Hệ sinh thái và sinh vật biển

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh (Trang 46)

5. Kết cấu đề tài

2.3.4.Hệ sinh thái và sinh vật biển

Hoạt động du lịch nói riêng và các hoạt động kinh tế - xã hội khác nói chung đã làm suy thoái hệ sinh thái, đe dọa và làm suy giảm đa dạng sinh học vùng Vịnh Hạ Long.

- Những hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực, suy giảm và làm tổn hại đến tính đa dạng về loài: Hoạt động nuôi thủy sản trên các nhà bè, hoạt động di chuyển, neo đậu của tàu du lịch, hoạt động tắm biển của du khách, hoạt động lấn biển xây dựng dịch vụ trên các đảo, đổ phế thải đất đá, đô thị hóa tàn phá rừng ngập mặn, bãi triều, thu hẹp không gian và phá hủy

46

môi trường sống của sinh vật dưới nước, nhu cầu tiêu thụ đặc sản biển của du khách; Chất thải dầu từ các phương tiện vận chuyển, nước thải từ du khách, từ các dịch vụ, các chất lắng đọng có ảnh hưởng có hại đến thủy sinh vật ở Vịnh Hạ Long

- Hoạt động neo đậu tàu thuyền bừa bãi làm hỏng rạn san hô, khai thác san hô làm đồ lưu niệm…đã làm suy thoái nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị cao đối với việc điều hòa, gạn lọc môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long

- Hoạt động tàu thuyền mỗi ngày một tăng làm khuấy động vùng nước, gây ồn, ảnh hưởng tới quần xã sinh vật Vịnh Hạ Long.

- Hoạt động đánh bắt hải sản bằng lưới mắt nhỏ, phương tiện hủy diệt hàng loạt, nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ việc đáp ứng nhu cầu du khách đã làm nghèo kiệt nguồn hải sản.

2.3.5. Cảnh quan tự nhiên

Khí hậu, cảnh quan tự nhiên, giá trị địa chất địa mạo và sự nguyên sơ của văn hóa bản địa là những yếu tố thuận lợi của sự phát triển du lịch Vịnh Hạ Long.

Sự gia tăng của lượng khách du lịch dẫn tới nhu cầu phát triển các loại hình cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, cảnh quan Vịnh Hạ Long đang bị phá vỡ bởi sự gia tăng của lượng khách, các hành động của khách du lịch, các dịch vụ du lịch như tàu thuyền, nhà hàng, khách sạn.

Bên cạnh đó sự xuất hiện các nhà bè làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên Vịnh Hạ Long. Các nhà bè được xây dựng với đủ kiểu dáng, kích cỡ, vật liệu và màu sắc, phần lớn không đảm bảo an toàn, không phù hợp cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường kỳ quan Vịnh Hạ Long. Hiện trên Vịnh có khoảng 650 nhà bè với trên 2.000 nhân khẩu đang sinh sống và kinh doanh trên Vịnh Hạ Long. Các nhà bè phân bố chủ yếu tại các khu vực nuôi trồng thủy sản, địa điểm du lịch, các điểm tránh trú bão…Hiện nay,

47

các nhà bè bắt đầu có xu hướng cố định tại chỗ và được đầu tư, cơi nới trở thành nơi ăn, chỗ ở, nơi nuôi trồng thủy sản và nhà hàng hải sản, hay những tụ điểm kinh doanh chế biến và ăn uống.

Chính vì vậy, nhà bè trên Vịnh gây ra nguy hại tới Vịnh Hạ Long do lượng chất thải sinh hoạt của người dân và thức ăn nuôi thủy sản thả xuống Vịnh ngày một gia tăng; ảnh hưởng xấu đến hệ thống giao thông đường thủy nội địa, gây cản trở luồng tàu chạy trên biển.

2.3.6. Chất thải trên Vịnh Hạ Long

Chất thải do khách du lịch và từ các hoạt động cung cấp dịch vụ. Hàng ngày trên Vịnh Hạ Long có khoảng trên 500 lượt khách tham quan, nếu tính một khách thải khoảng 0,2kg/ngày thì lượng rác thải không nhỏ, thành phần rác thải chủ yếu là vỏ đồ hộp, giấy bánh kẹo, đồ ăn thức uống. Trên Vịnh xuất hiện nhiều loại dịch vụ cung cấp cho khách như lưu trú, nhà hàng, nên lượng rác thải từ các dịch vụ này cũng không ít, thành phầm chất thải, nước thải chủ yếu từ các thức ăn thừa, vỏ đồ hộp các loại, rác…

Chất thải từ các Làng chài trên Vịnh. Hiện nay, trên Vịnh Hạ Long còn có 03 khu vực làng chài với gần 500 hộ, với số dân xấp xỉ 1.600, nếu lượng thải trung bình là 0,3 -0,5kg/ngày thì có khoảng 0,43 – 0,7 tấn rác, chất thải. Hiện nay có trên 400 hộ nuôi trồng, đánh bắt hải sản với lượng thải trung bình 4kg/hộ/ngày thì có trên 1,2 tấn chất thải và rác thải. Thành phần chất thải trong các làng chài chủ yếu là rác thải sinh hoạt.

Chất thải rắn từ các hoạt động khai thác, đánh bắt trên Vịnh. Trên Vịnh có khoảng gần 600 tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản, trong đó có gần 300 phương tiện làm nghề kéo giã và te xiệp. Nếu tính sơ bộ mỗi thuyền trung bình thải ra 5kg/ngày/thuyền thì có 2,8 tấn rác thải ra; thành phần chủ yếu là rác thải sinh hoạt, vụn lưới, xốp, dây nhựa, túi nilong…chất thải là dầu mỡ và nước la canh trên tàu. Chất thải thu gom

48

không triệt để nên tại các điểm có tham gia phương tiện tàu thuyền đều xuất hiện vết dầu loang và rác thải.

Nguồn rác thải từ dòng hải lưu, rác thải từ trên các đảo. Đây là nguồn rác tương đối nhiều mỗi khi nước thủy triều lên xuống thường xuất hiện, rác này trôi nổi theo dòng hải lưu do gió, bão đánh từ các vùng khác tập trung trên biển và trôi đến Vịnh, ngoài ra một lượng rác từ xác động vật trên các đảo khi gặp mưa, gió bị đánh rơi xuống biển tự thành rác trôi nổi trên Vịnh.

Qua công tác thu gom chất thải trên Vịnh Hạ Long cho thấy lượng rác thu gom hàng ngày đạt khoảng 60% rác trôi, 30% rác từ khách tham quan và 10% từ dân cư tại các làng chài, tổng số khối lượng rác thu gom hàng ngày đạt 6m3; Rác thu gom trên Vịnh không có điều kiện phân loại tại nguồn mà lẫn lộn các thành phần và độ ẩm cao. Bãi tập kết rác trên Vịnh tại khu Nhà Láp và khu Ba Hang và công tác xử lý rác trên Vịnh chủ yếu là đốt.

2.4. Những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long

Hoạt động du lịch phát triển không thể phủ nhận những lợi ích mà du lịch đem lại về các mặt kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển đó là những ảnh hưởng tiêu cực đến với môi trường tự nhiên. Những ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên bao gồm những hoạt động khai thác kinh doanh du lịch và những hoạt động của du khách. Những hoạt động này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên môi trường tự nhiên. Tình hình phát triển du lịch đã làm nảy sinh các vấn đề môi trường, có thể mô tả tập chung nhất ở hai đặc điểm nổi bật sau:

- Sự bất đồng và mâu thuẫn giữa các mục tiêu phát triển của du lịch với môi trường. Một mặt nếu môi trường chất lượng cao là rất cần thiết để

49

đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch, mặt khác chất lượng của môi trường bị đe dọa bởi chính sự phát triển của du lịch.

- Tác động của du lịch là nhân tố góp phần làm cho chất lượng môi trường xuống cấp, tức là mục tiêu kinh tế của ngành du lịch trong một số trường hợp đã đi ngược lại với mối quan tâm về môi trường.

* Việc xây dựng các cơ sở lưu trú

Nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ

Việc xây dựng tràn lan hệ thống khách sạn dọc đường 18 ven bờ Vịnh Hạ Long chưa theo quy hoạch tạo nên dáng vẻ kiến trúc không hài hòa với khung cảnh thiên nhiên của Vịnh Hạ Long. Các công trình tuy đa dạng nhưng xây dựng ồ ạt, nhấp nhô, thiếu thẩm mỹ, đây là một điểm yếu trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long. Trong quá trình thiết kế xây dựng, các nhà hoạch định đã vì mục tiêu kinh doanh mà quên đi mục tiêu cảnh quan và mỹ quan khu du lịch. Do vậy việc xây dựng các hạng mục công trình phục vụ du lịch cần được chú ý về mặt thẩm mỹ, không gây mất mỹ quan khu du lịch, tăng sức quyến rũ của cảnh quan, thu hút và lưu giữ du khách. Nhu cầu xây dựng đồng thời dẫn tới việc mở rộng mặt bằng, lấn đất kể cả vùng ven biển, gây tổn hại hệ sinh thái, rừng ngập mặn, bãi triều làm suy giảm đa dạng sinh học.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Dịch vụ ăn uống

Việc xây dựng nhà bè nổi dọc theo bờ Vịnh cũng góp phần làm ô nhiễm mặt nước Vịnh Hạ Long khi tất cả nước thải, chất thải từ sinh hoạt và hoạt động kinh doanh đều xả thẳng xuống biển. Không chỉ dọc theo bờ vịnh, mà hầu hết những nơi gần các hang động, có núi đá che chắn, kín gió, nước sâu là có thể trở thành xóm nhà bè, từ Vạ Giá, Bồ Nâu, Ba

50

Hang đến Sửng Sốt, Cửa Vạn… Đặc biệt, khu vực Ba Hang tập trung tới gần 40 chiếc nhà bè nằm san sát thành từng dãy dọc ngang trên biển. Hầu hết các nhà bè đều có kiến trúc giống nhau, bên ngoài là chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, bên trong là khu sinh hoạt của người nhà bè, bếp và khu vệ sinh. Tất cả chất thải từ sinh hoạt và hoạt động kinh doanh dịch vụ đều xả thẳng xuống biển.

* Khách du lịch

Sự gia tăng ngày càng nhanh lượng khách du lịch đã dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên, năng lượng, gây tác động xấu đến môi trường. Do ý thức của nhiều du khách mà các loại rác thải được họ xả tùy tiện ra môi trường: rác thải của du khách từ tàu thuyền thăm Vịnh dồn trực tiếp xuống biển do thói quen và do sự thiếu ý thức (mặc dù trên tàu đã có thùng rác), các loại rác thải này là hỗn hợp đồ ăn, giấy ăn, vỏ hộp, lon bia….và nhiều thứ khác gây mất mỹ quan khu du lịch, với những chất dễ phân hủy, chất lắng đọng sẽ ảnh hưởng tới sinh vật dưới; rác thải của du khách trên các bãi tắm làm cảnh quan tự nhiên Vịnh Hạ Long.

Thêm vào đó là nhu cầu của du khách về đồ lưu niệm, đặc biệt là sản phẩm từ san hô đã dẫn tới tình trạng khai phá san hô lén lút của ngư dân bán cho du khách.

Nhu cầu được thưởng thức các món ăn đặc sản biển của du khách cùng với nhu cầu kiếm lời của các nhà hàng, nhà bè đã không quan tâm đến sự sinh tồn của các loài hải sản đặc biệt là những loài quý hiếm, có nguy cơ sắp suy giảm, tuyệt chủng.

Hoạt động của du khách thể thao, tắm biển của du khách trên các đảo đã có tác động xấu đến hệ sinh thái… Khách du lịch là những người hiếu kỳ, tại các hang động du khách còn có hành động chụp ảnh, bẻ nhũ đã, vẽ, khắc tên mình trên các nhũ đã, hành động này làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của Hang động, phá hủy giá trị thẩm mỹ của Vịnh Hạ Long. Sự

51

tập chung quá đông khách tại một điểm trên Vịnh Hạ Long vào mùa du lịch làm cho suy giảm tài nguyên, hơi thở của du khách làm ảnh hưởng tới môi trường không khí…

Các hoạt động thể thao, tắm biển của du khách trên các đảo đã có tác động xấu đến việc bảo tồn các loài sinh vật quí đang cần bảo vệ.

* Phương tiện vận chuyển khách trên Vịnh

Tàu thuyền là phương tiện chủ yếu phục vụ khách du lịch trên Vịnh Hạ Long. Tàu thuyền vận chuyển khách du lịch đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường Vịnh Hạ Long. Với một lượng dầu thải trong quá trình di chuyển xả xuống biển, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long. Tình trạng ô nhiễm dầu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với hệ sinh thái biển: làm chết các phù du làm thức ăn cho tôm cá, làm giảm lượng ô xy trong nước, làm suy giảm và biến mất các loài sinh vật đáy.

Bên cạnh đó là việc lưu trú qua đêm của du khách trên tàu du lịch cũng góp phần không nhỏ tác động với tới môi trường tự nhiên Vịnh. Hiện nay trên Vịnh Hạ Long có 4 điểm đỗ nghỉ đêm cho các tàu du lịch: Điểm Hòn 690 – Lạch Đầu xuôi – Hòn Lờm Bò, Hang Trinh Nữ – Hang Trống, Hồ Động Tiên – Hang Luồn, Hòn 578 – Nhà Lát.Tàu khách lưu trú qua đêm nhưng thực chất lại không có điểm neo đậu cố định an toàn. Điểm dừng chính là khu vực khu trú của các nhà bè nuôi thủy sản, vùng thả lưới, giăng câu khai thác thủy sản tự nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống của các loài sinh vật biển. Các hoạt động di chuyển tàu thuyền gây tiếng ồn làm khuấy động ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước và quần xã sinh vật nói chung.

- Việc xây dựng các loại hình du lịch

Các loại hình du lịch (du lịch nhảy dù, du lịch nghỉ đêm trên tàu, dịch vụ taxi bay…) làm ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sự sống của các loại động thực vật.

52

Bảng 2.5. Đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch về việc xả rác không đúng nơi quy định tại Vịnh Hạ Long

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Có rác thải không đúng nơi quy định 163 54% Không có rác thải không đúng nơi quy định 137 46%

Không biết 0 0

Tổng số 300 100

2.5. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long Long

* Hoạt động công nghiệp - Khai thác than

Hoạt động khai thác than không nằm trong khu du lịch Hạ Long nhưng những ảnh hưởng của hoạt động này tới môi trường khu du lịch khá rộng lớn. Các hoạt động khai thác mỏ mỗi năm thải ra từ 22 – 30 triệu m3 nước thải, ngoài ra còn có nước thải từ khu vực sàng tuyển đã làm ô nhiễm nguồn nước khu ven biển và khu vực Vịnh kéo theo đó là gây tổn hại tới hệ sinh thái dưới nước. Sự lan tỏa của bụi than là rất rộng, lượng bụi có thể theo gió phân tán ra tới khu vực Vịnh và chìm lắng dưới đáy. Trực tiếp hơn đó là bụi bám trên lá cây, trải trên các mặt nhà, đường phố rất dày làm xấu cảnh quan khu du lịch mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt[46,tr.9]

- Sản xuất và cung ứng vật liệu

Bên cạnh lợi ích kinh tế mà ngành mang lại đã xuất hiện các vấn đề môi trường đáng phải quan tâm trong quá trình quy hoạch xây dựng, đó là hiện tượng ô nhiễm không khí do bụi, hoạt động thường xuyên của các loại máy móc phục vụ sản xuất phá vỡ không khí yên tĩnh của khu

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

du lịch, thêm vào đó là những ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên do hoạt động phá núi lấy nguyên liệu.

- Khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản làm suy giảm các bãi triều, phá hủy hệ thống rừng ngập mặn do hoạt động đắp đập, xây dựng đê kè khoanh vùng nuôi trồng thủy hải sản. Giảm đa dạng sinh học các loài cư trú gần bờ, làm ô nhiễm nguồn nước, tăng độ đục, thêm vào đó là do trình độ kỹ thuật nuôi trồng của người dân còn thấp cũng gây ô nhiễm môi trường nước, đất. Ô nhiễm nguồn nước biển kéo dài từ ven bờ ra đến khu ngoài Vịnh do lượng dầu thải, rác thải, chất thải từ các tàu thuyền đánh cá cùng với các chất thải của các ngư dân thường xuyên sống trên biển.

* Hoạt động giao thông – cảng biển.

Hiện nay trong khu vực có cảng dầu B12, cảng khách Hòn Gai, cảng nước sâu Cái Lân, Cảng tàu Du Lịch Bãi Cháy, cảng tàu Tuần

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh (Trang 46)