0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thu hút theo dự án

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ FDI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 38 -38 )

Từ năm 2010 đến nay đánh dấu bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Trong nƣớc, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trƣởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trƣởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn khiến tộc độ phát triển của đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng nhƣ ở Hà Nội bị giảm lại so với giai đoạn trƣớc, nhƣng đang có dấu hiệu phục hồi. Giai đoạn 2010-2013 Hà Nội thu hút đƣợc 1326 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 4.347.500 USD. Tính trung bình mỗi năm có 332 dự án đƣợc cấp phép với số vốn đăng ký bình quân là 1.086.875 USD.

Bảng 2.1: Số các dự án FDI đƣợc cấp giấy phép trong giai đoạn 2010-2013

(Chỉ tính những dự án còn hiệu lực) Đơn vị: (triệu USD)

Năm Số dự án Vốn đầu tƣ đăng ký Vốn đầu tƣ thực hiện

2010 310 854,5 860,3

2011 310 1.106,4 926

2012 328 1.277,8 900

2013 378 1.108,8 871,5

Tổng 1326 4.347,5 3.531,8

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

Nhìn vào số dự án qua các năm có thể thấy số dự án đầu tƣ vào Hà Nội năm sau cao hơn năm trƣớc, chứng tỏ Hà Nội ngày càng có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ. Mặc dù có sự ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế và Hà Nội mở rộng (bộ máy nhà nƣớc cồng kềnh hơn, phức tạp hơn trong khâu quản lý nhà nƣớc) song số dự án qua các năm vẫn tăng lên so với các năm trƣớc, nhƣ vậy, Hà Nội vẫn cho nhà đầu tƣ thấy đƣợc sức hấp dẫn của mình.

30 310 310 328 378 0 100 200 300 400 2010 2011 2012 2013 Số dự án

Hình 2.2: Số dự án FDI ở Hà Nội theo năm

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội

Số dự án đầu tƣ năm 2011 tăng 5 dự án so với năm 2010, nhƣng số vốn đăng ký tăng 29,48% so với năm 2010 (tăng từ 854.500.000 USD lên 1.106.400.000 USD). Năm 2012 nền kinh tế vẫn đang chịu sự ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chƣa đƣợc giải quyết tốc độ tăng trƣởng thấp, nợ xấu cao, nền kinh tế tiềm ẩn những bất ổn ...; tuy nhiên các giải pháp kịp thời đã làm nền kinh tế dần ổn định vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hà Nội tăng nhẹ, tổng vốn đầu tƣ đăng ký tăng 13,41% so với năm 2011 (bằng 85,2% so với kế hoạch đề ra năm 2012), số dự án tăng so với năm 2011 (từ 310 dự án năm 2011 tăng lên 328 dự án năm 2012). Năm 2013, ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ngày càng sâu sắc nên vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hà Nội giảm xuống so với năm 2012, tổng vốn đầu tƣ đăng ký bằng 86,8% so với năm 2012 (bằng 85,2% so với kế hoạch đề ra năm 2013), tuy vậy số dự án lại có dấu hiệu tăng nhanh so với các năm trƣớc đó (từ 328 dự án năm 2012 tăng lên 378 dự án năm 2013)

Về số vốn thực hiện, tính đến hết năm 2013 tổng vốn đầu tƣ thực hiện đạt 3.531.800.000 USD chiếm 81,24% tổng vốn đầu tƣ đăng ký. Số vốn đầu tƣ thực hiện so với số vốn đầu tƣ đăng ký qua các năm: Năm 2010 vốn đầu tƣ thực hiện chiếm khoảng 24,36% tổng vốn đầu tƣ đăng ký; năm 2011 và năm 2012 cùng chiếm khoảng 25,48%, năm 2013 là 24,68%.

31 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2010 2011 2012 2013 Vốn đăng ký Vốn thực hiện

Hình 2.3: Vốn đăng ký và Vốn thực hiện của các dự án FDI ở Hà Nội

Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội

Nhƣ vậy, mặc dù là năm có số vốn đăng ký giai đoạn 2010-2013 có sự biến đổi liên tục (cao nhất là năm 2012) và thấp hơn các giai đoạn trƣớc song số vốn đầu tƣ thực hiện giải ngân gần nhƣ tƣơng đối bằng nhau và tỷ lệ vốn thực hiện trong các năm tƣơng đối cao, sở dĩ có điều này là do có một loạt các dự án lớn đƣợc triển khai chia đều cho các năm: Công ty cổ phần viễn thông Việt - Nga, Công ty TNHH Hanoi Westgate, Công ty TNHH Aeonmall Himlam, Công ty Gamuda Land Việt nam, Tổ hợp Khách sạn Keangnam Landmark Tower …

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ FDI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 38 -38 )

×