5. Kết cấu đề tài
2.6.4. Thanh kiểm tra và giám sát
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường VHL được tỉnh Quản Ninh giao cho Ban quản lý Vịnh Hạ Long và nhiều cơ quan, ban ngành phối hợp như UBND TPHạ Long, Sở TN&MT, Sở Thủy sản, Sở Văn hóa-TT và DL, Cảng vụ Quảng Ninh, Cảnh sát Môi trường. Các bộ phận chức năng đã thành lập các tổ đi kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường trên các huyện, thị xã, thành phố và tại các khu vực nhạy cảm về khai thác khoáng sản, kinh doanh. Tăng cường giám sát, kiểm tra bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thế giới đối với các hoạt động đổ thải vùng Vịnh Hạ Long. Phối hợp với các đơn vị liên quan như hải quan, công an kiểm soát môi trường phát sinh từ trạm nhập tái xuất tại các cửa khẩu trên địa bàn.
Công tác thanh tra kiểm tra định kỳ các hoạt động khai thác than, khoáng sản nhằm hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường khu vực và gây áp lực đối với môi trường vùng Vịnh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ban quản lý Vịnh Hạ Long trong việc bảo vệ môi trường như việc kiểm tra, thu gom chất thải, rác thải do hoạt động phát triển du lịch.
Tiến hành xử lý các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tham mưu và giám sát để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản. Kiểm tra vấn đề nước thải của các cơ quan xí nghiệp thoát ra môi trường. Kiểm tra hoạt động các đơn vị xây dựng, san lấp mặt bằng tại thành phố Hạ Long. Tiến hành chỉ đạo và giám sát, triển khai thực hiện xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kiến nghị đóng cửa, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường khu vực.
61
2.6.5. Thu phí bảo vệ môi trường tự nhiên * Phí thăm Vịnh Hạ Long
Theo quyết định số 2796/QĐ – UB ngày 12/12/1995, UBND tỉnh Quảng Ninh giao chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Vịnh Hạ Long cho Ban Quản lý Vịnh. Ban quản lý Vịnh được quyền thu và sử dụng nguồn thu từ thu phí tham quan Vịnh Hạ Long theo kế hoạch chi phí khi UBND tỉnh phê duyệt cụ thể. Mức thu được UBND tỉnh cho phép với từng đối tượng khác nhau: Người nước ngoài: 30 000đ/người lớn; 15 000đ/trẻ em. Người Việt Nam: 10 000đ/người lớn; 5000đ/trẻ em.
* Phí thu gom chất thải
Việc thu phí chất thải hiện nay do Công ty môi trường đô thị thành phố Hạ Long thu và nộp ngân sách theo kế hoạch qua Kho bạc Nhà nước, có sự kiểm soát của ngành thuế và cơ quan tài chính. Các cơ quan, doanh nghiệp, các hộ tư nhân tùy theo mức độ lớn nhỏ nộp lệ phí môi trường theo mức giá khung của UBND tỉnh, mức cụ thể do UBND thành phố Hạ Long ra quyết định. Hiện nay phí rác thải được thu theo các mức sau:
+ Cơ quan, xí nghiệp, đơn vị tập thể: từ 50 000 đến 2.000.000đ/ tháng + Hộ kinh doanh ăn uống, khách sạn: từ 30 000 đến 300 000đ
+ Hộ kinh doanh dịch vụ nhỏ: từ 20 000đ đến 50 000đ + Hộ không kinh doanh : từ 2 000 đến 15 000 đ
+ Hộ có tập kết vật liệu xây dựng ở lề đường: từ 30.000 đến 50.000đ Quỹ Môi trường của Tổng Công ty Than Việt Nam. Theo quy định tại các văn bản thành lập quỹ, 50% tổng vốn của quỹ sẽ được sử dụng để đầu từ cho các dự án môi trường ngoài ranh giới mỏ. Các dự án này sẽ do UBND tỉnh quyết định theo đề xuất của các ngành chức năng và địa phương thuộc tỉnh. Sau khi có sự nhất trí với Tổng Công ty Than Việt Nam, các dự án trong ranh giới mỏ, Tổng Công ty Than Việt Nam quyết định có sự tham gia ý kiến của địa phương. Với mục đích và sự
62
hoạt động của Quỹ việc khắc phục hậu quả môi trường dưới tác động của ngành đã đạt được một số thành tự nhất định. Song việc quản lý nguồn quỹ và việc dùng 50% tổng vốn quỹ đầu tư cho dự án bảo vệ môi trường ngoài ngành vẫn còn nhiều bất cập khi mà trong thực tế xét duyệt cấp vốn phải trải qua nhiều khâu, nhiều cấp xét duyệt gây nên phức tạp, khó khăn, chậm chễ cho việc thực thi.
2.6.6. Công tác tuyên truyền, giáo dục
Để khắc phục, cải thiện tình hình môi trường tự nhiên khu du lịch và nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương và các tổ chức cơ quan hữu quan đã tiến hành một số hoạt động tuyên truyền giáo dục cho nhân dân thông qua các hình thức: đài, báo, xây dựng các biển tường kiên cố. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày cho các cán bộ, nhân viên quản lý môi trường, các chiến dịch truyền thông đã đưa các khẩu hiệu, thông điệp có tác dụng thiết thực nằm nâng cao nhận thức cộng đồng.
Các hoạt động này đã đem lại một số kết quả: đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh du lịch việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đã tốt hơn. Các doanh nghiệp than đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để ngăn ngừa và khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm do khai thác than gây ra.
63
Bảng 2.8. Đánh giá của người dân địa phương về hoạt động tuyên truyền, giáo dục BVMT Vịnh Hạ Long
Có (người) Không (người) Không biết (người) Tổng số (người) Chính quyền địa phương có tổ
chức tuyên truyền, hướng dẫn BVMT tại địa phương không
181 111 8 300
Có biết thông tin về hoạt động BVMT qua tờ rơi, áp phích
138 158 4 300
Có biết thông tin về hoạt động BVMT qua các khóa tập huấn
143 153 4 300
Có biết thông tin về hoạt động BVMT qua các đợt tuyên truyền, cổ động
150 146 4 300
Ông (Bà) có được tuyên truyền về BVMT
196 83 21 300
2.7. Những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long.
Là cơ quan được UBND tỉnh Quảng Ninh giao trực tiếp quản lý di sản về mặt Nhà nước, trong thời gian qua, được sự chỉ đạo và ủng hộ của Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh và các Bộ, ngành liên quan và đặc biệt là sự quyết tâm và chủ động của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long trong việc tham mưu, đề xuất giúp UBND tỉnh ban hành, chỉnh sửa, bổ sung một số cơ chế chính sách đối với quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản và đã đạt được những kết quả như:
- Từng bước triển khai công tác quản lý, bảo tồn Di sản theo Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đến năm 2020; phân vùng
64
quản lý, khai thác, thực hiện các dự án đầu tư, tôn tạo di sản; thực hiện quy hoạch khu dân cư trên Vinh.
- Triển khai dự án nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ ban Quản lý Vịnh Hạ Long.
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu thực hiện một số dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Di sản thế giới như dự án trồng thử nghiệm san hô tại khu vực Cống Đỏ, đề tài nghiên cứu đặc tính cây cọ đặc hữa của Hạ Long; đề tài nghiên cứu địa hình Karst hang động trên Vịnh Hạ Long.
- Đưa chương trình giáo dục Di sản vào trường học ở các cấp.
- Thường xuyên có những chuyên mục Di sản Vịnh Hạ Long trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Địa phương và Trung Ương
- Xây dựng, phát hành những ấn phẩm (tờ rơi, sách, tài liệu, tờ tin, băng, đĩa hình, trang web Vịnh Hạ Long), tuyên truyền giáo dục cồng đồng tham gia bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện và đưa vào sử dung Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn
- Xây dựng, tu bổ, tôn tạo những điểm tham quan trên Vịnh với bảng hướng dẫn, nội quy, biển báo, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ Di sản Vịnh Hạ Long.
- Có những chương trình tuyên truyền tới hộ ngư dân làng chài trên Vịnh Hạ Long.
- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, nhân lực để tổ chức thu gom rác thải tại những điểm du lịch trên Vịnh, tại các Làng chài nổi và khu vực dải ven bờ Vịnh.
- Đầu tư, cải tiến hệ thống vệ sinh trên các đảo thường xuyên có khách du lịch tham quan theo khuyến nghị của JICA.
- Kết hợp với các ban, ngành liên quan thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm trong công tác bảo tồn Di sản
65
Vịnh Hạ Long, đặc biệt là đối với việc bổ bùn thải của các đơn vị đã và đang có nhu cầu đổ thải tại khu vực lân cận Vịnh Hạ Long.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long.
- Kết hợp với Cảng tàu Bãi Cháy ký cam kết bảo vệ môi trường đối với các phương tiện chuyên chở khách du lịch trên Vịnh.
- Tổ chức ký cam kết với ngư dân tham gia bảo vệ môi trường Di sản, hàng năm đều tổ chức các đợt ra quân bảo vệ môi trường biển tại các làng chài trên Vịnh.
- Tiếp nhận và duy trì hoạt động dự án Ecoboat – Trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Xây dựng phương án tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trên Vịnh Hạ Long.
Như vậy, công tác đầu tư, tôn tạo, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đã được chú trọng đúng mức. Các dự án đầu tư vào hang động, điểm du lịch đã mang lại kết quả tốt góp phần tạo dựng sự tăng trưởng của du lịch. Những kết quản đạt được trong công tác quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên của Di sản là không thể phủ nhận, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại.
2.8. Một số tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long
Bên cạnh những thành công trong công tác bảo vệ môi trường vẫn còn không ít những tồn tại như:
Về tổ chức, quản lý môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long. Công tác
quản lý, bảo vệ môi trường chưa triệt để, chưa rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm quá lí vùng Di sản; Thiếu cơ chế quản lý đa ngành; Một số hình thức quản lý, hoạt động khai thác của các ngành liên quan
66
Về mặt thể chế chính sách. Chế tài để xử lí các trường hợp vi
pham quy chế quản lí Vịnh Hạ Long chưa đủ mạnh; Các chính sách, luật phát về môi trường, bảo vệ môi trường tuy đã được ban hành và đi vào thực hiện nhưng chưa hiệu quả, cưỡng bức thi hành chưa cao; chưa áp
dụng các công cụ kinh tế vào xử phạt vi phạm về môi trường;
Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Nguồn
tài chính cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; các trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ững công nghệ thông tin, công nghệ cao vào công tác quản lý Di sản; Triển khai các chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường còn chậm, công tác
kiểm tra chưa thường xuyên.
Về hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường.
Chưa tổ chức quan trắc môi trường thường xuyên do thiếu trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật và nhân lực; Công tác thanh, kiểm tra môi trường khu du lịch chưa hiệu quả; Công tác tham mưu, kiểm tra và giám sát bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long chưa kịp thời.
Về nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng. Thiếu cán bộ được
đào tạo chuyên sâu về môi trường; nhận thức của cộng đồng còn thấp, chưa ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức chấp hành bảo vệ môi trường của nhiều đơn vị, tổ chức và bộ phận nhân dân chưa nghiêm túc, sự phối hợp giữa cơ quan chuyên ngành với chính quyền các cấp, doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, công tác đầu tư cho môi trường chưa nhiều.
Khu du lịch Hạ Long đang khởi sắc từng ngày, với những tiềm năng to lớn ngành du lịch sẽ ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Làm tốt công tác bảo vệ môi trường tự nhiên là xác định hướng đi mới trong phát triển du lịch Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng. Hay nói cách khác để đảm bảo phát triển du lịch
67
có hiệu quả, cần thiết phải có biện pháp cho công tác quản lý bảo vệ môi trường tự nhiên khu du lịch một cách có hiệu quả.
Tiểu kết chương 2
Từ khi Vịnh Hạ Long trở thành Di sản thiên nhiên thế giới (12/1994) đến nay Tỉnh Quảng Ninh đã có những định hướng chỉ đạo quản lý, khai thác khu Di sản phù hợp nhằm mục đích vừa bảo tồn được tính nguyên vẹn của Di sản, phát huy tốt được giá trị tài nguyên vô giá của Di sản để phục vụ cho lợi ích kinh tế - xã hội. Trong vấn đề quản lý môi trường cho khu vực vịnh Hạ Long vừa là đòi hỏi cấp thiết cho việc bảo vệ Di sản thiên nhiên, vừa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực, cũng như góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực quản lý bảo vệ môi trường của các cơ quan liên quan. Song, các công tác bảo vệ môi trường chưa thực sự đạt hiệu quả bởi một số nguyên nhân như trình độ dân trí chưa cao, ý thức tự giác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch của cộng đồng còn trở thành thói quen trong đời sống, thêm vào đó là do tầm nhìn hạn hẹp chỉ vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài của những người dân bản địa, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh. Vì vậy, hoạt động kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường tự nhiên mà không thể nhanh chóng giải quyết. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường còn ở mức độ nhẹ, chưa đạt hiệu quả. Do đó, khai thác các giá trị tự nhiên phục vụ cho phát triển du lịch đòi hỏi phải đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị môi trường. Khu du lịch Hạ Long nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng, Di sản thiên nhiên thế giới – một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, hoạt động môi trường ở đây cần được đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hơn
68
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH
3.1. Định hướng phát triển du lịch và bảo vệ môi trường tự nhiên trong thời gian tới trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch * Định hướng thị trường khách * Định hướng thị trường khách
Hạn chế thị trường khách bình dân vì mức chi trả kém và ý thức môi trường thấp, tăng cường khách du lịch văn hoá, có mức chi trả cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,... các nước thuộc khu
vực Châu Âu, Châu Mỹ
* Phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển các sản phẩm du lịch có quy mô và chất lượng phù hợp với vị thế du lịch của Thành phố - một trung tâm du lịch biển cấp quốc tế, nhằm thu hút khách du lịch đến quanh năm, với nhiều loại hình tham quan như du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch trung chuyển, du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí biển, du lịch đô thị. Tạo cơ sở trung chuyển đến các vùng du lịch phụ cận và tạo thuận lợi cho khách trong