hoa Hồng, LiLy, Lan, Đào. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng các mô hình hộ, trang trại sản xuất hoa đại trà và hoa giá trị kinh tế cao.

Tổng vốn đầu tƣ thực hiện Đề án giai đoạn 2012-2016 khoảng 971.000 triệu đồng (trong đó, kinh phí từ Ngân sách Nhà nƣớc dự kiến khoảng 29% chi hỗ trợ và đƣợc đầu tƣ theo chính sách quy định của Trung ƣơng, Thành phố). Đề án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ quan chủ trì thực hiện.

Trƣớc đó, vào năm 2004, UBND TP Hà Nội cũng đã phê duyệt: “Dự án

xây dựng khu trồng hoa hàng hóa tập trung Tây Tựu” với tổng kinh phí hơn

100 tỷ đồng. Đây là một trong số các dự án nhằm cứu vãn các làng hoa của Hà Nội trong cơn lốc đô thị hóa. Dự án cũng kỳ vọng, thủ đô Hà Nội sẽ có một “công viên hoa” vừa hiện đại, vừa giữ đƣợc nét đẹp truyền thống của một làng hoa lâu đời.

Dự án nằm trọn vẹn trong địa giới xã Tây Tựu và một phần thuộc xã Liên Mạc với tổng diện tích 526ha, gồm nhiều tiểu dự án nhƣ: Quy hoạch, đầu tƣ xây dựng hệ thống điện, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi, các dự án về khuyến nông nhƣ tổ chức tập huấn, hỗ trợ, triển khai các giống mới cho nông dân vùng hoa. Đặc biệt, dự án dành ra 10ha để thực hiện phần quan trọng nhất, đƣợc coi là điểm nhấn để nâng tầm cho cả vùng hoa, biến Tây Tựu trở thành "Công viên hoa" giữa lòng thành phố, là tiểu dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo quản hoa.

Có thể nói, phần lớn các quốc gia có du lịch hoa phát triển đều là các quốc gia có ngành trồng hoa đƣợc ƣu tiên trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Do đó, tại Việt Nam, những chính sách nhằm phát triển ngành trồng hoa lại chính là công cụ gián tiếp thúc đẩy du lịch hoa phát triển. Tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện cần. Muốn có đƣợc những sản phẩm cụ thể của ngành du lịch

từ việc khai thác các giá trị từ hoa, hơn ai hết đòi hỏi sự đầu tƣ sáng tạo của nhũng ngƣời làm du lịch.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích nghề trồng hoa phát triển, trong thời gian qua một số đồ án quy hoạch phát triển du lịch ở những nơi có tiềm năng du lịch đặc thù có đề cập đến các phƣơng án về xây dựng các công viên hoa chuyên đề; phục hồi phát triển các làng hoa cây cảnh truyền thống; khuyến khích việc tổ chức các hội chợ hoa, lễ hội hoa nhƣ những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Festival hoa Hà Nội đƣợc tổ chức đều đặn vào các năm, từ năm 2009 là một minh chứng cụ thể cho hƣớng phát triển du lịch hoa ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch hoa ở Hà Nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)