Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh (Trang 75)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

3.2.2.1. Thiết lập hệ thống thu gom, xử lý chất thải

* Trên đất liền

Nâng cao năng lực làm việc của Công ty môi trường đô thị Thành phố Hạ Long, tăng thêm nhân lực, tăng thêm các dịch vụ thu gom, phối

75

hợp hoạt động giữa công ty với các tổ dân phố, phường, xã đề quản lý bảo vệ môi trường tự nhiên của khu du lịch một cách hiệu quả.

Tiến hành thu gom 100% rác thải trong khu du lịch, đảm bảo không còn tình trạng rác tồn đọng ngoài môi trường, tránh vận chuyển vào các giờ cao điểm; Đặt thêm các phương tiện chứa rác công cộng, nên thiết kế sao cho phù hợp với mỹ quan khu du lịch, hợp vệ sinh, bền, đặt tại những địa điểm thuận tiện; Tăng cường sử dụng các thiết bị thu gom hiện đại, cũng như các biện pháp, phương tiện xử lý áp dụng kỹ thuật công nghệ cao; Thiêt lập hệ thống xử lý chất thải cho toàn khu vực; Tiến hành biện pháp phân loại rác tại nguồn như: dùng các túi khác mầu, khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế, tái sử dụng được.

* Trên biển

Tăng cường năng lực hoạt động của Ban quản lý Vịnh Hạ Long, và phối hợp hoạt động hiệu quả với Công ty môi trường đô thị.

Thu gom 100% rác thải và nước thải từ các tàu du lịch và các đảo. Nước thải ở các tàu du lịch (cả nước có chứa dầu) nên thu gom tại các trạm phục vụ cố định đưa về đất liền xử lý. Trang bị các tàu thu gom có thiết bị bơm và thùng chứa, các tàu thu gom này đặt tại các cầu tàu chính, các trạm xăng nổi và các điểm thuận tiện khác như việc cập bến của tàu du lịch..., nước thải thu gom sẽ được bơm theo ống nước thải sinh hoạt về trạm cố định và đưa về đất liền xử lý.

Ở các đảo thiết lập hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở mọi nơi, thuận tiện phục vụ du khách, trang bị các biện pháp xử lý bể phốt lọc bằng phương pháp hóa học, thường xuyên được nạo vét, bảo dưỡng. Vị trí các nhà vệ sinh theo đề xuất bao gồm: ở khu vực Hang Sửng Sốt, bãi tắm Soi Sim, công viên biển Mê Cung, bãi tắm Ngọc Vừng và các khu vực cầu toillet khác...

Rác thải của tàu du lịch thuộc trách nhiệm thu gom của chủ tàu, trên tàu nên thiết kế hệ thống thu gom rác và khuyến khích du khách bỏ

76

rác vào đó. Lượng rác thu gom sẽ được đặt vào thùng rác tại các đầu cầu, Công ty môi trường đô thị cung cấp dịch vụ thu gom rác và xử lý trên đất liền

Thu gom rác thải trên đảo và biển: Hiện nay Ban Quản lý Vịnh Hạ Long có 3 tàu dành cho mục đích tuần tra và thu gom rác nổi khỏi khu vực di sản thế giới và khu vực các đảo. Đây là khó khăn của Ban quản lý Vịnh vì thiếu nhân lực và vật lực làm hạn chế công tác thu gom và quản lý. Do đó cần có biện pháp đầu tư, tăng cường các phương tiện thu gom và nhân lực. Các chất thải thu gom sẽ được chuyển tới khu vực xử lý như khu vực Cảng hoặc Đảo được Công ty môi trường và đô thị xử lý. Trên các đảo nên trang bị hệ thống thùng rác công cộng có thể dịch chuyển được.

3.2.2.2. Thành lập hệ thống quan trắc môi trường tự nhiên

Ban quản lý Vịnh Hạ Long phối hợp với phòng quan trắc của sở TN và MT, Viện tài nguyên và môi trường biển, Trung tâm khảo sát, nghiên cứu và tư vấn môi trường biển, sở Du lịch, sở Văn hóa và các tổ chức phi chính phủ khác có cùng mối quan tâm. Các vấn đề quan trắc:

Chất lượng nước. Tần suất quan trắc 4 lần trong năm, đối với

những điểm đại diện cần thực hiện công tác quan trắc hàng tháng để nắm

được chi tiết thay đổi theo mùa.

Các nguồn tài nguyên. Môi trường tự nhiên các hệ sinh thái điển

hình như rừng ngập mặn, các bãi triều và rừng ngập mặn, rạn san hô, các

loài giáp xác, sinh vật phù du, sinh vật đáy.

Cảnh quan. Hình dáng và bề mặt các đảo, màu sắc và độ trong của nước, cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh đẹp thiên nhiên. 3.2.2.3. Bảo vệ các bãi triều, khôi phục rừng ngập mặn

Các bãi triều và rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng để chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long đạt được tiêu chuẩn môi trường. Nếu không nhận thức đầy đủ được các chức năng của bãi triều có lẽ các bãi

77

triều sẽ là mục tiêu lấn đất để phát triển đô thị. Do đó, UBND tỉnh Quảng Ninh phải đặt ưu tiên bảo tồn các bãi triều và rừng ngập mặn để:

Bảo vệ các bãi triều và rừng ngập mặn khỏi các hoạt dộng xâm lấn hay cải tạo; Đưa việc bảo vệ bãi triều và rừng ngập mặn vào quy hoạch sử dụng đất; Tái trồng rừng ngập mặn để nâng cao khả năng tự lọc của các bãi triều; Bảo tồn các điều kiện tự nhiên của đường bờ biển để bảo tồn các hệ sinh thái đất ướt và cảnh quan

3.2.3. Giải pháp tổ chức quản lý

3.2.3.1. Kiểm soát môi trường tự nhiên

Cần lập hệ thống nghiên cứu, tính toán khả năng tải và sự nhạy cảm của môi trường nhằm xác định lượng khách tối đa tại điểm du lịch để có biện pháp kiểm soát khống chế lượng khách này và quản lý môi trường khu du lịch. Trước mắt, có thể giới hạn lượng khách trong một đoàn tổ chức khoảng trên 20 người hoặc với đoàn lớn có thể chia nhỏ thành nhiều nhóm. Tại khu du lịch Hạ Long, đối với khách thăm Vịnh có thể cho phép từ 20 – 25 người/một đoàn vào thăm một hang động/một lượt, đối với khách trên bãi biển cũng nên giới hạn một số lượng nhất định vào mùa du lịch. Tại các điểm khu du lịch khác cũng cần xem xét lượng khách ra vào vừa phải, cần điều tiết, giãn tránh tập trung nhiều tại một vài điểm du lịch.

Việc giới hạn số lượng khách cũng góp phần vào điều tiết, giới hạn lượng tàu thuyền, tránh tập trung quá đông tàu thuyền tại một điểm tham quan gây ảnh hưởng tới môi trường và cảnh quan tự nhiên. Các biện pháp quản lý, kiểm soát, khống chế, điều tiết lượng khách có thể áp dụng phát tích kê cho khách khi vào mỗi điểm du lịch, giữa các điểm tham quan trọng một tuyến du lịch hoặc trong nhiều tuyến du lịch cần tổ chức xen kẽ tránh hiện tượng một điểm du lịch đón nhiều du khách. Hiện nay các tuyến du lịch Hạ Long đều tập trung vào một số điểm: Hang Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Động Thiên Cung, bãi tắm Ti Tốp....nên hạn chế các

78

tuyến đến đây, bởi nếu khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường tại điểm du lịch.

Việc sử dụng các chính sách giá để giới hạn, điều tiết lượng khách sẽ là biện pháp giúp khống chế, giảm bớt lượng khách tập trung quá lớn tại khu du lịch như hiện nay. Chính sách giá sẽ được áp dụng tại những điểm du lịch hấp dẫn nhưng có nguy cơ quá tải hoặc tại thời kỳ cao điểm trong khu du lịch. Chính sách giá có thể áp dụng như sau: Tăng giá tour, lệ phí vào cửa trong mùa cao điểm hoặc những điểm có môi trường nhạy cảm, những điểm có nguy cơ ô nhiễm, khuyến mại giảm giá tour vào những mùa vắng khách hoặc những điểm, tour du lịch mới. Thực tế cho thấy việc áp dụng chính sách giá không những không ảnh hưởng đến phát triển của hoạt động du lịch mà nó còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên khu du lịch, bảo tồn cảnh quan và hệ sinh thái.

Bên cạnh đó cần áp dụng các văn bản, các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung và khu du lịch nói riêng một cách nghiêm túc. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có tác động đến môi trường tự nhien khu du lịch. Với những trường hợp vi phạm cần xử lý bằng hành chính và không chỉ áp dụng với những du khách thăm quan khu du lịch mà với cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

3.2.3.2. Thanh kiểm tra, xử lý vi phạm

Ban hành các chính sách cụ thể về môi trường, có các quy định

xử phạt, bồi thường đối với trường hợp làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, ven biển và các hải đào. Ban hành các quy định chặt chẽ bảo vệ môi trường biển đối với các tàu thuyền hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng như các tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động trên

biển.

Tăng cường kiểm tra và lắp đặt các trạm quan trắc mức độ ô nhiễm dầu ở các bến- cảng, khu neo đậu tàu thuyền trong vịnh. Bắt buộc

79

các cơ sở sản xuất, dịch vụ có chất thải nhiễm dầu và các loại tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long phải đăng ký nguồn phát thải nguy hại để kiểm tra định kỳ và đột xuất, cũng như để kiểm soát được các nguồn phát thải này.

Thanh tra di sản tiến hành độc lập hoặc phối hợp với thanh tra của Sở tài nguyên môi trường và một số đơn vụ liên quan tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long.

3.2.3.3. Nâng cao năng lực quản lý

Lập thêm phòng môi trường, phòng quản lý môi trường trong cơ cấu tổ chức của các ban ngành, trước mắt để kiểm soát tình trạng môi trường tự nhiên do hoạt động của ngành gây ra, sau đó có biện pháp để giảm thiểu những tác động này.

Thành lập một hệ thống quản lý môi trường thống nhất: như Ban quản lý khu du lịch, Trung tâm nghiên cứu môi trường Vịnh Hạ Long, Trung tâm quan trắc và đánh giá tác động môi trường Vịnh Hạ Long. Đây sẽ là nơi tập hợp các báo cáo về tình trạng môi trường tự nhiên của từng ngành kinh tế trong khu vực, đồng thời đưa ra các biện pháp và tiến hành tất cả các hoạt động quản lý môi trường chung của Vịnh Hạ Long. Thêm vào đó cần tiến hành tổng kiểm tra các hoạt động quản lý môi trường của từng ngành. Bên cạnh viêc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, ban ngành, cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức này trong công tác quản lý việc bảo vệ môi trường tự nhiên khu du lịch.

Có chính sách và cơ chế đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên quản lý môi trường đồng thời tăng thêm nguồn nhân lực, có chính sách hỗ trợ cho các nhân viên trực tiếp giam gia vào công tác vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long.

80

Tăng cường hiệu lực thực thi các văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời thiết lập thêm các quy định chính sách trên cơ sở hệ thống pháp luật như: Quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường trong ngành có ảnh hưởng tới môi trường tự nhiênVịnh Hạ Long. Hướng dẫn tổ chức, quản lý việc bảo vệ môi trường; quy định về đóng góp ngân sách từ các ngành cho bảo vệ và quản lý môi trường; áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường, xử phạt đối với trường hợp vi phạm những tiêu chuẩn trên và những quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường khu du lịch. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát và cưỡng chế thi hành.

Tranh thủ sự trợ giúp tài chính và hợp tác trao đổi về kỹ thuật, chuyên môn với các Bộ, ngành Trung ương, các quốc gia, các tổ chức quốc tế quản lý các dự án phát triển kinh tế - xã hội và xem xét chấm dứt thi hành những dự án có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long. Tăng cường thu hút hơn nữa các dự án đầu tư cho môi trường, cấp giấy phép cho các dự án này.

3.2.3.4. Giải pháp thể chế, chính sách.

Có cơ chế ưu đãi về tài chính, thuế để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đoàn thể đầu tư cho bảo vệ môi trường, nghiên cứu KH-KT ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sử dụng tiết

kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng sạch.

Khuyến khích những nhà hoạt động xã hội, khoa học, những người có tài năng tham gia đóng góp kiến thức, kinh nghiệm cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, Luật Di sản văn hóa.

UBND tỉnh Quảng Ninh, sở tài nguyên và môi trường, Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long và các cơ quan ban ngành liên quan tiếp tục ban hành các quy định cụ thể về công tác quản lý bảo vệ môi trường thuộc các lĩnh vực như khai thác, bốc dỡ và vận chuyển than, du lịch, giao thông vận tải

81

tàu thủy, phát triển đô thị, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm khắc các vi phạm về quản lý, khai thác và sử dung tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đề ra quy chế, xây dựng tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp, con tàu đạt tiêu chuẩn Doanh nghiệp sinh thái, Tàu sinh thái đối với các cơ sở sản xuất ven bờ và các loại phương tiện thủy được phép hoạt động trên Vịnh Hạ Long, đặc biệt là đối với các tàu vận chuyển và lưu trú khách du lịch.

3.2.3.5. Giải pháp về đầu tư

Quy hoạch quản lý môi trường cho ngành du lịch. Cần chú ý đặc

biệt đến những hoạt động cải tạo bất hợp pháp các khu vực để phát triển du lịch trên đất liền và khu di sản thế giới, những hoạt động phát triển không có biện pháp vệ sinh đầy đủ. Kế hoạch phát triển điểm du lịch chi tiết cho khu du lịch phải được thực hiện dưới sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị: UBND thành phố, Sở du lịch, Sở Xây dựng, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Sở khoa học công nghệ và môi

trường và các cơ quan liên quan khác.

Quy định việc lắp đặt và duy trì hệ thống thoát nước xa hệ thống thoát nước công cộng, thiết lập hệ thống xử lý nước thải riêng, đồng thời tại trạm xử lý nước thải cần thiết kế đường ống dẫn nước thải đã xử lý ra xa khu vực bãi tắm.

Việc đưa quy hoạch quản lý môi trường vào quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Hạ Long phải đảm bảo thực hiện đồng bộ các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương trong vùng Di sản. Quy hoạch và phát triển một số ngành đã được phê duyệt đồng thời phải quán triệt việc lồng ghép các yêu cầu, quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ Di sản với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện các dự án ưu tiên trong thời gian tới theo như khuyến nghị của JICA:

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bạch Đằng. Với mục

82

thành phố Hạ Long, nâng cấp điều kiện vệ sinh tại các khu vực dân cư xung quanh.

Cải thiện điều kiện vệ sinh tại các tàu du lịch và trên các đảo. Với

mục tiêu thu gom toàn bộ nước thải liên quan đến du lịch và từ các tàu du lịch, các đảo diễn ra cá dịch vụ du lịch, thu gom và xử lý toàn bộ

lượng chất thải rắn liên quan đến hoạt động du lịch.

Cải tạo các bãi triều và rừng ngập mặn. Với mục tiêu khôi phục

và bảo tồn diện tích bãi triều có rừng ngập mặn, duy trì các rừng ngập

mặn trong điều kiện tốt

Thành lập mạng lưới quan trắc môi trường Vịnh Hạ Long. Với

mục tiêu thu thập thông tin về môi trường để lập ra cơ sở dữ liệu, đề xuất mức độ ưu tiên bảo vệ môi trường đối với các hoạt động phát triển hiện có và trong tương lai, đồng thời đánh giá thành tựu của việc quản lý môi

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)