Quy hoạch Thủ đô với các không gian xanh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch hoa ở Hà Nội (Trang 55)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Quy hoạch Thủ đô với các không gian xanh

Hà Nội là đô thị đã có quá trình phát triển hàng nghìn năm, lại đƣợc kế thừa yếu tố truyền thống về yêu thiên nhiên, thuận lợi về khí hậu nên đã tạo lập đƣợc hệ thống không gian xanh công cộng rất đặc trƣng.

Nếu nhƣ trƣớc giải phóng Thủ đô chỉ có Vƣờn Bách Thảo 20 ha và một số vƣờn hoa nhỏ với tổng diện tích gần 34 ha thì đến nay đã có nhiều công viên lớn nhƣ công viên Thống Nhất 54 ha, công viên Thủ Lệ 28 ha, công viên Tuổi trẻ 18 ha, công viên Nghĩa Tân 12 ha…

Trƣớc giải phóng Hà Nội có khoảng 16.000 cây bóng mát thì đến nay đã có 200.000 cây với 67 loại khác nhau. Toàn thành phố cả cây xanh tập trung và phân tán tƣơng ứng với 10.805,14 ha, chiếm 11,73% tổng diện tích đất tự nhiên.

Các chỉ số xanh theo thống kê là:

- Độ che phủ chung của cây xanh toàn thành phố là 11,7%. Nội thành có độ che phủ chung 7%, phân bố cũng không đồng đều, quận có độ che phủ thấp nhất là Hai Bà Trƣng (4,3%) và cao nhất là Thanh Xuân (13,3%). Ngoại thành có độ che phủ chung là 12,2%, phân bố không đều, huyện có độ che phủ cao nhất là Sóc Sơn (19%) và thấp nhất là Gia Lâm (6,8%).

- Số cây xanh bình quân/ngƣời: Toàn thành phố có số cây xanh bình quân/ngƣời là 4,7 cây/ngƣời, phân bố không đồng đều giữa nội thành và ngoại thành. Nội thành trung bình 0,3 cây/ngƣời, ngoại thành trung bình 9,7 cây/ngƣời.

- Diện tích công viên - vƣờn hoa/ngƣời toàn thành phố trung bình là 1,09m2/ngƣời; Cao nhất là quận Ba Đình (5,68m2/ngƣời), thấp nhất là quận Thanh Xuân (0,03m2/ngƣời). Các công viên - vƣờn hoa có diện tích lớn thƣờng tập trung ở các quận trung tâm.

Thực trạng nêu trên cho thấy các chỉ tiêu trên thấp hơn nhiều so với đô thị khác trên thế giới bởi vậy cần phải quan tâm nhiều hơn. Đây là yếu tố không chỉ có ý nghĩa về cải tạo vi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng, có giá trị về kinh tế, tạo cảnh quan đô thị mỹ quan, tạo điều kiện sống tốt mà còn là không quan nghỉ ngơi giải trí, tạo điều kiện thân thiện với đô thị và giao tiếp giữa các cƣ dân cộng đồng.

Không gian xanh công cộng trong quá trình đô thị hoá đã trở thành một trong những hợp phần quan trọng không thể thiếu trong quy hoạch phát triển đô thị, đặc biệt là trong quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo lập nét đặc trƣng của Hà Nội.

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã thể hiện rõ ý tƣởng về một không gian xanh đô thị - ý tƣởng về thành phố sinh thái. Theo Đồ án hành lang xanh, vành đai xanh, các nêm xanh, công viên là những đặc trƣng đô thị tƣơng lai trên nền truyền thống của đất kinh kỳ xƣa. Một không gian xanh mềm mại đƣợc hình thành ngay trong đô thị trung tâm và trải rộng ra toàn bộ khu vực nông thôn với hệ thống công viên kết nối liên hoàn cùng hệ thống cây xanh và sông, hồ sẽ đem đến cho Hà Nội một không gian mang đậm nét văn hóa truyền thống và phù hợp với sự phát triển của thành phố trong tƣơng lai.

Hành lang xanh gồm khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp... đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt để trở thành khu hậu cần phục vụ đô thị, giữ gìn cảnh quan và đảm bảo môi trƣờng sống. Vành đai xanh dọc sông Nhuệ là vùng đệm cách biệt giữa khu vực nội đô mở rộng với khu vực đô thị mở rộng phía Nam sông Hồng. Các nêm xanh là vùng đệm xanh phân cách các khu đô thị mới dọc phía Đông tuyến đƣờng vanh đai 4 và phía Bắc sông Hồng. Hệ thống công viên đô thị sẽ đƣợc tăng cƣờng thông qua việc nâng cấp các không gian xanh hiện có và bổ sung thêm một phần quỹ đất trong các khu đất sau khi di dời các công sở, cơ sở sản xuất công nghiệp... Riêng khu vực nội đô đƣợc ƣu tiên xây dựng mới, hoàn thiện các công viên, vƣờn hoa và công viên giải trí hoặc theo chuyên đề, công viên sinh thái gắn với hoạt động thể thao…

Mục tiêu của Đồ án quy hoạch hƣớng tới là: “Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh - Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vƣ̃ng” . Nhƣ vậy không gian xanh vẫn luôn đƣợc quan tâm đặc biệt khi Hà Nội mở rộng. Với 68% tổng diện tích đất tự nhiên đƣợc quy hoạch dành cho các hành lang xanh, đất cây xanh tập trung trong đô thị đạt 10-15m2/ngƣời, thì đó cũng chính là những con số biết nói để khẳng định rằng du lịch gắn với hoa sẽ có thêm cơ hội để phát triển trên cơ sở những trang trại trồng hoa, những công viên chuyên đề hoa chính tại các vành đai xanh của thủ đô trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch hoa ở Hà Nội (Trang 55)