Đối với hoạt động kinh doanh du lịch và các ngành kinh doanh

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh (Trang 86)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch và các ngành kinh doanh

khác

Các doanh nghiệp kinh doanh cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước, hạn chế tới mức tối đa những tác động gây ô nhiễm tới môi trường tự nhiên. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên cần được giáo dục, tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm năng lượng cũng như hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm tới môi trường.

Xây dựng kế hoạch môi trường cụ thể cho ngành du lịch, các tổ chức các nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải tham gia tuyên truyền cho công tác bảo vệ môi trường

Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường do địa phương tổ chức.

86

Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả khi đầu tư xây dựng, sửa chữa và đảm bảo hài hòa với môi trường cảnh quan tự nhiên.

Đối với các doanh nghiệp lữ hành, tàu du lịch cần thực hiện Tiếp thị xanh, các khách sạn – nhà hàng cần thực hiện Nhãn sinh thái, đưa

những nội dung về BVMT và nguy cơ mất an toàn từ môi trường trên các ấn phẩm, chương trình, tổ chức các chương trình du lịch ít gây hại tới môi trường; không đưa du khách tới các vùng có vấn đề về môi trường, các khu vực cấm, không mua sản phầm từ tự nhiên. Thực hiện thu gom chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch.

Mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức trong công tác bảo vệ môi trường cho các ban, ngành có liên quan như than, du lịch, vận tải, công nghiệp

3.3.3. Đối với cộng đồng địa phương, khách du lịch

- Giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long

- Nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường tự nhiên du lịch biển Vịnh Hạ Long

- Tôn trọng và thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại điểm du lịch, khu du lịch; tránh gây lãng phí tài nguyên và xâm phạm đến tài nguyên tự nhiên Vịnh Hạ Long

- Sử dụng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ (tiêu chuẩn về quy trình xử lý chất thải, có ý thức tốt trong hoạt động bảo vệ môi trường)

- Sử dụng các dịch vụ công cộng như thùng rác, nhà vệ sinh trên các tàu du lịch, tại các đảo và hang động, tránh vứt rác không đúng nơi quy định.

87

Tiểu kết chương 3

Khu du lịch Hạ Long nói chung và khu vực Vịnh Hạ Long nói riêng là một trong những khu du lịch trọng điểm của Quốc gia. Nhiều năm gần đây, với sự phát triển du lịch mạnh mẽ, công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường đã nhận được nhiều sự quan tâm của các ban, ngành và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hoạt động này chưa đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức cộng đồng địa phương là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong khu vực Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long là vấn đề đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những yếu tố cảnh quan và chất lượng nước của Vịnh Hạ Long được coi là một yếu tố mang tính chất tổng hợp của cơ chế xuống cấp môi trường Vịnh Hạ Long. Vì vậy trong công tác quản lý môi trường, yếu tố cảnh quan và chất lượng nước phải được đặt ở mức ưu tiên cao nhất. Để công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả đòi hỏi cần phải có nhiều thời gian, kinh phí và sự nỗ nực của tất cả các cơ quan liên quan, cùng với việc thực hiện hóa kế hoạch quản lý môi trường sẽ góp phần bảo vệ tuyệt đối khu Di sản thế giới Vịnh Hạ Long và lợi ích của người dân trong vùng Vịnh Hạ Long.

88 KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài bảo vệ môi trường tự nhiên Hạ Long, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Du lịch là ngành kinh tế - xã hội có quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Mối quan hệ này thể hiện hai chiều:

* Sức hấp dẫn của môi trường tự nhiên là một trong những điều kiện để phát triển du lịch. Các yếu tố này hấp dẫn đặc biệt bởi sự hoang sơ, trong lành, không bị ô nhiễm. Sự suy giảm của môi trường tất yếu sẽ dẫn tới sự suy giảm về du lịch.

* Du lịch đồng thời tạo ra những tác động tích cực tới môi trường như nâng cao nhận thức về môi trường khi hiểu được giá trị của môi trường, tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động nghiên cứu công nghệ, tuyên truyền, giáo dục…bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của du lịch tới môi trường còn lớn hơn rất nhiều so với những tác động tích cực mà du lịch mang lại.

2. Hoạt động du lịch cùng với hoạt động kinh tế xã hội khác trong thời gian vừa qua phát triển mạnh mẽ (như hoạt động khai thác than; hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản;…) chính các hoạt động đó có tác động không nhỏ tới môi trường tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường tự nhiên như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất,…

3. Công tác bảo vệ môi trường tuy được quan tâm nhưng vẫn còn những vấn đề bất cập (công tác quản lý chưa đến nơi; biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chưa hiệu quả;…)

4. Trên cơ sở nghiên cứu môi trường tự nhiên và thực trạng bảo vệ môi trường đề tài đưa ra một số giải pháp (phân vùng bảo vệ môi trường; thiết lập hệ thống thu gom, xử lý chất thải, rác thải; kiểm soát môi trường; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

cộng đồng ; giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động kinh tế; bảo vệ

89

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Trước hết, tác giả xinh gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn và có ảnh hưởng nhiều nhất tới tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tiếp đến, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND Tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long. Nhân đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Bà Nguyễn Thị Thảo – Phó trưởng phòng Tài nguyên du lịch – Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự động viên, khích lệ của các quý thầy cô giáo trong Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Do điều kiện hạn chế về khả năng, thời gian luận văn không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên Môi trường và phát triển bền vững,

NXB Khoa học và kỹ thuật.

2 Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (2009), Báo cáo tình hình công tác bảo vệ môi trường Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng

Ninh.

3 Ban quản lý Vịnh (2009), Tăng cường công tác bảo vệ môi trường du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.

4 Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch (2008), Tài liệu khóa tập huấn về bảo vệ môi trường du lịch cho cán bộ quản lý về du lịch, Hà Nội.

5 Bộ tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2007, Hà Nội

6 Lê Trọng Bình (2010) Một số giải pháp phát triển du lịch biển và ven biển Việt Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam

7 Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Bộ KHCN & MT –

UBND) (2010), Báo cáo nghiên cứu quản lý môi trường Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.

8 Nguyễn Thế Chinh (2003), Kinh tế và quản lý môi trường, NXB

Thống kê - Hà Nội.

9 Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học

và kỹ thuật.

10 Tăng Văn Đoàn và những người khác (2008), Kỹ thuật môi trường, NXB Giáo dục

11 La Tổ Đức (2003), Thế Giới khoa học Môi Trường, NXB Văn hoá

thông tin.

12 Lưu Đức Hải (2000), Môi Trường cho sự phát triển bền vững,

91

13 Phạm Hoàng Hải (2000), Cẩm nang du lịch Hạ Long, NXB Thế

giới – Ban quản lý vịnh Hạ Long

14 Nguyễn Đình Hòe (2000), Môi trường và phát triển bền vững,

NXB Khoa học kỹ thuật.

15 Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB

ĐHQG Hà Nội

16 Nguyễn Đình Hòe, (2002), Sổ tay hướng dẫn truyền thông môi trường, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hải Dương, Hải Dương

17 Nguyễn Chu Hồi và những người khác (1996), Những vấn đề môi trường liên quan đến các hoạt động kinh tế vùng ven biển Hải Phòng – Quảng Ninh, Tài nguyên và Môi trường biển, NXB Khoa học Kỹ thuật.

18 Nguyễn Ngọc Khánh và những người khác (1998), Đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch Hạ Long, Hà Nội.

19 Lê Văn Khoa(2001), Khoa học Môi trường , NXB Giáo Dục

20 Lê Văn Khoa và những người khác (2006), Chiến lược và chính sách môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

21 Nguyễn Đức Khiển (2001), Môi trường và phát triển, NXB Khoa

học và kỹ thuật Hà Nội.

22 Đặng Mộng Lân (2001), Các công cụ quản lý môi trường, NXB

Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

23 Luật bảo vệ môi trườngViệt Nam, Số: 52/2005/QH11

24 Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

25 Phạm Trung Lương (1999), Định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

26 Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

27 Phạm Trung Lương (2002), Hiện trạng môi trường du lịch Việt Nam, Hà Nội.

92

28 Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

29 Phạm Trung Lương và những người khác (1999) Hoạt động du lịch biển Việt Nam và các vấn đề về môi trường Hạ Long, tuyển tập báo

cáo Hội thảo quốc gia “Quản lý môi trường du lịch biển theo ISO 14000”.

30 Lê Văn Thăng và những người khác (2008), Giáo trình du lịch và môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

31 Võ Văn Phú và những người khác (1998), Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học, NXB giáo dục và đào tạo – Đại học Huế.

32 Thi Sảnh(2000), Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới,

NXB Khoa học Kỹ thuật – Ban quản lý Vịnh Hạ Long.

33 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009), Báo cáo Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2010 và định hướng bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2015, UBND Tỉnh Quảng Ninh.

34 Sở Tài nguyên - Môi trường (2008), Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải – các công cụ pháp lý và kinh tế, NXB Cục

Môi trường.

35 Sở tài nguyên và môi trường (2009), Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2010, Quảng Ninh.

36 Sở tài nguyên và môi trường (2010), Dự án bảo vệ môi trường Thành phố Hạ Long, UBND Tỉnh Quảng Ninh.

37 Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng Ninh(2009), Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2010,

Quảng Ninh.

38 Sở Du lịch Quảng Ninh (2010), Kiến nghị trung ương về tổ chức thực hiện điểm chiến lược biển Việt Nam tại vùng ven biển và biển đảo Quảng Ninh, UBND Tỉnh Quảng Ninh.

93

39 Sở du lịch Quảng Ninh(2020), Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long – Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2015 và định hướng đến 2020,Quảng Ninh.

40 Tổng cục du lịch (2005), Hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo du lịch, Hà Nội.

41 Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Quốc

gia Hà Nội.

42 Trần Đức Thạnh(1999), Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, NXB Thế

giới – Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.

43 Thông tư số 10/2006/TT- BTNMT (2006), Hướng dẫn xây dựng cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, Bộ tài

nguyên và môi trường.

44 Tiêu chuẩn Việt Nam(2002), Tuyển tập 31 tiêu chuẩn VN về Môi Trường bắt buộc áp dụng, Hà Nội.

45 Hoàng Việt và những người khác (1997), Đánh giá nhanh các nguồn ô nhiễm vùng Vịnh Hạ Long, Tài nguyên và Môi trường biển,

NXB Khoa học Kỹ thuật.

46 Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2008), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ môi trường 2009, Tổng cụ Du lịch.

94

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường nước Vịnh HL

Quảng Ninh, ngày 26 tháng 08 năm 2010

BÁO CÁO

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Quý 2 năm 2010

Kính gửi: Lãnh đạo Ban quản lý Vịnh Hạ Long

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý môi trường do lãnh đạo Ban giao; Thực hiện chương trình công tác năm 2010 của Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Kế hoạch hoạt động năm 2011 của phòng Quản lý Môi trường; Sau khi hoàn thành kế hoạch 02/KH – QLMT ngày 29 tháng 6 năm 2010 của Phòng Quản lý Môi trường V/v triển khai hoạt động quan trắc chất lượng môi trường nước Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long trong quí 2 năm 2010; Phòng quản lý Môi trường xin báo cáo kết quả sơ bộ như sau: - Nước vùng biển Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long trong quý 2 năm 2010 về cơ bản vẫn đảm bảo chất lượng, các chỉ số môi trường vẫn đảm bảo theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT) chứng tỏ môi trường nước Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long không bị ô nhiễm, là môi trường thuận lợi cho các hệ sinh thái và các loài sinh vật sinh sống.

- Tuy nhiên, vẫn có những điểm ô nhiễm cục bộ chủ yếu thuộc khu vực tập trung các hoạt động kinh tế xã hội ven bờ Vịnh như các bến cảng, khu vực chợ, cửa các cống nước thải…..phân tích các chỉ số tại các khu vực này cho thấy nhiều chỉ số như: Tổng chất rắn lơ lủng (TSS), kim loại nặng, Amoni, Coliform…đều vượt quá giới hạn cho phép.

BAN QUẢN LÝ VỊNH HẠ LONG

PHÒNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

--- Số: 24 BC - QLMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

95

(Chi tiết xem tài liệu gửi kèm theo)

Để đánh giá được tổng thể chất lượng môi trường nước Vịnh Hạ Long cần tiếp tục tiến hành quan trắc các quý sau, tuy nhiên kết quả quý 2 năm 2010 bước đầu cũng cho thấy được một phần bức tranh tổng thể về chất lượng môi trường nước Vịnh Hạ Long.

Kính đề nghị Lãnh đạo Ban xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./ Nơi nhận

- Lãnh đạo Ban - Phòng NV – NC

- Đội kiểm tra, xử lý vi phạm

- Các trung tâm bảo tồn di sản (để biết) - Tổ Dự án BTST/Phòng QL Dự án - Lưu MT TRƯỞNG PHÒNG

96

Phụ lục 2. BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TƯ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TỰ NHIÊN TẠI VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH

(Sử dụng cho khách du lịch và người dân địa phương)

Nhằm mục đích tìm kiếm những giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với môi trường tự nhiên tại Vịnh

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)