Mô hình quản lý FDI của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại thành phố Hà Nội đến năm 2020 (Trang 44)

Có thể nói, thực hiện phân cấp quản lý FDI là một sự thay đổi quan trọng trong điều chỉnh hệ thống quản lý tại Việt Nam kể từ khi bắt đầu thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là cách thức nhằm giảm thiểu tính tập trung quá mức quyền lực vào một cơ quan quản lý duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, độc đoán cũng nhƣ làm giảm tính năng động và mức độ tự chủ của các địa phƣơng.

Một số kết quả tích cực đã đạt đƣợc trong phân cấp FDI thời gian qua tại thành phố Hà Nội nhƣ: Các văn bản pháp lý quy định cụ thể việc phân cấp quản lý FDI đƣợc ban hành có hệ thống và đồng bộ. Tính thống nhất trong nội dung của các quy định ngày càng cao, thể hiện năng lực xây dựng pháp luật về vấn đề phân cấp quản lý FDI tại Hà Nội đƣợc cải thiện đáng kể. Việc phân cấp quản lý ngày càng cụ thể, rộng lớn và có chiều sâu, phù hợp với sự phát triển của hệ thống quản lý FDI. Các bộ, ngành có điều kiện tập trung cao nhất sự nỗ lực vào thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lƣợc và hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra và giám sát phù hợp với đặc thù của ngành. Các cấp quản lý đƣợc phân cấp bao gồm ban quản lý, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, ngành đã phát huy tối đa thẩm quyền và sự ủy quyền trong quản lý nhà nƣớc đối với FDI. Tình trạng chồng chéo về chức năng và thực hiện hoạt động quản lý giữa cấp Trung ƣơng và địa phƣơng đã đƣợc giảm thiểu…

Trƣớc khi Luật Đầu tƣ năm 2005 có hiệu lực (đây là Luật thống nhất giữa Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc), việc phân cấp quản lý đầu tƣ đã đƣợc thực hiện, phân loại các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp nhà nƣớc; thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của các địa phƣơng, các ban quản lý khu công nghiệp. Các công tác khác của hoạt động quản lý nhà nƣớc cũng đƣợc thực hiện gắn với việc phân cấp này, đặc biệt là việc theo dõi, giám sát, đánh giá, điều chỉnh hoạt động của dự án trong phạm vi thẩm quyền đƣợc cho phép.

36

Vấn đề phối hợp thực hiện việc phân cấp giữa các cơ quan có thẩm quyền tƣơng đƣơng, đặc biệt là giữa các bộ, ngành với chức năng và vai trò bổ sung cho nhau đang xuất hiện nhiều bất cập. Đây là khía cạnh dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo chức năng. Còn vấn đề phân cấp đƣợc thực hiện giữa cấp Trung ƣơng và địa phƣơng hoặc các ban quản lý khu kinh tế (bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...) với các chức năng và vai trò gần nhƣ có sự thay thế nhau, trong đó chính quyền địa phƣơng và ban quản lý thay mặt chính quyền Trung ƣơng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc.

Có hai khía cạnh liên quan đến việc phân cấp này, đó là: cấp đƣợc trao quyền gia tăng thẩm quyền và cấp đƣợc ủy quyền thực hiện những nhiệm vụ chƣa từng có trƣớc đây. Việc phân cấp không có hiệu quả có thể dẫn đến sự tùy tiện, lạm quyền của cấp dƣới hoặc bỏ trống, chồng chéo chức năng... đang tạo lợi ích quá lớn đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, gây thiệt hại cho đất nƣớc, hoặc làm phức tạp việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đối với nhà đầu tƣ.

Theo quy định, việc cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tƣ cũng nhƣ quản lý các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài sau cấp giấy phép đƣợc phân cấp triệt để cho các địa phƣơng và ban quản lý. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tƣ và quản lý đối với các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và các dự án đầu tƣ theo hình thức BOT, BTO, BT.

Từ những điều chỉnh về quản lý đầu tƣ trên đây, có thể thấy, vấn đề phân cấp quản lý FDI tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung có những thay đổi theo hƣớng rõ ràng hơn và có hệ thống hơn, phát huy đƣợc hiệu quả của các cơ quan và các cấp quản lý có liên quan.

Trên cơ sở phân cấp quản lý FDI, các địa phƣơng mà trực tiếp là ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các ban quản lý đẩy mạnh các hoạt động khác trong phạm vi thẩm quyền, nhƣ: xúc tiến FDI, xây dựng quy hoạch... Đây là những công tác mang tính phái sinh sau khi đã thực hiện phân cấp quản lý, công tác cơ bản trong hoàn thiện bộ máy quản lý FDI. Trong quá trình phân cấp này, so với giai đoạn trƣớc năm 2005, vai trò của các ban quản lý đƣợc đề cao và mở rộng gần nhƣ tối đa.

37

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại thành phố Hà Nội đến năm 2020 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)