5. Kết cấu đề tài
2.5. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới môi trường tự nhiênVịnh Hạ
Số lượng (người)
Tỉ lệ (%)
Có rác thải không đúng nơi quy định 163 54% Không có rác thải không đúng nơi quy định 137 46%
Không biết 0 0
Tổng số 300 100
2.5. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long Long
* Hoạt động công nghiệp - Khai thác than
Hoạt động khai thác than không nằm trong khu du lịch Hạ Long nhưng những ảnh hưởng của hoạt động này tới môi trường khu du lịch khá rộng lớn. Các hoạt động khai thác mỏ mỗi năm thải ra từ 22 – 30 triệu m3 nước thải, ngoài ra còn có nước thải từ khu vực sàng tuyển đã làm ô nhiễm nguồn nước khu ven biển và khu vực Vịnh kéo theo đó là gây tổn hại tới hệ sinh thái dưới nước. Sự lan tỏa của bụi than là rất rộng, lượng bụi có thể theo gió phân tán ra tới khu vực Vịnh và chìm lắng dưới đáy. Trực tiếp hơn đó là bụi bám trên lá cây, trải trên các mặt nhà, đường phố rất dày làm xấu cảnh quan khu du lịch mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt[46,tr.9]
- Sản xuất và cung ứng vật liệu
Bên cạnh lợi ích kinh tế mà ngành mang lại đã xuất hiện các vấn đề môi trường đáng phải quan tâm trong quá trình quy hoạch xây dựng, đó là hiện tượng ô nhiễm không khí do bụi, hoạt động thường xuyên của các loại máy móc phục vụ sản xuất phá vỡ không khí yên tĩnh của khu
53
du lịch, thêm vào đó là những ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên do hoạt động phá núi lấy nguyên liệu.
- Khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản làm suy giảm các bãi triều, phá hủy hệ thống rừng ngập mặn do hoạt động đắp đập, xây dựng đê kè khoanh vùng nuôi trồng thủy hải sản. Giảm đa dạng sinh học các loài cư trú gần bờ, làm ô nhiễm nguồn nước, tăng độ đục, thêm vào đó là do trình độ kỹ thuật nuôi trồng của người dân còn thấp cũng gây ô nhiễm môi trường nước, đất. Ô nhiễm nguồn nước biển kéo dài từ ven bờ ra đến khu ngoài Vịnh do lượng dầu thải, rác thải, chất thải từ các tàu thuyền đánh cá cùng với các chất thải của các ngư dân thường xuyên sống trên biển.
* Hoạt động giao thông – cảng biển.
Hiện nay trong khu vực có cảng dầu B12, cảng khách Hòn Gai, cảng nước sâu Cái Lân, Cảng tàu Du Lịch Bãi Cháy, cảng tàu Tuần Châu, các khu neo đậu tàu du lịch ở các điểm tham quan du lịch trên Vịnh, khu neo đậu tàu Vụng Đâng, Lán Bè, Bến Đoan, cảng xăng dầu B12, cảng Cái Lân, khu công nghiệp đóng tàu Giếng Đáy. Hoạt động của các phương tiện vận tải thủy này là tác nhân góp phần làm ô nhiễm nguồn nước trong Vịnh và vùng ven bờ. Với một lượng lớn dầu thải, nước thải chứa dầu xả xuống biển, nạo vét càng làm tăng độ đục của nước. Tình trạng ô nhiễm dầu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với hệ sinh thái biển. Nguy cơ của một vùng biển bị ô nhiễm dầu và sự suy giảm các hệ sinh thái thủy vực là khó tránh khỏi[17,tr.21]
* Quá trình đô thị hóa
Các dự án thực hiện bóc đất đá từ đồi cao, san lấp bờ biển mở rộng đô thị, và nhiều dự án trong quá trình triển khai thực hiện chưa nghiêm túc. Những yêu cầu thiết kế kỹ thuật công trình và bảo vệ môi trường đã được phê duyệt nhưng chưa có giải pháp chống bùn đất trôi tại
54
khu vực đã san lấp. Đi đôi với quá trình đô thị hóa là làm gia tăng nhu cầu khai thác tài nguyên, tác động đến môi trường tự nhiên. Đô thị hóa đã làm mất đi hàng ngàn hecta diện tích bãi triều, rừng ngập mặn. Thu hẹp không gian và phá hủy môi trường sống của động thực vật và làm giảm tính đa dạng sinh học.
* Hoạt động của khu dân cư
Hoạt động của khu dân cư chủ yếu tập trung ở lượng nước và rác thải trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường. Tổng lượng nước thải hỗn hợp sinh hoạt và công nghiệp đổ vào hệ thống cống chung ở khu du lịch khoảng 66.000m3/ngày và tập trung trong ba khu vực: khu vực Bãi Cháy – Hùng Thắng – Tuần Châu là khoảng 20.000m3, khu công nghiệp tập trung khoảng 20.000m3 còn lại là của các khu phố chợ. Tính trung bình mỗi ngày thành phố Hạ Long thải ra gần 75 tấn rác sinh hoạt.
Với trên 3.000 ngư dân sinh sống cố định, nước thải và rác thải được đổ trực tiếp xuống biển, hoạt động đánh bắt cá bừa bãi với các phương tiện lạc hậu và đánh bắt hàng loạt gây hủy hoại nhiều loài. San hô là hệ sinh thái có giá trị cao và đa dạng sinh học trong tự nhiên cần được bảo vệ nhưng dưới con mắt của cộng đồng dân cư san hô chỉ có giá trị duy nhất là loại thương phẩm có giá trị bán cho du khách làm đồ lưu niệm[2,tr.6]
2.6. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tự nhiên ở Vịnh Hạ Long
2.6.1.Các văn bản pháp lý có liên quan
Việc quản lý, bảo tồn giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trước hết đều phải dựa trên các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết (Công ước về quản lý bảo tồn di sản văn hóa và tự nhiên thế giới; Công ước về quản lý vùng đất ngập nước - RAMSA; Công ước về đa dạng sinh học; Công ước về buôn bán quốc tế những
55
loại động thực vật có nguy cơ bị đe dọa; Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm dầu; Công ước về kiểm soát vận chuyển các chất độc hại xuyên biên giới...) và rất nhiều các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách do Chính phủ, địa phương ban hành như Luật Môi trường; Luật Thủy sản; Luật Giao thông đường thủy nội địa…
Chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm qua đã ban hành một số văn bản thể hiện rõ chủ trương, chính sách và quy định về công tác quản lý, khai thác khu Di sản Vịnh Hạ Long.
- Nghị quyết số 09 – NQ/TU ngày 31 tháng 11 năm 2001 đã nêu rõ quan điểm của chính quyền địa phương về vấn đề quản lý dân cư sinh sống
trên Vịnh, cụ thể là: “Tiếp tục xúc tiến dự án di chuyển các hộ ngư dân cư trú trên Vịnh lên các khu dân cư trên bờ. Không cho phép người dân sống trên bờ làm nhà nổi để sinh sống trên mặt Vịnh hoặc các hộ ngư dân neo đậu, làm nhà nổi tùy tiện không đúng quy định”
- Nghị quyết của HĐND số 117/2003/NQ – HĐ ngày 29/07/2003 của
HĐND tỉnh về “Một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đến năm 2015” được thông qua kỳ họp thứ 8 khóa
X của HĐND tỉnh.
- Quyết định số 410/2006/QĐ – UBND ngày 26/1/2006 của UBND tỉnh về quản lý hoạt động tàu trên Vịnh Hạ Long; Chỉ thị số 07/2006/CT –
UBND ngày 22/2/2006 của UBND tỉnh về “Tăng cường quản lý bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long”. Chương trình kiểm soát ô nhiễm.
- Chỉ thị số 07/Ct – UBND ngày 22/6/2006 về “Tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long”.
- Ngày 22/2/2006 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra chỉ thị “V/v tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long”
- Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 12/4/2007 “Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hạ Long đến năm 2010”
56
- Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 04/8/2008 “Kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long năm 2009”
- Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 06/8/2009 “Kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long năm 2010 và định hướng bảo vệ môi trường giai đoạn 2011- 2015”
- Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 22/7/2010 của UBND thành phố
Hạ Long “Kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long năm 2011”
- Quyết định số 3018/2011/QĐ-UBND “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về việc quản lý hoạt động tàu vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long” ban hành kèm theo
quyết định số 716/2011/QĐ – UBND ngày 15/03/2011 của UBND Tỉnh Quảng Ninh [3,tr19]
Như vậy, Vịnh Hạ Long đã có hành lang pháp lý để bảo vệ môi trường có liên quan đến di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long để các cơ quan chức năng có đủ điều kiện để tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn.
2.6.2. Tổ chức, quản lý môi trường tự nhiên
Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long nói riêng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:
* UBND thành phố Hạ Long khẩn trương kiểm tra và có biện pháp quyết liệt để chấn chỉnh, khắc phục ngay những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Tổ chức đợt tổng vệ sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn ven bờ Vịnh Hạ Long thuộc phạm vi, trách nhiệm được phân công tại quyết định số 2055/QĐ – UB ngày 06/08/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh và hoạt động này cần được duy trì thường xuyên theo QĐ trên. Kiểm tra và có biện pháp xử lý, khắc phục ngay tình trạng
57
ô nhiễm môi trường tại các miệng cống thoát nước thải dọc khu vực bãi tắm Bãi Cháy. Kiểm tra, đánh giá kết quả xử lý nước thải sinh hoạt của Trạm xử lý nước thải Cái Dăm so với tiêu chuẩn môi trường quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Tăng cường ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long theo Luật bảo vệ Di sản. Không thải chất thải rắn, nước thải không qua xử lý và tự giác từ bỏ các hành vi hủy hoại môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long theo thẩm quyền.
* Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động trên Vịnh hạ Long không thải chất rắn, nước thải chưa qua xử lý xuống Vịnh Hạ Long. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm theo chức năng, thẩm quyền được giao. Thực hiện tốt việc quản lý, thu gom chất thải rắn trong phạm vi, trách nhiệm được phân công của UBND tỉnh.
Ban Quản lý Vịnh đã xây dựng, tu bổ tôn tạo những điểm tham quan trên Vịnh với bảng hướng dẫn, nội quy, biển báo, pano, apphich, bangzon, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường di sản Vịnh Hạ Long. Làm tốt các chức năng nhiệm vụ mà tỉnh giao cho đặc biệt là tham mưu cho tỉnh về công tác bảo tồn, bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
* Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Phối hợp với UBND thành phố Hạ Long, Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long và các ngành liên quan trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên Vịnh Hạ Long.
58
* Sở du lịch Hạ Long phối hợp liên ngành bảo vệ Di sản thế giới giữa 7 cơ quan, ban, ngành: Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Thủy sản và Cục kiểm lâm tỉnh. Cùng với nhiều giải pháp tích cực khác liên quan đến việc quản lý các phương tiện vận chuyển khách du lịch. Tổ chức thu gom rác thải tại những điểm du lịch trên Vịnh, tại các làng chài nổi và khu vực dải ven bờ Vịnh, các nhà hàng nổi, các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản của các cơ quan chức năng và UBND thành phố Hạ Long [7,tr.32]
2.6.3. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nước thải
Chất thải trên khu vực Vịnh Hạ Long chủ yếu là do khách du lịch và từ các hoạt động cung cấp dịch vụ, các chất thải từ các làng chài trong khu vực Vịnh Hạ Long, chất thải rắn từ các hoạt động khai thác đánh bắt trên Vịnh và nguồn rác từ dòng hải lưu và rác từ trên các đảo.
Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nước thải trên
Vịnh Hạ Long, Ban quản lý Vịnh Hạ Long giao thu gom rác trên Vịnh và tại các làng chài cho tổ thu gom rác của cơ quan. Phương tiện chuyên chở bằng thuyền, có 04 thuyền chuyên dụng và 06 thuyền chuyên thu gom rác nổi trên mặt nước, hang động, khu vực làng chài và các bến thuyền xe. Qua khảo sát cho thấy lượng rác thu gom hàng ngày đạt 60% rác trôi, 30% từ khách tham quan và 10% từ dân cư tại các làng chài. Tổng số khối lượng rác thu gom hàng ngày đạt 6m3.
59
Bảng 2.6: Tổng lượng thu gom rác thải ở Khu du lịch Hạ Long
(Đơn vị: m3/năm)
Nguồn thải Hòn Gai Bãi Cháy
Rác thải từ hộ gia đình 59.734 17.565
Rác thải từ vệ sinh đường phố 12.045 3.650 Rác thải từ thương mại và du lịch 10.950 4.380
Rác thải từ bệnh viện 1.168 37
Tổng cộng lượng thu gom 83.897 25.632
(Nguồn: Nghiên cứu quản lý môi trường Vịnh Hạ Long,2010)
Chất thải rắn của các cơ quan xí nghiệp, công nông trường do các cơ quan đó tổ chức thu gom, hoặc thuê lại công ty vệ sinh môi trường thu gom. Do ý thức của một số chủ đầu tư nên vẫn còn hiện tượng đổ các chất thải các công trường ra các khu vực vắng hoặc đổ xuống biển. Rác thải thu trên Vịnh không có điều kiện phân loại tại nguồn mà lẫn lộn các thành phần và độ ẩm cao. Công tác xử lý rác trên Vịnh chủ yếu là đốt Bảng 2.7. Đánh giá của người dân địa phương về cách thức xử lý rác thải tại Vịnh Hạ Long
Cách thức xử lý rác thải Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Chôn 16 5 Đốt 11 4 Không xử lý 7 2 Không biết 7 2 Đốt và đổ xuống sông 117 39 Chôn và đốt 78 26 Công nghệ máy móc 64 22 Tổng số 300 100
60
2.6.4. Thanh kiểm tra và giám sát
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường VHL được tỉnh Quản Ninh giao cho Ban quản lý Vịnh Hạ Long và nhiều cơ quan, ban ngành phối hợp như UBND TPHạ Long, Sở TN&MT, Sở Thủy sản, Sở Văn hóa-TT và DL, Cảng vụ Quảng Ninh, Cảnh sát Môi trường. Các bộ phận chức năng đã thành lập các tổ đi kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường trên các huyện, thị xã, thành phố và tại các khu vực nhạy cảm về khai thác khoáng sản, kinh doanh. Tăng cường giám sát, kiểm tra bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thế giới đối với các hoạt động đổ thải vùng Vịnh Hạ Long. Phối hợp với các đơn vị liên quan như hải quan, công an kiểm soát môi trường phát sinh từ trạm nhập tái xuất tại các cửa khẩu trên địa bàn.
Công tác thanh tra kiểm tra định kỳ các hoạt động khai thác than, khoáng sản nhằm hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường khu vực và gây áp lực đối với môi trường vùng Vịnh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ban quản lý Vịnh Hạ Long trong việc bảo vệ môi trường như việc kiểm tra, thu gom chất thải, rác thải do hoạt động phát triển du lịch.
Tiến hành xử lý các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tham mưu và giám