Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch hoa ở Hà Nội (Trang 43)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Địa hình

Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây cũ, chiếm khoảng ¾ diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà và hai bên dòng sông Hồng. Dạng địa hình đồng bằng của Hà Nội đƣợc bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của các dòng sông với các bãi bồi đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ đầm - dấu vết của các lòng sông cổ. Địa hình này tƣơng đối thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp, trong đó có nghề trồng hoa.

Phần lớn địa hình đồi núi tập trung ở phía Bắc và phía Tây thành phố, thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Đó là khối núi Sóc Sơn, đầu dãy núi Tam Đảo, đặc biệt là dãy núi Tản Viên - Ba Vì nơi có vƣờn quốc gia Ba Vì - “lá phổi xanh” của thủ đô sau khi mở rộng, và cũng là nơi có thể quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái tìm hiểu về các loài thực vật vƣờn quốc gia.

2.1.1.2. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm nhận đƣợc lƣợng bức xạ dồi dào. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,60C. Do chịu ảnh

hƣởng của biển, Hà Nội còn có lƣợng ẩm và lƣợng mƣa khá lớn, độ ẩm trung bình hàng năm là 79%, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1245mm, mỗi năm có khoảng 114 ngày mƣa.

Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mƣa. Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa lạnh và khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Chính sự luân chuyển giữa các mùa đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng biệt.

Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân, thời tiết ấm áp, mát mẻ. Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè, thời tiết nóng và có mƣa rào. Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu, thời tiết khô ráo, mát mẻ.

Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông, thời tiết lạnh, khô ráo. Mùa thu và đặc biệt là mùa xuân đƣợc đánh giá là thuận lợi cho cây cối phát triển, cũng là mùa của muôn hoa khoe sắc.

2.1.1.3. Thổ nhưỡng

Lớp phủ thổ nhƣỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, đến quá trình phong hóa, đến chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dƣới tác động của các yếu tố trên, Hà Nội hiện nay có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi.

Phần lớn đất đai Hà Nội là nhóm đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Cầu bồi đắp. Đây là loại đất trồng trọt tốt với đặc tính ít chua đến trung tính, độ pH từ 6-7, hàm lƣợng mùn và chất dinh dƣỡng khá phong phú, thành phần cơ giới thích hợp với nhiều loại cây trồng. Nhóm đất phù sa này phân bố đều khắp ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm - chính tại đây đã hình thành nên một vành đai xanh cho Hà Nội.

Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó có sông Hồng là lớn nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776m, chảy theo hƣớng tây - bắc - đông - nam vào Việt Nam từ Lào Cai và chảy ra vịnh Bắc Bộ. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì, qua Hà Nội dài khoảng 120 km.

Sông Đuống - là phân lƣu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5km.

Sông Nhuệ (còn gọi là sông Từ Liêm), chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam qua đất huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Thƣờng Tín, Phú Xuyên.

Sông Cà Lồ trƣớc kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Sông Cà Lồ còn có tên là sông Phù Lỗ, là ranh giới giữa huyện Sóc Sơn với các huyện Mê Linh, Đông Anh và Hiệp Hòa (Bắc Giang).

Từ ngày 1-8-2008 tỉnh Hà Tây nhập vào Hà Nội nên thành phố có thêm các con sông: sông Đà còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang, là ranh giới tự nhiên ở cực tây Hà Nội ngày nay.

Nguồn nƣớc ngọt do sông này cung cấp góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng nhƣ trong tƣới tiêu, sản xuất.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hà Nội đƣợc đánh giá là môi trƣờng tốt để các loài thực vật sinh trƣởng và phát triển, trong đó có hoa. Du lịch hoa vốn gắn liền với yếu tố tài nguyên là hoa, sự ƣu ái của tự nhiên dành cho Hà Nội khiến nơi này có thêm cơ hội để phát triển hơn nữa các loại hình du lịch gắn với hoa.

2.1.2. Làng hoa và các giá trị nhân văn truyền thống

Đối với ngƣời Hà Nội, hoa là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Thú chơi hoa, chơi cây cảnh đã thành một phong tục tao nhã lâu đời.

Thăng Long xƣa với cấu trúc phức hợp bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp. Trồng lúa là một mảng quan trọng trong cấu trúc kinh tế; ngƣời Thăng Long có thú chơi hoa, cây cảnh. Chính sự tồn tại song hành của lúa và hoa đã làm nên nét lãng mạn của Thăng Long - Hà Nội.

Từ xƣa, Thăng Long đã có những làng hoa, vƣờn hoa nổi tiếng. Vùng quanh Hồ Tây là vành đai hoa của kinh thành cũ. Theo địa chí Thăng Long – Hà Nội trong thƣ tịch Hán Nôm: “thời xƣa ngƣời dân ven hồ đầm thƣờng trồng hoa để bán, nhƣ ở các phƣờng: Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Võng Thị đều là những làng trồng hoa chuyên nghiệp, đến thời hậu Lê vẫn còn duy trì. Từ triều Tây Sơn nghề này càng phát triển”.

Các thời đại Lý, Trần, Lê đều xây dựng những vƣờn hoa đẹp tại kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, đó chỉ là những vƣờn ngự dành riêng cho vua chúa, chƣa phải là những công viên dành cho đại chúng. Sử cũ còn ghi tên nhiều vƣờn hoa nổi tiếng ở thời Lý nhƣ vƣờn Quỳnh Lâm, vƣờn Thắng Canh, vƣờn Xuân Quang, vƣờn Thƣợng Lâm. . .

Các làng hoa truyền thống nổi tiếng của Hà Nội một thời phải kể đến: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá.

Làng Ngọc Hà

Ngọc Hà là làng đƣợc nhiều ngƣời Hà Nội biết đến nhất trong số các làng của Thập Tam Trại. Vì nơi cung cấp thứ hàng hóa tinh thần đặc biệt cho ngƣời dân thủ đô ngày đó - là hoa tƣơi. Và ngƣời Hà Nội cũng nghĩ đến Ngọc Hà trƣớc với cái tên là Trại Hàng Hoa.

Theo sử sách, xƣa ở mạn nam Hồ Tây, chỉ cách bờ hồ một con đê vốn là bức tƣờng bao quanh phía bắc Hoàng thành Thăng Long xƣa, làng hoa Ngọc Hà ra đời ở ngay trên khu vƣờn Thƣợng Uyển của các vị vua cuối triều Lý, nên lấy tên của dòng Ngự Hà chảy qua khu Ngự Uyển nay là tên làng Ngọc Hà. Trong bản đồ cũ, làng Ngọc Hà không rộng, bên trong có nhiều ao hồ lớn.

Làng nhỏ nhƣng dân đông, đất thổ cƣ chiếm tỉ lệ cao, không có ruộng cấy lúa mà chỉ có vƣờn trồng rau và hoa xen nhau; vƣờn và nhà xen kẽ với nhau.

Ngay trong sách “Đại Việt sử ký toàn thƣ”, đoạn biên niên sử về năm 1506 có ghi, “trƣớc thế kỷ XVIII khá lâu, ở chỗ mạn tây hoàng thành này đã có một cái chợ hoa lớn, là chợ Hoàng hoa thị” (tức Chợ hoa vàng, nơi chuyên bán hoa cúc). Nhƣ vậy, vùng Ngọc Hà đã thành một vùng hoa nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long từ rất lâu.

Cái tên Ngọc Hà cũng đã đi vào thơ ca, nhạc, họa với bao thân thƣơng, trìu mến: “Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát/ Vƣờn Ngọc Hà thơm ngát gần xa/ Hỏi ngƣời xách nƣớc tƣới hoa/ Có cho ai đƣợc vào ra chốn này?” hay: “Ngày rằm đi chợ mua hoa/ Phải chờ thấy gánh Ngọc Hà mới mua”

Dân Ngọc Hà xƣa khắt khe trong chọn giống hoa. Hoa trà, địa lan, mẫu đơn, thủy tiên là hoa quý, từng đƣợc trồng rất nhiều ở đây. Chỉ những ngƣời biết thƣởng thức và có điều kiện mới mua nổi các thứ hoa thuộc dạng “quý tộc” này. Trồng hoa không những là một nghề để kiếm sống mà còn là một thú chơi tao nhã của ngƣời làng Ngọc Hà. Hoa Ngọc Hà phục vụ cho cuộc sống của ngƣời dân đất kinh kỳ từ lễ hội, ma chay, cƣới hỏi, cúng lễ và cả ngày bình thƣờng.

Làng Hữu Tiệp:

Làng Hữu Tiệp ở phía bắc làng Ngọc Hà, sát Đƣờng Thành, nay là phố Hoàng Hoa Thám. Làng nhỏ vì một phần lớn diện tích bị chính quyền Pháp cắt làm vƣờn Bách Thảo. Tuy vậy trong thời Pháp thuộc Hữu Tiệp là một xã riêng, nghĩa là có lý trƣởng riêng, có hội đồng hƣơng chính riêng. Đất hẹp, dân số chỉ bằng một nửa Ngọc Hà, hai làng lại ở liền kề nhau không có địa giới rành rọt, xƣa ngƣời ta thƣờng gọi cả Ngọc Hà và Hữu Tiệp bằng một cái tên chung là Trại Hàng Hoa.

Thực ra, hai làng Ngọc Hà - Hữu Tiệp đều có chung một tính chất, tức là đất chỉ để trồng rau và hoa, không có ruộng trồng lúa, quang cảnh hai làng dễ lẫn: xóm nhà liền kề nhau, nhà và vƣờn trồng hoa xen kẽ, vƣờn trồng hoa vào đến sát nền nhà. Thời kỳ đầu Ngọc Hà - Hữu Tiệp chỉ trồng hoa cúng, nhƣ mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, ngâu, thiên lý. Hoa xâu vào lạt thành tràng hoa; hoa gói vào lá tƣơi buộc lại, các cô bán hoa đem treo lên cửa các nhà đặt mua trƣớc, các nhà có điện thờ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi ngƣời Pháp đem nhập các giống hoa nƣớc ngoài đồng thời với nghề trồng rau tây, họ có vƣờn riêng nhƣ La Pho (Laforge), Đuy Phuốc (Dufoureg), nhiều ngƣời Ngọc Hà, Hữu Tiệp làm công cho họ, học hỏi đƣợc cách trồng hoa, rau ngoại và có đƣợc các giống hoa mới đem về làng, mở rộng và cải tiến nghề sản xuất hoa tƣơi bán cho các nhà Tây trong thành phố những khi có tiệc tùng, ngày tết, Noel… Ngƣời Việt Nam cũng làm quen vói phong tục mua hoa trang trí phòng khách và dùng hoa trong những dịp xã giao long trọng… Những quầy bán hoa mọc lên ở mấy ngã tƣ đƣờng phố tây quanh hồ Gƣơm có nhiều ngƣời qua lại, và trong chợ Đồng Xuân. Nhất là những ngày cuối tháng chạp giáp tết, phố Cống Chéo, Hàng Lƣợc trở thành một chợ hoa, và hoa Ngọc Hà - Hữu Tiệp góp vào đó một phần không nhỏ.

Làng đào Nhật Tân

Làng Nhật Tân ở phía Tây Bắc Hồ Tây, kề cận làng Quảng Bá. Thời phong kiến, làng này là một phƣờng, có tên là Nhật Chiêu, thuộc tổng Thƣợng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên (Kinh đô Thăng Long thời Lê). Nhật Tân xƣa có cả đồng và bãi, trong đó bãi là chủ yếu. Dân làng sống chủ yếu bằng nghề trồng đào cảnh với rất nhiều giống đào khác nhau: đào bông tự, đào ta, đào thế, đào bích... Kỹ thuật trồng đào của dân làng từ việc ghép cành đào bích vào gốc đào quả để tạo ra cây đào lai gốc khoẻ, mà hoa vẫn đẹp, đều, đến việc sửa tán tạo thành cây tròn, đẹp đều; đặc biệt là việc hãm

đào cho nở đúng vào dịp tết Nguyên Đán trong điều kiện thời tiết diễn biến thất thƣờng ... đều đạt đến trình độ điêu luyện, không đâu có thể làm đƣợc. Mỗi năm, từ 20 tháng Chạp trở đi, đào Nhật Tân đƣợc đem bán tập trung ở chợ hoa Cống Chéo - Hàng Lƣợc, đem đến sắc xuân cho mọi nhà.

Làng Nghi Tàm

Làng Nghi Tàm đƣợc hình thành từ năm 1138, đời vua Lý Thần Tông với tên khai sinh là trại Tầm Tang. Cái tên trại do chính nhà vua đặt. Trại Tầm Tang gắn với tích công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông rời cung về nơi này dạy dân trồng dâu, nuôi tằm tạo nên một vùng đất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long về nghề tơ tằm.

Trƣớc kia, làng Nghi Tàm chia thành ba xóm: Xóm Chùa, xóm Trên, xóm Cái. Làng nổi tiếng khắp vùng về thắng cảnh đẹp. Trong “Bát cảnh hồ Tây” thì Nghi Tàm đã hội tụ tới ba cảnh đẹp, gồm "Bến Trúc Nghi Tàm" là một cây cầu, nơi trƣớc kia các nhà thơ thƣờng ra đó vịnh thơ, vẫn còn lƣu lại đến ngày nay; và "Tiếng đàn Thành Cung" - nơi nhà vua phát ra tiếng đàn vẫy gọi chim muông, dấu tích vẫn còn ngay trong sân chùa Kim Liên. Và "Đồng Bông" tức cánh đồng hoa, tuy nhiên, hoa ở đồng này xƣa chủ yếu là các loại hoa cúng: huệ, ngâu, sói…Về sau, Nghi Tàm bắt chƣớc bên Yên Phụ trồng hoa tây bán buôn cho những của hàng hoa trong phố rất đắt hàng. Họ cũng có thêm nhiều giống hoa mới nhập từ nƣớc ngoài nên nghề hoa cũng phát triển nhanh chóng thay cho nghề tầm tang.

Làng Yên Phụ

Cuối cùng của chuỗi làng hoa chạy ven hồ Tây - từ đỉnh bắc, sang mạn đông, xuống tới góc đông nam - là làng hoa Yên Phụ. Đây là một làng hoa cổ và đặc sắc, trù phú nhờ hoa. Tên gọi xƣa của làng, chính là “Yên Hoa” - làng hoa yên bình. Chỉ đến đời vua Thiệu Trị - giữa thế kỷ XIX, vì “kỵ huý”, phải kiêng gọi tên cúng cơm của bà thái hậu mẹ vua là bà Hồ Thị Hoa, nên mới

phải đổi gọi “Yên Hoa” thành “Yên Phụ” - gò đất yên tĩnh. Cũng nhƣ rất nhiều làng hoa khác của đất Hà thành, làng Yên Phụ cũng trở nên thật duyên dáng trong thơ ca: “Hỡi cô đội nón ba tầm/ Cô về Yên Phụ ngày rằm lại sang/ Ngày rằm phiên chợ Yên Quang/ Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua”.

Cùng với ngƣời dân làng Nghi Tàm, ngƣời dân Yên Phụ nổi tiếng với nghề trồng cúc. Theo Địa dƣ chí Thăng Long - Hà Nội trong thƣ tịch Hán Nôm: “hàng năm, vào tháng hai cúc đƣợc cắt mầm trồng xuống đất, đến tháng tƣ cúc đƣợc nhổ lên bỏ vào giỏ tre cho đất vào trồng. Đất trồng cúc phải lấy ở lòng ao hồ đã để ải một năm, khiến cho các chất mùn trong đất bùn đã hủy hoại hết, đất tơi xốp. Nƣớc tƣới cúc là nƣớc ngâm lá diếp cá đựng trong vò qua một năm, lọc sạch mới đem tƣới… Các giống cúc đều có tên gọi khác nhau. Giống cúc mâm vàng, cúc mẫu đơn là thƣợng hạng, thứ đến là cúc móng rồng, cúc bạch thọ mi, bạch mao…mỗi khi tới mùa cúc, chợ đông nghẹt ngƣời, ngựa xe tấp nập đua nhau mời rƣớc thần hoa về nhà. Ngƣời sống bằng nghề trồng cúc đừng nói là nghèo”.

Ngƣời Yên Phụ còn nổi tiếng với nghề tỉa thủy tiên nhiều công phu. Phải biết dùng dao trổ sắc cắt, khía làm cho lá phải uốn lƣợn theo ý mình, làm cho củ thành hình con phƣợng, con lân, con rùa…Củ sau khi gọt tỉa sẽ đƣợc đặt trong chiếc cốc loe miệng, có chân, chỉ dùng riêng để bày thủy tiên. Lại phải có cách hãm chậm hay thúc nhanh cho hoa nở đúng ngày… Tục chơi đã vƣợt khuôn khổ một thú vui thẩm mỹ gia đình để trở thành Hội thi hoa thủy tiên vào mỗi dịp tết.

Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, các vùng hoa nổi tiếng của Hà Nội nhƣ Ngọc Hà, Nghi Tàm, Quảng Bá…ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên không phải vì lý do đó mà ngƣời Hà Nội mất dần đi thú chơi tao nhã của mình. Những

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch hoa ở Hà Nội (Trang 43)