6. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Thời gian thử việc
Trước khi ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) chính thức, người sử dụng lao động và người lao động sẽ thỏa thuận về thời gian thử việc trong khuôn khổ thời gian cho phép theo quy định của điều 32 BLLĐ. Hết thời gian thử việc người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo kết quả cho người lao động sau đó hai bên tiến hành ký kết HĐLĐ. Thử việc là giai đoạn mà người lao động học việc, làm quen với công việc và môi trường làm việc. Trong giai đoạn này, người sử dụng lao động có trách nhiệm và quyền quản lý, đào tạo, rèn luyện người lao động để họ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn để người sử dụng lao động có cơ sở đánh giá năng lực của người lao động, qua đó có biện pháp bố trí công việc một cách hợp lý cho người lao động. Tất cả người lao động tại hai doanh nghiệp nghiên cứu đều phải trải qua thời gian học việc và thử việc khi mới vào làm việc.
Theo quy định của BLLĐ thời gian thử việc được quy định như sau:“Không
quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật bậc đại học và trên đại học…không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo kết quả thử việc cho người lao động, nếu đạt yêu cầu hoặc người lao động không thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên làm việc chính thức, hai bên phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động”[2,tr8]
Thử việc là một nhu cầu chính đáng của mỗi doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng lao động. Việc thực hiện theo luật định về thời gian thử việc cho công
nhân trong các doanh nghiệp đã có những tiến bộ, nhưng cũng còn không ít trường hợp người lao động phải trải qua thời gian thử việc quá mức quy định.
Bảng 2.5: Thời gian thử việc của công nhân doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)
STT Doanh nghiệp
Thời gian thử việc
Tổng 1 tháng 2 tháng 3 tháng > 3 tháng
1 NGT 9.5 48.3 28.4 13.8 100.0
2 ĐP 11.2 24.8 52.0 12.0 100.0
Tổng 10.3 36.1 40.7 12.9 100.0 Caramer’V = 0.271; P = 0.001 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Nhìn chung, tại doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP số người lao động phải trải qua thời gian thử việc trên 3 tháng chiếm tỷ lệ lớn 12,9%. Số người lao động có thời gian thử việc là 3 tháng chiếm tỷ lệ rất lớn 40,7 %. Với Caramer’V = 0.271, thời gian thử việc của công nhân doanh nghiệp NGT và công nhân doanh nghiệp ĐP có sự khác biệt rõ rệt. P = 0.001, dữ liệu mẫu đưa ra bằng chứng để khẳng định phần lớn công nhân trong doanh nghiệp ĐP có thời gian thử việc 3 tháng (chiếm 52.0%), phần lớn công nhân doanh nghiệp NGT có thời gian thử việc là 2 tháng (chiếm 48.3%). Theo quy định của BLLĐ, thời gian thử việc của nhóm công nhân này có tối đa là 30 ngày, trong khi đó thời gian thử việc là 30 ngày của công nhân ở cả hai doanh nghiệp chỉ chiếm 10.4 %. Như vậy mức độ vi phạm về thời gian thử việc là khá phổ biến ở cả hai loại hình doanh nghiệp. Ở doanh nghiệp nhà nước thì mức độ vi phạm có giảm đi nhưng không đáng kể.
Việc kéo dài thời gian thử việc gây thiệt thòi lớn cho người lao động, bởi mức lương thử việc thấp hơn nhiều so với mức lương chính thức. Ở cả hai loại hình doanh nghiệp, mức lương thử việc của công nhân đều ở mức 1,5 triệu đồng/người/tháng. Trong giai đoạn thử việc người lao động không được ký HĐLĐ, không được hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN cũng như các chế độ khác của doanh nghiệp. Trao đổi về thời gian ký hợp đồng cho người lao động, Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp
Ngô Gia Tự cho rằng:“… Khi tuyển dụng lực lượng lao động vào làm việc tại doanh
nghiệp, kỹ năng tay nghề của người lao động còn kém, trải qua thời gian đào tạo của doanh nghiệp, nhiều lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy chưa thể ký hợp đồng với họ được.”. Do trình độ học vấn thấp nên nhận thức của công nhân
còn hạn chế, kỹ năng tay nghề trước khi vào làm việc còn kém, hầu hết công nhân mới vào làm việc trong doanh nghiệp đều phải đào tạo lại kỹ năng tay nghề. Có 48.7% cán bộ quản lý ở hai doanh nghiệp cho rằng họ phải mất từ 6 tháng - 1 năm để đào tạo được một công nhân lành nghề, 47.1% cán bộ quản lý cho rằng họ phải mất trên 1 năm để đào tạo được một công nhân lành nghề. Điều này chứng tỏ hạn chế về trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân hiện nay ở nước ta.
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp về thời gian đào tạo một công nhân lành nghề(%)
Một cán bộ quản lý cho biết:“…Hầu hết những công nhân vào làm việc
doanh nghiệp đều phải đào tạo lại, kể cả những người đã qua đào tạo ở các trường dạy nghề và những người chưa qua đào tạo.”(nam, 40 tuổi, Hà Nội, trưởng phòng nhân sự, doanh nghiệp ĐP). Với thời gian đào tạo một công nhân lành nghề kéo dài
như vậy, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và tài sản của doanh nghiệp và gây thiệt thòi cho người công nhân. Chủ doanh nghiệp sẽ lợi dụng hạn chế này của người công nhân mà tìm cách kéo dài thời gian thử việc và ký kết HĐLĐ với nhiều công nhân khác. Nhiều công nhân khi đã có trình độ tay nghề, nhưng chưa được ký HĐLĐ, họ bỏ doanh nghiệp cũ để chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp khác, điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. So với trình độ tay nghề của người lao động ở các nước khác, nguồn lao động của nước ta còn yếu kém ở nhiều mặt. Do nước ta phát triển từ nền văn hóa nông nghiệp, các đặc điểm của nó còn tồn tại trong suy nghĩ và cách ứng xử của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp công nhân và nông dân, vì vậy họ chưa thể nhanh chóng nắm bắt được những tiến bộ của nhân loại. Đây là đặc điểm chung của lực lượng lao động ở nước ta, vì vậy mỗi người lao động cần phải rèn luyện bản thân để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tóm lại, công nhân trong doanh nghiệp tư nhân có thời gian thử việc dài hơn công nhân trong doanh nghiệp nhà nước. Trình độ tay nghề của đại bộ phận công nhân ở nước ta còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Tầng lớp công nhân cần phải rèn luyện kỹ năng tay nghề cho thật tốt, để bắt kịp với đòi hỏi của xã hội. Các doanh nghiệp phải có kế hoạch phù hợp để đào tạo người lao động và có chính sách hợp lý để thu hút người lao động, tạo sự ràng buộc với người lao động để hạn chế những thiệt hại không đáng có cho cả doanh nghiệp và người lao động.